Tác dụng chữa bệnh không ngờ của quả mướp
Bác sĩ Huỳnh Thanh Ân, Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM cho biết, mướp là một loại thực phẩm rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Tuy nhiên, bác sĩ Ân lưu ý, những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
- Trái mướp: Trong trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, nó có tác dụng giúp dễ tiêu hóa và kính thích tuyến sữa, tăng cường sự tuần hoàn máu..
- Lá mướp có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, ho gà, trị vết thương chảy máu, trị mụn…
- Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trị ho nhiều đờm, tiểu khó …
- Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
- Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có thể dùng trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng.
- Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
Video đang HOT
Mướp có công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Dưới đây là công dụng tuyệt vời của quả mướp
Lợi sữa: Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.
Trị viêm xoang: Rễ và thân rễ hoặc dùng thân già gần gốc sắc uống, mỗi lần 8 – 12g. Sau khi dùng thuốc 1 – 2 lần, dịch mũi ra nhiều, hơi chóng mặt, sau đó tự lành.
Chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần. Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Điều trị huyết áp: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Chữa phù thũng: Lá mướp hương 15g phối hợp với cây cứt lợn 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.
Điều hòa kinh nguyệt: Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Điều trị viêm đường tiết niệu: Mướp 200g, rửa sạch, cho 350ml nước nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
Điều trị ho, tức ngực: Xơ mướp 15g sao tồn tính, ngày 2g bột uống với đường kính.
Chữa sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa hen: Xơ mướp 20g băm nhỏ, sao; hạt đay quả dài 12g, giã dập, sao. Trộn đều, sắc uống lúc nóng. Ngày hai lần. Dùng 2 – 3 ngày.
Chữa đau nhức thần kinh: Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Trị mồ hôi chân: Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.
Tác dụng làm đẹp da:
Giảm nếp nhăn: Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc dây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, da đỏ và sần.
Làm trắng da: Lấy 1 quả mướp tươi (mướp hương càng tốt), chọn quả nhỏ, đặc ruột, ít hạt. Gọt vỏ, xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên mặt. Để trong vòng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Dùng 1 – 2 lần/tuần để cung cấp độ ẩm và làm trắng da tự nhiên. Ngoài ra, nước ép trái mướp có thể đổ vào nước ấm để rửa mặt, cũng làm cho da trở nên sáng mịn màng, giảm nếp nhăn.
Chữa sạm da: Dùng 1 quả dưa chuột tươi, 1 quả mướp non (nhỏ bằng quả dưa chuột). Cả hai để cả vỏ xay nát, lọc lấy nước cốt để trong tủ lạnh dùng trong ngày (2 – 3 lần) thoa lên mặt, sau 30 phút rửa mặt lại với nước lạnh, có công dụng trị chứng sạm da, giúp da mịn màng.
Theo TNO
Giống mướp đắng dài bằng người lớn ở Bạc Liêu
Mướp đắng thông thường chỉ dài 15 - 20cm nhưng quả mướp đắng thuộc giống mới này dài tới 1,6m.
Đây là những cây mướp đắng tây được trồng ở vườn nhà chị Nguyễn Ánh Xuân (hẻm 1, khóm 5, phường 7, thành phố Bạc Liêu). Quả của giống mướp đắng tây này dài từ 1,3 - 1,6m.
Thích thú khi thấy giống mướp đắng cho quả dài đến 6 - 7 lần chiều dài thông thường, nhiều người dân đến xem và 'hẹn' xin giống về nhà trồng.
Chị Xuân cho biết, nhà chị trồng để phục vụ bữa ăn gia đình chứ không bán. Loại giống này là do một người bạn tặng chị cách đây vài tháng.
Mướp đắng tây không có vị đắng như mướp đắng thường nên được nhiều người dân ưa thích để làm các món gỏi, nấu canh, xào thịt và rất tốt cho sức khỏe.
Theo Danviet
Quả mướp khổng lồ dài hơn 2 m Anh Nam giật mình khi thấy hàng chục trái mướp và khổ qua tây trồng sau nhà không ngừng dài ra dù đã gần 2 m. Trái mướp dài hơn chiều cao của anh Nam. Ảnh: Duy Khang Anh Trần Hồng Nam, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu nhà ở hẻm 1, khóm 5, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết,...