Tác động từ một lệnh bắt giữ của ICC đối với Thủ tướng Israel sẽ ra sao?
Lãnh đạo Israel và Hamas có nguy cơ bị bắt và đưa đến Hague để xét xử nếu họ tới một trong 124 quốc gia thành viên của tòa án, bao gồm hầu hết các nước châu Âu.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chủ trì một cuộc họp ở Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Tòa án Hình sự Quốc tế ( ICC) ngày 20/5 thông báo các công tố viên đang xin lệnh bắt giữ một số lãnh đạo cấp cao của Israel và Hamas, bao gồm Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar với cáo buộc tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc chiến Israel-Hamas đã cướp đi hàng nghìn sinh mạng.
Theo hãng tin AP, Trưởng công tố ICC Karim A.A. Khan cho biết ông đang nộp đơn xin lệnh bắt giữ khi cho rằng Thủ tướng Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và ba thủ lĩnh Hamas phải chịu trách nhiệm các tội ác chiến tranh theo luật ICC.
Cả Israel và Hamas đều bác bỏ cáo buộc của công tố viên ICC, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích quyết định của ICC là “thái quá” và khẳng định Mỹ ủng hộ Israel.
ICC không có lực lượng cảnh sát hoặc cơ quan chức năng để thực hiện việc bắt giữ. Tòa án này sẽ phải dựa vào sự hợp tác của các nước thành viên để thực hiện việc bắt giữ, chuyển nghi phạm đến trung tâm giam giữ ICC ở Hague (Hà Lan), phong tỏa tài sản của nghi phạm và thi hành án.
Video đang HOT
Mặc dù các công tố viên ICC cho biết họ đang xin lệnh bắt giữ nhưng quyết định cuối cùng về việc cấp bất kỳ lệnh bắt giữ nào thuộc về một hội đồng thẩm phán trước khi xét xử. Theo tòa án, để ban hành lệnh bắt giữ, các thẩm phán phải được thuyết phục các công tố viên có cơ sở bằng chứng hợp lý để tin rằng nghi phạm đã phạm tội.
Một hội đồng gồm ba thẩm phán sẽ quyết định có ban hành lệnh bắt giữ hay không và cho phép vụ án tiếp tục được thụ lý. Thông thường phải mất 2 tháng để các thẩm phán đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, ngay cả khi các thẩm phán phê chuẩn một lệnh bắt giữ, khả năng các quan chức, lãnh đạo cấp cao tại các nước bị bắt và bị truy tố vẫn rất mong manh.
Mặc dù khó để có thể thực sự bắt giữ Thủ tướng Israel và thủ lĩnh Hamas song một lệnh bắt giữ có thể hạn chế khả năng đi lại ở nước ngoài của những nhân vật này. Lãnh đạo Israel và Hamas có nguy cơ bị bắt và đưa đến Hague để xét xử nếu họ tới một trong 124 quốc gia thành viên của tòa án, bao gồm hầu hết các nước châu Âu.
Stephen Rapp, cựu đại sứ Mỹ, người đứng đầu Văn phòng Tư pháp Hình sự Toàn cầu thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “Israel sẽ bị tách biệt hơn sau động thái này. Nếu lệnh bắt giữ được tiến hành, các quan chức được nêu tên sẽ khó có thể đi đến 2/3 thế giới.
Việc xin lệnh bắt giữ là một trong những động thái lên án gay gắt nhất đối với chiến lược của Israel trong cuộc chiến chống lại Hamas và những thiệt hại mà chiến dịch của nước này gây ra đối với dân thường ở Gaza. Tuy nhiên, theo ông Rapp, Israel đã chứng tỏ mình có khả năng không bị lay chuyển trước áp lực quốc tế và không rõ liệu hành động của công tố viên có ảnh hưởng đến chiến lược ở Gaza hay không.
Về phần mình, ông Netanyahu cho biết Israel sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ nỗ lực nào của ICC nhằm làm suy yếu quyền tự vệ vốn có của nước này. Ông nói rằng mặc dù ICC sẽ không ảnh hưởng đến hành động của Israel nhưng nó sẽ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm.
ICC được thành lập vào năm 2002 và là tòa án quốc tế cao nhất chuyên điều tra và truy tố những cá nhân chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, tội diệt chủng và tội ác xâm lược. Quy chế Rome thành lập ICC được thông qua năm 1998. 124 quốc gia thành viên, bao gồm Nhật Bản, Canada và Jordan, đã ký kết Quy chế Rome và thẩm quyền của ICC. Tòa án này cũng được Đại hội đồng Liên hợp quốc ủng hộ.
Tuy nhiên, một số nước như Israel, Mỹ, Nga và Trung Quốc không ký quy chế và không chấp nhận thẩm quyền hoặc quyết định của ICC.
Cho đến nay, ICC đã ban hành tổng cộng 42 lệnh bắt giữ và bắt giữ 21 nghi phạm. Các thẩm phán đã kết án 10 nghi phạm và tuyên trắng án cho 4 người. Hiện tại, 17 người mà ICC đã ban hành lệnh bắt giữ vẫn chưa bị bắt.
Israel và Hamas đồng loạt lên tiếng trước động thái mới nhất của Tòa án Hình sự Quốc tế
Ngày 20/5, cả Israel và Hamas đều lên án việc công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đề nghị bắt giữ Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel cũng như các thủ lĩnh hàng đầu của Phong trào Hồi giáo Hamas vì nghi ngờ phạm tội ác chiến tranh.
Công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), ông Karim Khan phát biểu ngày 20/5/2024. Ảnh cắt từ clip của ICC
Ngày 20/5, Công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), ông Karim Khan cho biết ICC đã đề nghị bắt giữ hai quan chức Israel là Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Gaza.
Công tố viên Karim Khan tuyên bố ông đã yêu cầu truy nã hai quan chức Israel nêu trên vì các tội danh, bao gồm "bỏ đói", "cố ý giết người" và "tiêu diệt hoặc giết người".
Bên cạnh đó, Công tố viên Karim Khan cũng cho biết ICC đã đề nghị bắt giữ các thủ lĩnh hàng đầu của Phong trào Hồi giáo Hamas, gồm các ông Yahya Sinwar, Mohammed Deif (Al-Masri) và Ismail Haniyeh vì nghi ngờ phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Phản ứng trước động thái của ICC, cùng ngày, Ngoại trưởng Israel, ông Israel Katz cho rằng đây là điều "đáng hổ thẹn", giống như việc (Hamas) tấn công các nạn nhân ngày 7/10/2023.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich mô tả việc Công tố viên ICC tìm cách ra lệnh bắt giữ Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel là "lệnh bắt giữ đối với tất cả chúng ta", đồng thời kêu gọi các nước thân thiện với Israel hành động để giải tán ICC.
Về phần mình, phong trào Hồi giáo Hamas đã lên án quyết định của Công tố viên ICC về việc bắt giữ 3 trong số các thủ lĩnh của nhóm này và yêu cầu hủy bỏ đề nghị trên.
Trước đó, phát biểu với hãng tin Reuters, ông Sami Abu Zuhri, một quan chức cấp cao của Hamas cho rằng động thái của ICC về việc bắt giữ 3 thủ lĩnh hàng đầu của Hamas "đánh đồng nạn nhân với kẻ hành quyết".
Theo quan chức này, quyết định của ICC đã khuyến khích Israel tiếp tục "cuộc chiến hủy diệt" ở Dải Gaza.
Những câu hỏi lớn xoay quanh các ngôi mộ tập thể vừa phát hiện ở Gaza Việc phát hiện những ngôi mộ tập thể tại hai bệnh viện ở Gaza, được giới chức Palestine cho biết có chứa hàng trăm thi thể, đã khiến Liên hợp quốc (LHQ) hối thúc một cuộc điều tra quốc tế. Một ngôi mộ tập thể được phát hiện gần bệnh viện Nasser. Ảnh: Anadolu Sự tồn tại của những ngôi mộ tập thể...