Tác dụng chữa bệnh thần kì của cây ổi
Cây ổi mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi hoặc được trồng trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Ngoài ra các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân còn được dùng làm thuốc.
Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, mụn nhọt, vết thương… Lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn.
Một số đơn thuốc sử dụng các bộ phận của cây ổi:
Trị tiêu chảy do lạnh: Dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống 3 – 5 ngày.
Trị tiêu chảy do nóng: Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.
Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: Dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.
Video đang HOT
Giảm đau nhức răng do sâu răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
Trị mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.
Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.
Chữa vết thương xây xát nhẹ ở chân tay: Búp ổi 100g, sắc đặc ngâm tay hoặc ngâm chân vào nước sắc lúc thuốc còn ấm, mỗi ngày ngâm 2 – 3 lần.
Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.
Lưu ý: Không dùng cho những người đang bị táo bón.
Theo Sức khỏe và đời sống
Nguy hiểm khi tắm nước lá cho bé
Thường vào những ngày hè, bé hay mắc các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt... Nhiều cha mẹ thường truyền tai nhau "kinh nghiệm" tắm nước lá tốt, vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên tìm mọi loại lá tắm cho bé.
Chị Hương đã bỏ cả đống tiền để mua nước dừa nguyên chất về tắm cho Tít với mong muốn cải thiện được làn da vốn đã đen lại còn nhiều rôm sảy của bé.
Thường vào những ngày hè, bé hay mắc các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt... Nhiều cha mẹ thường truyền tai nhau "kinh nghiệm" tắm nước lá tốt, vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên tìm mọi loại lá tắm cho bé.
Cũng với những kinh nghiệm truyền miệng trên, mẹ bé Tít lại thích tắm cho con bằng nước dừa với mong muốn da Tít hết rôm và trắng dần lên. Bởi lẽ cu cậu từ hồi lọt lòng cho đến tận bây giờ đã 2 tuổi mà da vẫn ngày càng đen. Nhưng mẹ mới tắm nước dừa nguyên chất cho Tít được vài ngày thì thấy da bé nổi vài nốt li ti, mọi người cho là do nóng và tiếp tục tắm. Đến khi Tít bỏ bú, sốt cao, cả nhà mới vội đưa bé đi cấp cứu. Đưa Tít đi bác sĩ, kết quả khám cho thấy, bé bị nhiễm khuẩn da và đang có dấu hiệu nhiễm trùng.
Nhiều cha mẹ thường truyền tai nhau "kinh nghiệm" tắm nước lá tốt, vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên tìm mọi loại lá tắm cho bé. (Ảnh minh họa)
Nhiều cha mẹ thường truyền tai nhau "kinh nghiệm" tắm nước lá tốt, vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên tìm mọi loại lá tắm cho bé.
Theo các bác sĩ nhi khoa, tắm nước dừa chỉ làm da thêm bẩn vì lượng đường nhiều là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Trong khi đó, da của bé rất mỏng nên rất dễ bị tổn thương, gây nhiễm trùng.
Cũng giống như mẹ Tít, không ít các bà mẹ khác cũng có quan niệm tương tự. Chẳng hạn, nếu bé chỉ bị mụn kê thì dùng lá chè, kinh giới; nếu bé bị lở chốc, mụn nhọt thì dùng thêm nhọ nồi, cây hoa cứt lợn, rau chân vịt; muốn tắm cho thơm thì dùng lá mùi tươi, hạt mùi, lá chanh. Khi bé bị chàm sữa (bệnh xảy ra nhiều ở bé 3-6 tháng), ngoài việc tắm lá, có gia đình còn lấy tôm hoặc nhai bã trầu xát vào, khiến bé bị tổn thương nặng nề.
Thực tế, đây chỉ là những biện pháp truyền miệng, chưa có cơ sở chứng minh tác dụng. Từ xưa đến nay, dân gian vẫn thường dùng cây cỏ để tắm cho bé. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ tình trạng bệnh của bé cũng như tác dụng của từng loại lá, có thể sẽ làm bệnh của bé càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhất là với những bé đã mắc bệnh ngoài da.
Các bác sĩ nhi khoa cho biết, trong Đông y cũng phải có chỉ định rõ ràng đối với từng bệnh hoặc đối tượng nào không được tắm. Hơn nữa, dù nhiều loại lá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng rất tốt cho da, tuy nhiên không phải da của bé sơ sinh nào cũng thích ứng được với những loại nước lá và quả đó. Bởi ở bé, da rất yếu và mỏng, với các chức năng bảo vệ kém nên dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, cha mẹ phải hết sức cẩn thận khi quyết định dùng lá để tắm cho con.
Theo bác sĩ nhi khoa, đối với da bình thường, không nên tắm lá, còn nếu do rôm sảy thì cha mẹ có thể lấy quả mướp đắng, rửa sạch, đun sôi để nguội lấy nước tắm cho con. Tuyệt đối không lấy nước dừa tắm cho bé vì không có tài liệu nào hướng dẫn như vậy.
Theo Gia đình xã hội
Bài thuốc 2 vị dân dã trị bệnh tiểu đường hiệu quả Ít người biết rằng rau muống còn được dùng để trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Rau muống còn có tên khác là bìm bìm nước, được trồng trong các ao hồ, ruộng nước, những nơi đất ẩm. Có hai loại: rau muống nước và rau muống cạn. Thân rỗng, dày, có nhiều đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá màu lục, hình đầu...