Tác dụng an thần của trà hoa cúc
Uống trà khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút giúp ngủ ngon, làm đẹp, dịu thần kinh.
Trong Đông y, hoa cúc vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Vì vậy, hoa cúc thường được dùng để chữa các chứng do phong nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đinh nhọt, sang lở.
Hoa cúc còn giúp sáng mắt, làm cho tinh thần sảng khoái, hạ huyết áp. Hoa cúc phù hợp với trẻ em và cả những người trưởng thành, người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc văn phòng, thường xuyên phải ngồi trước máy tính, căng thẳng do áp lực công việc, ít có thời gian vận động…
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, cho biết có khoảng 13.000 loại hoa cúc khác nhau, từ cúc vàng, cúc trắng, cúc tổ ong, cúc cánh mai, cúc đại đóa… Bên cạnh việc dùng để làm đẹp sân vườn, hoa cúc còn được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. “Cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các trà hoa cúc”, tiến sĩ nói.
Hoa cúc được dùng làm trà hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để thanh nhiệt, chữa bệnh rất hiệu quả. Bạn có thể kết hợp loại hoa này với trà xanh và hoa hòe cho tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị nhức đầu do nhiệt.
Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân, bồ công anh là bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm gan cấp tính. Uống trà hoa cúc cải thiện làn da trắng, mịn.
Hoa cúc có giá trị dược lý cao, là một loại thuốc an thần nhẹ nhờ tác dụng làm dịu thần kinh, có lợi cho người thường xuyên mất ngủ.
Trà còn có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ gan, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và cân bằng lượng insulin. Uống trà cải thiện tiêu hóa, chữa ho và viêm phế quản, an toàn cho người bị viêm họng hay nhiệt miệng.
Video đang HOT
Uống trà hoa cúc có lợi cho người thường xuyên mất ngủ, dịu thần kinh, đẹp da. Ảnh: Health
Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc. Phụ nữ mang thai nên hạn chế uống trà hoa cúc. Không uống trà hoa cúc khi đói gây cản trở tiêu hoá, say trà, khó chịu dạ dày, hoa mắt, bồn chồn có hại cho sức khỏe.
Nên uống trà hoa cúc khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút. Lựa chọn trà có nguồn gốc rõ ràng, sơ chế và bảo quản an toàn.
Thùy An
Theo VNE
Thải độc gan bằng những đồ uống cực kỳ đơn giản
Ai cũng biết gan có chức năng chuyển hóa, ngăn ngừa các chất độc xâm nhập vào cơ thể nhưng nhiều người vô tình quên mất chúng ta cũng cần thanh lọc, giải độc cho gan để lá gan được khỏe mạnh, làm tốt vai trò của mình.
Trà thải độc cho gan.
Sau đây là những đồ uống thải độc cho gan:
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc dễ làm, mùi thơm nhẹ nhàng, có thể kế hợp với bồ công anh, kim ngân, mật ong hay trà xanh để tạo nên thức uống hấp dẫn và rất tốt cho cơ thể, trong đó có tác dụng thải độc gan. Bạn có thể uống 2-3 ly trà hoa cúc mỗi ngày, tuy nhiên với những người huyết áp thấp hoặc thường xuyên bị lạnh bụng thì không nên dùng trà hoa cúc.
Nước chanh tươi
Nước chanh tươi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng bởi hiệu quả nâng cao đề kháng, thanh lọc cơ thể, thải độc gan. Một ly nước ấm với vị ngọt của mật ong, thêm chút thơm dịu nhờ vài giọt nước chanh vào buổi sáng sớm có thể làm sạch đường ruột, giúp bạn bắt đầu ngày mới với tinh thần sảng khoái, kích thích hệ tiêu hóa. Tuy nhiên do hàm lượng axit cao, bạn cần tránh uống nước có quá nhiều chanh khi đói dễ ảnh hưởng tới dạ dày, khiến bạn đói cồn cào và mệt mỏi.
Nước lọc
Đây là thức uống quen thuộc, thuận tiện nhất nhưng lại vô cùng cần thiết, hữu ích và an toàn cho quá trình thanh lọc cơ thể. Tùy vào trọng lượng, chế độ sinh hoạt và đặc thù nghề nghiệp có vận động, di chuyển nhiều hay không mà lượng nước khuyến cáo đưa vào cơ thể mỗi người khác nhau (bạn có thể ước tính trong điều kiện bình thường chúng ta cần khoảng 0,4 lít nước/ngày/10 kg cân nặng).
Uống đủ nước giúp cơ thể được thanh lọc, các bộ phận hoạt động tốt hơn, da dẻ mịn màng, hạn chế lão hóa... Đặc biệt với nhóm người đang sử dụng thuốc thì nước tinh khiết là giải pháp thải độc gan an toàn. Có rất nhiều loại nước thảo dược được giới chuyên môn khuyến cáo có lợi cho gan tuy nhiên cần tránh lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại", đặc biệt chúng có thể phản ứng với một số loại thuốc gây phản tác dụng hoặc giảm hiệu quả thuốc. Trường hợp có bệnh lý cần tham khảo chặt chẽ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn.
Nước mật ong
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần chính có trong mật ong là đường fructose được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng. Thường xuyên sử dụng mật ong có thể đạt được hiệu quả giải bớt các chất độc tích tụ bên trong cơ thể. Sau bữa sáng và trước khi đi ngủ 40 phút uống một cốc nước mật ong không chỉ tốt cho cơ thể mà còn rất tốt cho gan. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc chứng xơ gan giai đoạn đầu có thể dùng mật ong hàng ngày như 1 thực phẩm hỗ trợ điều trị xơ gan khá hiệu quả.
Nước cà chua, khổ qua
Cà chua rửa sạch, xắt miếng; khổ qua rửa sạch, bổ dọc, bỏ hạt, cắt đoạn ngắn; hai thứ dùng máy ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt, giai doc gan, phòng chống tình trạng viêm nhiễm, giúp làm đẹp da và hạ đường huyết.
Người bệnh khi mắc chứng nhiễm độc gan có thể rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý về gan, nhiều bệnh nhân cũng vì chủ quan nên thường tự điều trị bệnh, giải độc gan bằng các biện pháp chưa qua kiểm định mà dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Đối với những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về gan, bệnh nhân bị viêm gan B hoặc xuất hiện các triệu chứng bệnh lâu ngày thì người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
Theo infonet
Bài thuốc trị đau mắt đỏ Đông y gọi đau mắt đỏ là xích nhãn hay hỏa nhãn. Khi mắc phải, người bệnh thường có triệu chứng: mắt đỏ, sung huyết, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt cộm, khó mở, sợ ánh sáng, có thể bị một mắt rồi lây sang mắt thứ hai hoặc đồng thời cả hai mắt đều bị, một số trường hợp thị lực suy...