Tác dụng của nẹp chân kính xe ô tô
Nẹp chân kính cánh cửa tuy là một chi tiết nhỏ so với cấu trúc tổng thể của chiếc xe ô tô, và thường ít được chú ý đến, tuy nhiên nó lại có những công dụng không hề nhỏ. Vậy nẹp chân kính là gì?
Nẹp chân kính xe ô tô là gì?
Nẹp chân kính xe ôtô là những thanh dài làm từ chất liệu nhựa, inox, kính cường lực được gắn tại mép dưới cửa kính xe ôtô.
Tùy vào mỗi dòng xe, nẹp chân kính ôtô sẽ được thiết kế độ cong khác nhau. Điều này giúp chúng vừa khít với bộ phận kính xe, không bị vênh khi tiến hành lắp đặt.
Tác dụng của nẹp chân kính xe ô tô
Bảo vệ kính xe và chống rung
Nẹp chân kính ôtô giúp cố định phần kính xe và bảo vệ kính không bị rung khi lưu thông. Bên cạnh đó, thiết kế ôm sát với phần kính xe giúp hệ thống kính và khung xe tạo thành khối thống nhất. Từ đó hạn chế tiếng ồn khi kính xe va chạm với khung xe.
Chống thấm, chống bụi bẩn
Nẹp kính xe ôtô ngăn bụi bẩn lọt vào chân kính và cản lớp bụi bẩn từ bên ngoài vào xe. Từ đó, mang đến không khí trong lành và sạch sẽ cho không gian bên trong xe.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nẹp chân kính hỗ trợ gạt bỏ phần nước ở kính khi nâng hoặc hạ kính xe. Nhờ vậy, các thiết bị nội thất của xe ôtô được bảo vệ tốt hơn.
Trên thực tế, nẹp chân kính xe ôtô còn có khả năng chống trộm, đảm bảo an toàn cho phương tiện. Lý do là nếu không có nẹp kính ôtô, việc trộm cạy cửa xe sẽ khá dễ dàng.
Một số loại nẹp chân kính xe ô tô
Loại nẹp kính xe ôtô này được làm từ chất liệu inox với khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa tốt, chịu nhiệt và chịu lực cao.
Loại nẹp chân kính mạ crom có khả năng chịu nhiệt cao hơn so với các loại nẹp sử dụng chất liệu khác. Đồng thời, crom không bị đổi màu theo thời gian.
Nẹp chân cửa kính cường lực
Nẹp chân kính sử dụng chất liệu kính cường lực chắc chắn và an toàn. Nẹp có công dụng giữ cho phần vách cửa cố định ở vị trí liên kết kính với cửa xe, tạo nên khung chịu lực an toàn.
Dấu hiệu nhận biết cảm biến tốc độ bánh xe bị hư hỏng
Cảm biến tốc độ bánh xe ô tô bị lỗi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của phanh ABS cũng như các hệ thống khác.
Dấu hiệu lỗi cảm biến tốc độ
Có nhiều nguyên nhấn dẫn đến lỗi cảm biến tốc độ ô tô như: mạch cảm biến bị hư, giắc cắm bị lỏng, dây điện đứt... Khi cảm biến tốc độ trên xe ô tô gặp lỗi, xe thường có các dấu hiệu sau:
Đèn ABS bật sáng
Khi cảm biến tốc độ bánh xe bị lỗi thì đèn báo phanh ABS trên bảng đồng hồ thường bật sáng để thông báo. Ngoài lý do này, đèn báo ABS bật sáng cũng có thể vì nhiều nguyên nhân khác như: áp suất dầu phanh giảm, trong đường dầu có không khí, má phanh bị mòn...
Khi cảm biến tốc độ bánh xe bị lỗi thì đèn báo phanh ABS trên bảng đồng hồ thường bật sáng để thông báo.
Hệ thống ABS hoạt động không chính xác
Khi cảm biến tốc độ trên xe ô tô bị hư hỏng, hệ thống ABS sẽ nhận tín hiệu sai lệch hoặc không nhận được tín hiệu dẫn đến ABS hoạt động không chính xác. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể khiến xe bị bó cứng phanh dẫn đến xe bị mất lái dù xe có ABS.
Đèn báo TCS bật sáng
Với những xe có trang bị hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, bên cạnh gửi tín hiệu về hệ thống ABS, cảm biến tốc độ cũng sẽ gửi tín hiệu về hệ thống TCS. Bởi hệ thống kiểm soát lực kéo giúp kiểm soát sự trượt của bánh xe bằng cách phân bố công suất động cơ đến các bánh xe sao cho phù hợp với tốc độ của bánh xe đó. Do đó hệ thống TCS cần nắm được thông tin về tốc độ thực tế của bánh xe. Nếu cảm biến tốc độ bánh xe bị trục trặc thường đèn báo TCS cũng sẽ bật sáng.
Đèn Check Engine bật sáng
Khi cảm biến tốc độ ô tô bị lỗi, đèn Check Engine cũng có thể bật sáng. Ngoài ra, đồng hồ đo tốc độ xe trên cụm đồng hồ cũng có thể không hoạt động.
Để đảm bảo cảm biến tốc độ hoạt động tốt, chính xác nên chủ động vệ sinh cảm biến định kỳ
Cách vệ sinh cảm biến tốc độ ô tô
Để đảm bảo cảm biến tốc độ hoạt động tốt, chính xác nên chủ động vệ sinh cảm biến định kỳ. Các bước vệ sinh cảm biến tốc độ như sau:
Bước 1: Mở bánh xe
Đậu xe trên một địa hình bằng phẳng và an toàn. Dùng kích nâng gầm lên và mở lốp xe ra. Nếu vệ sinh cảm biến bên lái thì đánh vô lăng hết qua bên phụ và ngược lại.
Bước 2: Tháo cảm biến
Vị trí cảm biến tốc độ thường đặt ở moay ơ gần bánh xe. Tuyệt đối không kéo mạnh cảm biến mà trước tiên cần tháo các bu lông cố định dây cáp cảm biến và bu lông cố định cảm biến.
Bước 3: Vệ sinh cảm biến
Tiến hành vệ sinh cảm biến tốc độ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Với phần bánh răng có thể dùng chổi lông để cọ sạch hơn. Tuyệt đối không sử dụng các loại chất tẩy rửa thông thường.
Bước 4: Lắp cảm biến, lắp bánh xe
Sau khi vệ sinh cảm biến tiến hành lặp lại cảm biến, siết chặt các bu lông và lắp bánh xe vào vị trí cũ.
Động cơ tăng áp và những lưu ý khi sử dụng Turbo tăng áp giúp động cơ ô tô mạnh mẽ hơn nhưng để kéo dài tuổi thọ turbo, người dùng xe cần lưu ý nhiều điều quan trọng. Turbo tăng áp là gì? Bộ tăng áp động cơ ô tô (Turbocharger - gọi tắt là turbo) là một loại thiết bị cảm ứng cưỡng bức, giúp tăng công suất động cơ đốt trong...