Tác động từ vòng xoáy thuế quan mới của Mỹ
Từ khi trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai một loạt chính sách thuế quan nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ, giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, những biện pháp này đã gây ra những phản ứng trái chiều và tác động đáng kể đến tâm lý người tiêu dùng cũng như thị trường nội địa Mỹ.
Quang cảnh cảng hàng hóa Long Beach ở California, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1, Tổng thống Trump đã công bố bản ghi nhớ “ Chính sách thương mại nước Mỹ trên hết”, đặt nền móng cho một loạt thuế quan mới. Cho đến nay, Mỹ đã chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ tất cả các nước, 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada dù một phần bị hoãn thi hành đến tháng 4.
Phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại
Trung Quốc ngay lập tức đáp trả bằng hàng loạt biện pháp, bao gồm các mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng của Mỹ và một cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Google. Trung Quốc đã áp thuế 15% đối với nhiều mặt hàng nông sản chủ chốt, than đá, khí hóa lỏng, đồng thời áp thuế 10% đối với dầu thô, máy nông nghiệp và ô tô động cơ lớn nhập khẩu từ Mỹ.
Canada, nhà cung cấp thép và nhôm nước ngoài lớn nhất cho Mỹ, đã công bố mức thuế trả đũa 25% đối với các kim loại này cùng với máy tính, thiết bị thể thao và các sản phẩm khác với tổng giá trị khoảng 20,6 tỷ USD.
Video đang HOT
Ủy ban châu Âu (EC) cũng lên kế hoạch áp thuế trả đũa đối với lượng hàng hóa trị giá 28 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ kể từ tháng tới. EC cho biết sẽ chấm dứt việc đình chỉ thuế quan hiện tại đối với hàng hóa Mỹ vào ngày 1/4 và sẽ đưa ra một gói biện pháp đối phó mới vào giữa tháng 4.
Còn Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố nước này sẽ đợi đến ngày 2/4 để quyết định có áp mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Mỹ trong trường hợp quốc gia láng giềng thực thi chính sách áp thuế tương ứng.
Vận chuyển thép cuộn tại nhà máy thép Tata ở Velsen-Noord, Hà Lan. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tác động tiêu cực đến thị trường và tâm lý người tiêu dùng Mỹ
Các động thái áp thuế của Tổng thống Trump và sự trả đũa qua lại từ các đối tác thương mại lớn đã đẩy doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ vào tình trạng bất an, buộc các công ty phải cảnh báo khả năng tăng giá, kéo theo nguy cơ lạm phát tăng và tăng trưởng kinh tế giảm.
Dữ liệu lạm phát khả quan mới được công bố cũng bị lu mờ bởi những lo ngại bất ổn ngày càng gia tăng xuất phát từ các đe dọa thuế quan của Tổng thống Trump. Những bất ổn này đã khiến các nhà đầu tư rút khỏi thị trường chứng khoán để chuyển sang các tài sản trú ẩn an toàn, đẩy giá vàng lần đầu tiên lên trên mức 3.000 USD/ounce. Trong khi đó, tính đến ngày 14/3, chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã ghi nhận tuần giảm điểm thứ tư liên tiếp.
Một số ngân hàng và nhà phân tích Phố Wall hạ dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bối cảnh dữ liệu ảm đạm hơn và tâm lý bi quan về những tác động của thuế quan đến lạm phát.
Dữ liệu từ Khảo sát người tiêu dùng của Đại học Michigan được công bố ngày 14/3 cho thấy chỉ số tâm lý đã giảm mạnh 10,5%, xuống chỉ còn 57,9 điểm trong tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022 và đánh dấu 3 tháng liên tiếp niềm tin của người tiêu dùng Mỹ suy giảm. Bức tranh còn ảm đạm hơn khi nỗi lo về xu hướng lạm phát ngày càng gia tăng, với kỳ vọng lạm phát ngắn hạn 1 năm tăng vọt lên 4,9%, mức cao nhất kể từ tháng 11/2022. Kỳ vọng lạm phát dài hạn trong 5 năm tới của người tiêu dùng cũng không mấy khả quan khi tăng lên mức 3,9%, mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 2/1993.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Atlanta, Georgia, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng cảnh báo sự bất ổn do các mối đe dọa áp thuế và chính sách thương mại thay đổi của Tổng thống Trump đang bắt đầu tác động tiêu cực đến nhiều ngành công nghiệp, khi người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu từ hàng hóa thiết yếu đến du lịch.
Theo dữ liệu từ LSEG, hơn 900 trong số 1.500 công ty lớn nhất của Mỹ đã đề cập đến thuế quan trong các báo cáo lợi nhuận hoặc tại các sự kiện đầu tư trong năm nay. Giám đốc điều hành Ed Bastian của hãng hàng không Delta Air Lines cảnh báo lo ngại về kinh tế của người tiêu dùng và doanh nghiệp đã gây tổn hại đến du lịch trong nước khiến giá cổ phiếu các hãng hàng không giảm. Tương tự, các công ty như Kohl’s và Henkel cũng ghi nhận nhu cầu hàng hóa tiêu dùng và công nghiệp tại Mỹ giảm. Các nhà bán lẻ lớn như Macy’s, Walmart, Target cũng đã hạ thấp kỳ vọng khi rủi ro lạm phát và nỗi lo suy thoái gia tăng.
Trong khi đó, ngành công nghiệp ô tô Mỹ gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan. Trong một bức thư gửi Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), hãng xe điện Tesla cho biết các nhà xuất khẩu Mỹ vốn dễ bị ảnh hưởng hơn khi những quốc gia khác phản ứng với các hành động thương mại của nước này. Với tư cách là một công ty có hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại Mỹ, Tesla lo ngại rằng các biện pháp mà USTR đang cân nhắc để đối phó với các hành vi thương mại không công bằng của các quốc gia khác có thể gây ra những hậu quả tiêu cực không lường trước được cho chính các doanh nghiệp Mỹ, trong đó có cả Tesla.
Còn Autos Drive America, một nhóm thương mại đại diện cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài lớn bao gồm Toyota, Volkswagen, BMW, Honda và Hyundai, cũng cảnh báo USTR rằng việc áp đặt “thuế quan trên diện rộng sẽ làm gián đoạn sản xuất tại các nhà máy lắp ráp của Mỹ”. Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô không thể thay đổi chuỗi cung ứng ngay lập tức và việc tăng chi phí chắc chắn sẽ dẫn đến giá cả cao hơn, ít mẫu xe hơn được cung cấp cho người tiêu dùng và đóng cửa những dây chuyền sản xuất tại Mỹ. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ mất việc làm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Chuyên gia kinh tế cấp cao Charlie Chesbrough của công ty tư vấn Cox Automotive đánh giá hiện chưa thể chắc chắn về những tác động từ thuế quan đến thị trường ô tô Mỹ, nơi đã bán được 16 triệu ô tô mới trong năm ngoái. Nhưng ông nhận định giá cả rồi sẽ bắt đầu tăng.
Các chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump nhằm bảo vệ nền kinh tế và thúc đẩy sản xuất trong nước đang gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng và thị trường nội địa Mỹ. Khi cuộc chiến thương mại leo thang và tâm lý người tiêu dùng chạm đáy, nước Mỹ đang đứng trước ngã rẽ kinh tế đầy bất ổn. Thuế quan có thể mang lại lợi ích ngắn hạn cho một số ngành, nhưng cái giá phải trả – từ lạm phát tăng cao đến niềm tin suy yếu – đang khiến người dân Mỹ lo sợ.
Tổng thống Donald Trump không 'khoan nhượng' trong việc áp thuế nhôm, thép
Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định lập trường về vấn đề thuế quan khi tuyên bố rằng ông sẽ không "từ bỏ" việc áp thuế đối với nhôm, thép và ôtô, bất chấp những lo ngại đang tăng lên về các chính sách thương mại hiện nay.
Các cuộn thép tại nhà máy sản xuất ở Ontario, Canada. Ảnh minh họa: REUTERS/TTXVN
Những phát biểu này được đưa ra sau khi chính quyền của ông gần đây đã điều chỉnh thuế đối với hàng hóa từ Canada và Mexico.
Phát biểu họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nhắc lại rằng Mỹ từ lâu đã bị các đối tác thương mại lợi dụng và chính quyền của ông sẽ không để điều đó tiếp tục xảy ra. Theo ông Trump, các mức thuế quan đối ứng sẽ tương đương với mức thuế mà các quốc gia khác đang áp dụng đối với sản phẩm của Mỹ.
Theo thông báo trước đó, Mỹ chính thức áp mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu kể từ ngày 12/3. Quyết định này đã gây ra phản ứng dữ dội từ các đối tác thương mại toàn cầu, đặc biệt là Hàn Quốc - quốc gia xuất khẩu thép và nhôm hàng đầu sang Mỹ. Ngoài ra,
Tổng thống Trump cũng đe dọa sẽ áp mức thuế lên tới 200% đối với các sản phẩm đồ uống có cồn của châu Âu, nếu như châu lục này không bãi bỏ mức thuế 50% đánh vào rượu wisky của Mỹ. Các chính sách này của ông Trump đều nằm trong chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên" nhằm kéo giảm thâm hụt thương mại, hỗ trợ sản xuất trong nước và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhập cư bất hợp pháp hay buôn bán ma túy.
Tuy nhiên, các chính sách thuế quan của ông Trump cũng đang gây khó cho chính các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ. Các nhà nhập khẩu và bán lẻ rượu vang châu Âu của Mỹ bày tỏ lo ngại về những hậu quả kinh tế tiềm tàng từ việc áp thuế 200%, nếu được thực hiện. Họ cho rằng mức thuế quan này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp nhỏ trên khắp nước Mỹ đang nhập khẩu và phân phối rượu sâm-panh Pháp cũng như rượu vang của Italy.
Ông Ben Aneff, Chủ tịch Liên minh Thương mại Rượu vang Mỹ, nói rõ không phải các nhà sản xuất châu Âu mà chính các nhà nhập khẩu và phân phối của Mỹ sẽ phải gánh chịu phần lớn các khoản thuế. Mức thuế 200% sẽ tàn phá các doanh nghiệp Mỹ và có thể buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, dẫn đến tình trạng mất việc làm đáng kể.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết Việc Trung Quốc ngày 4/3 thông báo áp thuế bổ sung đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và đưa 15 thực thể của nước này vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp đặt thêm 10% thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc kể từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Canh bạc' khó lường

Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại

Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược
Có thể bạn quan tâm

Hóa ra Thái Hòa lấy vai nam chính Địa Đạo từ tay sao nam này, nghe tên ai cũng đồng tình "đổi là đúng!"
Hậu trường phim
15 giờ trước
Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"
Phim việt
15 giờ trước
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái
Nhạc việt
15 giờ trước
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần
Sao việt
16 giờ trước
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?
Phim châu á
17 giờ trước
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
17 giờ trước
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
17 giờ trước
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
17 giờ trước
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam
Netizen
17 giờ trước
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài
Sao thể thao
17 giờ trước