Tác dụng chữa bệnh của cẩu tích
Cẩu tích là một vị thuốc có tác dụng bổ can thận, mạnh lưng gối, trừ phong thấp, chữa phong hàn…; thường được dùng chữa lưng đau nhức, chân tay tê bại, thận hư, đi tiểu nhiều, di tinh.
1. Công dụng của cẩu tích
Cẩu tích còn có tên gọi khác là kim mao cẩu tích, cây lông khỉ. Tên khoa học Cibotium barometz (L.) J. Sm. Thuộc họ Lông cu ly Dicksoniaceae.
Cẩu tích hay kim mao cẩu tích (Rhizoma Cibotii) là thân rễ phơi hay sấy khô, có khi thái mỏng, phơi hay sấy khô của cây lông cu ly.
Cẩu là con chó, tích là lưng, xương sống. Vì vị thuốc chưa thái giống lưng con chó, do đó có tên này.
Cẩu tích mọc hoang khắp nơi ở miền rừng núi Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippin, Malaysia, Indonesia, miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam)…
Vị thuốc thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào cuối thu sang đông. Khi hái về rửa sạch cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông vàng phủ xung quanh thân rễ, thái mỏng, phơi khô. Hoặc đồ hơi nước rồi mới phơi (làm như vậy nhiều lần) hoặc đồ với đậu đen (chín lần đồ, chín lần phơi), rồi cuối cùng thái mỏng phơi khô.
Theo ThS. BS. Nguyễn Quang Dương – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh, cẩu tích chỉ mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc bổ can, thận, chữa đau lưng, đau khớp xương, đầu gối, chữa phong thấp; người cao tuổi hay đi tiểu tiện nhiều lần.
Ngày dùng 10 – 30g dưới dạng thuốc sắc.
Cây cẩu tích.
Theo tài liệu cổ: Cẩu tích có vị đắng, tính ấm, vào hai kinh can và thận; có tác dụng bổ can thận, mạnh lưng gối, trừ phong thấp, chữa phong hàn, thấp tỳ, lưng đau chân mỏi.
Vị thuốc cẩu tích có tác dụng giúp tăng hấp thu canxi, phốt pho, các chất vi lượng, chống còi xương, trừ phong thấp, giảm đau, lợi tiểu. Bên cạnh đó còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Vì vậy, nó cũng tác dụng giảm viêm đau xương khớp do nhiều nguyên nhân.
Những người âm hư nội nhiệt, tiểu tiện bất lợi hoặc đỏ vàng không dùng được.
2. Bài thuốc từ cẩu tích trị bệnh
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc có cẩu tích như sau:
Video đang HOT
2.1. Chữa ngang lưng đau nhức
Kinh nghiệm nhân dân: Cẩu tích 15g, rễ cây cỏ xước 10g, đỗ trọng 10g, sinh mễ nhân 12g, mộc qua 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 2 lần uống trong ngày.
Ngoài thân rễ cẩu tích, người ta còn dùng lông vàng phủ xung quanh thân rễ để đắp các vết thương, vết đứt tay, đứt chân để cầm máu. Tác dụng này do các lông đó hút huyết thanh của máu và giúp cho sự tạo máu cục, làm cho máu chóng đông.
Dược liệu cẩu tích bổ can thận.
2.2. Bổ thận khỏe lưng: Trường hợp lưng đau buốt, có thể tê tay chân, dùng cẩu tích 16g, ngưu tất 12g, thỏ ty tử 12g, sơn thù du 12g, đỗ trọng 12g, thục địa 16g, cao ban long 4g. Cao ban long để riêng; sắc các vị khác lấy nước, hòa cao ban long vào để uống. Sắc ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
2.3. Chữa phong thấp, chân tay tê bại không muốn cử động: Cẩu tích 20g, tùng tiết 4g, đỗ trọng 8g, mộc qua 12g, tục đoạn 8g, tần giao 12g, tang chi 8g, ngưu tất 8g, quế chi 4g. Sắc 2 – 3 lần và cô đặc lấy 200 – 250ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống sau ăn, khi thuốc còn ấm.
2.4. Chữa thận hư, đau lưng, đau mỏi, đi tiểu nhiều, bạch đới, di tinh: Cẩu tích 15g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, thỏ ty tử 8g, khiếm thực 12g, kim anh tử 8g. Sắc uống trong ngày. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
2.5. Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, chân tay yếu mỏi hoặc bại liệt co quắp: Cẩu tích 15g, tục đoạn 12g, bổ cốt toái 12g, bạch chỉ 4g, độc hoạt 8g, đương quy 10g, xuyên khung 4g, tang ký sinh 15g tất cả làm 1 thang thuốc. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Cẩu tích phối hợp với rễ cỏ xước và các vị thuốc khác chữa đau nhức lưng.
3. Món ăn – bài thuốc có cẩu tích
3.1. Thịt lợn hầm cẩu tích đỗ trọng hoài sơn: Cẩu tích 15g, đỗ trọng 15g, hoài sơn 15g, thịt lợn nạc 200g. Cẩu tích, đỗ trọng sắc lấy nước. Đem nước sắc nấu với hoài sơn, thịt lợn thành canh, thêm gia vị thích hợp. Ăn trong bữa cơm.
3.2. Rượu bổ thận tráng dương: Cẩu tích 18g, đỗ trọng 15g, tục đoạn 15g, uy linh tiên 15g, ngưu tất 15g, nhục dung 30g, cá ngựa 1 con, ngũ gia bì 15g, rượu 1000ml. Ngâm 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần, sáng chiều.
Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng không nên dùng cẩu tích, hoặc cần phối ngũ thuốc cho phù hợp.
Các món ăn, bài thuốc dễ chế biến từ sâm cau
Sâm cau là một vị thuốc có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, thường dùng chữa nam giới thận dương hư suy, phụ nữ tử cung lạnh, người cao tuổi bị tiểu đêm...
1. Tác dụng của sâm cau
Sâm cau là loại cây thảo, sống lâu năm, cây thường mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ có tên dược liệu là tiên mao, thu hái quanh năm.
Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận. Tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa.
Cây sâm cau.
Trong Đông y thường dùng chữa nam giới thận dương hư suy, số lượng tinh ít, liệt dương, khí lực giảm, tay chân yếu mỏi, bệnh suyễn, viêm gan vàng da; phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục, loãng xương sau mãn kinh; người cao tuổi thường bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, lưng gối lạnh đau, phong thấp, viêm khớp mạn tính, vận động khó khăn, suy nhược thần kinh.
Liều dùng: Ngày dùng 10 - 15g (thuốc sắc, viên hoàn).
Thân rễ sâm cau được dùng làm thuốc.
2. Một số món ăn và bài thuốc từ sâm cau
2.1. Sâm cau hầm thịt lợn
Tác dụng: Bổ thận tráng dương cường sinh lực, chữa nam giới vô sinh do tinh dịch bất thường.
Chuẩn bị: 15g sâm cau, 200g thịt lợn, gia vị các loại vừa đủ theo nhu cầu.
Thực hiện: Thịt lợn đem rửa sạch, thái miếng vừa phải như kho, ướp gia vị để khoảng 15 - 20 phút cho ngấm đều. Sâm cau đem rửa sạch.
Tất cả cho vào nồi đất, cho lượng nước vừa đủ, hầm đến khi thịt lợn chín mềm hoặc theo nhu cầu. Nêm lại gia vị cho vừa ăn. Nên dùng món ăn này khi còn nóng.
Sâm cau kết hợp với hà thủ ô đỏ trong bài thuốc chữa tê thấp.
2.2. Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh:
Thành phần: Sâm cau 6g, thục địa 8g, ba kích 8g, phá cố chỉ 8g, hồ đào nhục 8g, hồi hương 4g.
Sắc uống 1 thang/ngày. Chia 2-3 lần uống. Uống liên tục 15 - 20 thang.
2.3. Chữa hen, tiêu chảy:
Thành phần: Rễ sâm cau phơi khô, xắt lát mỏng, nhỏ, sao vàng.
Cách thực hiện: Dùng 12 - 16g, nấu với 250ml nước, sắc còn 50ml, uống một lần trong ngày, trước bữa ăn. Uống duy trì 3 - 5 ngày.
2.4. Chữa tê thấp, đau nhức toàn thân:
Thành phần: Rễ sâm cau, hà thủ ô đỏ (thường chế với đậu đen để giảm vị chát của hà thủ ô cũng như tăng tác dụng bổ thận của vị thuốc), hy thiêm thảo (cỏ đĩ), mỗi thứ 20g.
Cách thực hiện: Các dược liệu thái mỏng, nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng, trong 7 - 10 ngày (hoặc càng lâu càng tốt).
Ngày uống hai lần, mỗi lần 30ml, trước bữa ăn.
2.5. Chữa sốt xuất huyết:
Thành phần: Sâm cau 20g (sao đen), cỏ mực 12g, trắc bá diệp 10g (sao đen), chi tử 8g (sao đen).
Cách thực hiện: Sao đen các vị thuốc lên sau đó cho nước ngập thuốc sắc lên. Ngày 1 thang, uống 3-5 ngày.
3. Lưu ý khi sử dụng sâm cau rừng
Người có thể âm suy kèm vượng hỏa tránh dùng. Biểu hiện nhận diện của tình trạng này là miệng khô, háo nước, táo bón, nhức đầu... Sơ chế dược liệu đúng cách trước khi dùng để loại bỏ bớt độc tố có hại.Trẻ em, phụ nữ có thai không nên dùng sâm cau rừng ngâm rượu. Sâm cau rừng có tính nóng nên người mắc bệnh gan nên thận trọng khi dùng.
5 bài thuốc chữa bệnh từ sâm cau Trong Đông y sâm cau được coi là một vị thuốc bổ thận, tráng dương, thường dùng chữa liệt dương, ho, đi ngoài lỏng, đau bụng... 1. Đặc điểm của sâm cau Sâm cau còn có tên gọi khác là ngải cau, tiên mao. Tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn. Thuộc họ Tỏi Hypoxidaceae. Sâm cau là một loại cỏ cao 40cm hay...