Tác dụng chữa bệnh của cam thảo dây
Cam thảo dây có tên khoa học là Abrus precatorius L., họ Đậu – Fabaceae hay tên khác của cam thảo dây là dây Cườm thảo, dây Chi Chi, Tương tư đậu, Tương tư tử.
Ảnh minh họa.
Cam thảo dây là loại dây leo, thân quấn, phân nhiều nhánh nhỏ. Lá kép lông chim. Hoa màu hồng, mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.
Bộ phận sử dụng thường là dây, mang lá, rễ. Dây, rễ, lá cam thảo dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, …có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có vị đắng, chất độc có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Hạt cam thảo dây chứa chất albumin độc (toxalbumin) khi vào cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể sẽ gây giãn hồng cầu dễ dàng, gây hại giác mạc một cách vĩnh viễn. Vì thế, hạt cam thảo dây chỉ được dùng ngoài da để sát trùng, tiêu viêm, mụn nhọt bằng cách nghiền nát hạt để đắp ngoài da, tuyệt đối không được uống. Khi bị ngộ độc hạt cam thảo dây, bạn nên dùng từ 50-60g cam thảo sắc uống hoặc hòa thêm bột đậu xanh nghiền sống, uống nhiều càng tốt.
Đông y thường dùng dây và lá cam thảo dây để điều hòa các vị thuốc khác, dùng trị ho, giải cảm, trị…. Thường sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, người ta còn dùng lá cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để trị đánh trống ngực.
Liều dùng Cam thảo dây: Mỗi lần dùng từ 8 – 16g, dưới dạng thuốc sắc, kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý: Hạt Cam thảo dây có màu đỏ đốm đen, có độc, không dùng làm thuốc.
Bài thuốc
Chữa ho: Lá cam thảo dây 8 – 10g, nước 450ml, sắc còn 150ml, chia 2- 3 lần uống trong ngày.
Loét dạ dày: dùng cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hoà tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Không uống liên tục quá 3 tuần lễ.
Huyết áp thấp: Cam thảo 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g, tán bột uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần, hay sắc uống lúc nguy cấp.
Mụn nhọt, ngộ độc: dùng cao mềm Cam thảo, ngày uống 1-2 thìa cà phê.
Lưy ý: Người tỳ vị nhiệt, bụng đầy trướng, nôn mửa, người huyết áp thấp, người bệnh đái đường không nên dùng. Không dùng với đại kích, nguyên hoa, cam toại, hải tảo.
Video đang HOT
Theo VNE
15 tác dụng bất ngờ của vỏ quýt
Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.
1. Trị say xe
Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.
2. Trị nứt nẻ da
Cách làm: xao vỏ quýt cho khô, sau đó nghiền thành bột nhỏ, cho thêm chút dầu thực vật rồi trộn đều.
Dùng hỗn hợp ấy bôi lên vùng da bị nứt nẻ do thời tiết hay thiếu chất dinh dưỡng. Dầu quýt cộng thêm với dầu thực vật có tác dụng bôi trơn vùng da khô nẻ, rạn nứt, đồng thời cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng da trong thời gian dài.
3. Trị viêm phế quản mãn tính
Cách làm: Vỏ quýt tươi từ 5 - 15 g, bỏ vào nước lọc rồi đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày.
Thành phần chất đặc biệt trong vỏ quýt có tác dụng làm dịu mát phế quản, thông khí, có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm loét phế quản, nhanh lành vết viêm nhiễm.
Tinh dầu vỏ quýt trị da khô.
4. Trị ho
Cách làm: Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng.
Cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.
5. Trị táo bón
Cách làm: Sử dụng 12g vỏ quýt tươi hoặc 6g vỏ quýt khô cho vào nước rồi đun sôi. Nên uống hỗn hợp này khi còn nóng, uống hàng ngày mới phát huy tác dụng trị táo bón tốt nhất.
6. Giã rượu
Cách làm: Dùng 30g vỏ quýt tươi, cho thêm chút muối rồi đun sôi có tác dụng giải rượu rất tốt.
7. Trị nghiến răng khi ngủ
10 phút trước khi đi ngủ, nên ngậm 1 lát nhỏ vỏ quýt. Cứ ngậm như vậy cho đến khi chìm vào giấc ngủ, nếu thấy khó chịu có thể thay thế vỏ quýt khác.
Vị hương nhẹ nhàng của vỏ quýt khiến bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, hơn nữa, vỏ quýt cũng là "vật cản" khiến bạn khó có thể nghiến răng khi ngủ.
8. Trị ghê răng
Mức độ ghê răng khi ăn đồ chua của người già hay những người có hàm răng nhạy cảm là khác nhau. Thực ra, có 1 cách trị ghê răng khi ăn cam hay quýt chua, đó là dùng vỏ cam, quýt còn thừa thái nhỏ hòa nước uống. Cách làm này vừa hiệu quả lại tận dụng tối đa tác dụng của cả ruột và vỏ quýt.
9. Trị viêm tuyến sữa
Viêm tuyến sữa thường xuất hiện ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, nên dùng cách sau.
Dùng 30g vỏ quýt tươi, 6g cam thảm trộn đều cho nước vào đun sôi, sử dụng hàng ngày( có thể dùng thay cho nước lọc).
10. Trị chứng hôi miệng
Ngậm 1 lát vỏ quýt tươi nhỏ trong miệng thường xuyên, từ 5 - 10 phút/ lần. Hoặc có thể nhai trực tiếp vỏ quýt tươi sẽ rất hữu hiệu trong trị chứng hôi miệng.
11. Trị lạnh bụng, buồn nôn
Cho hỗn hợp vỏ quýt và gừng tươi vào nước rồi đun sôi, uống khi hỗn hợp này còn nóng có công dụng trị chứng lạnh bụng và buồn nôn.
2. Trị đầy hơi, thông khí huyết
Dùng vỏ quýt tươi, cho vào nước rồi đun sôi, cho thêm đường trắng nấu thành hỗn hợp canh, uống nóng là tốt nhất. Bài thuốc này có tác dụng trị đầy hơi, thông khí huyết, khô rát họng.
13. Tiêu đờm
Cho vỏ quýt đã rửa sạch vào bình chứa rượu trắng, ngâm hỗn hợp này trong khong 20 ngày là có thể dùng được. Hỗn hợp này có mùi vị đậm đà, kích thích ngon miệng lại có tác dụng tiêu đờm hiệu quả.
14. Trị cảm, phong hàn
Cho vỏ quýt tươi, gừng tươi, đường đỏ nấu sôi nhuyễn thành canh, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh cảm cúm, phong hàn, ho có đờm, nôn mửa.
15. Trị viêm tuyến tụy
Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức sức khỏe hàng đầu Trung Quốc, vỏ quýt là một trong những nguyên liệu có tác dụng ngăn chặn và chữa trị viêm tuyến tụy vô cùng hiệu quả.
Cách làm: Dùng 30g vỏ quýt, 10g cam thảo, cho nước vào đun sôi uống hàng ngày./.
Theo VNE
Tác dụng của cây cơm cháy Cây cơm cháy còn có nhiều tên gọi khác như là cây sóc địch, cây thuốc mọi, tiếp cốt thảo... Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe. Hỏi: Cây cơm cháy là cây gì? Cây này thường được trồng ở đâu và có tác dụng gì? - Lê Vũ Hoàng (Hà Nội). Cây cơm cháy. Lương y Vũ Văn Sử,...