Tác động từ lệnh trừng phạt của Mỹ với Carrie Lam
Doanh nghiệp Hong Kong đứng giữa “làn đạn”, có thể phạm luật an ninh nếu thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ với trưởng đặc khu Carrie Lam cùng 10 quan chức cấp cao.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 7/8 thông báo áp lệnh trừng phạt nhằm vào 11 cá nhân “làm suy yếu tính tự trị và cấm quyền tự do bày tỏ ý kiến hoặc hội họp của người dân Hong Kong”, trong đó có cả Trưởng đặc khu Carrie Lam.
Theo lệnh trừng phạt, toàn bộ tài sản và lợi ích liên quan tại Mỹ của các quan chức có tên trong danh sách hoặc tổ chức do họ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 50% trở lên, sẽ bị phong tỏa và phải được báo cáo cho Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ. Các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ cũng bị cấm giao dịch với những người trong danh sách hoặc tổ chức do họ sở hữu.
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam trong một buổi họp báo, tháng 12/2019. Ảnh: AFP.
Một số chuyên gia cảnh báo các công ty tài chính Hong Kong có thể đứng giữa làn đạn Mỹ – Trung, vi phạm luật an ninh đặc khu nếu thực thi lệnh cấm vận hoặc tuân thủ luật an ninh và chịu sự trừng phạt tại Mỹ. Hiện chưa rõ tuân thủ lệnh cấm vận của Mỹ có vi phạm điều khoản này hay không.
Video đang HOT
“Câu trả lời ngắn gọn là có, do Điều 29(4) trong luật an ninh quy định tội danh thực hiện lệnh cấm vận của nước ngoài nhằm vào Hong Kong hoặc Trung Quốc đại lục”, Mini van de Pol, trưởng nhóm điều tra tại châu Á – Thái Bình Dương của công ty luật Baker McKenzie có trụ sở tại Mỹ, nhận xét.
Chuyên gia Mỹ cho rằng điều luật này có nhiều cách diễn giải và sẽ có nhiều ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tại Hong Kong. “Tới nay chúng ta chưa chứng kiến Điều 29(4) được thực thi, cũng như chưa có hướng dẫn chính xác về nó”, de Pol nói thêm.
Cơ quan Tiền tệ Hong Kong (HKMA) cho biết lệnh cấm vận của Mỹ không có giá trị pháp lý tại đặc khu. Các ngân hàng Hong Kong không có nghĩa vụ tuân thủ lệnh trừng phạt này, khác với những biện pháp cấm vận của Liên Hợp Quốc. HKMA không bình luận về khả năng cấm các ngân hàng thực thi lệnh cấm vận của Washington.
Khu trung tâm tài chính của Hong Kong hồi tháng 7/2019. Ảnh: Reuters.
Albert Chen và Simon Young, hai giáo sư ngành luật ở Đại học Hong Kong, cho rằng những công ty tài chính ở đặc khu sẽ không phạm luật an ninh “khi tham gia quá trình áp dụng lệnh cấm vận” nhưng sẽ phải chịu trách nhiệm trong một số trường hợp cụ thể.
Những công ty chịu tác động lớn nhất sẽ là các ngân hàng và hãng quản lý tài sản của Mỹ. “Nhiều khả năng chi nhánh Hong Kong sẽ phải tuân theo chỉ đạo từ tổng hành dinh tại Mỹ”, Josephine Chung, giám đốc công ty tư vấn CompliancePlus Consulting, nhận xét.
Các doanh nghiệp không phải của Mỹ có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ ngân hàng, tài chính cho những người bị cấm vận, nhưng họ sẽ không được hoạt động trong hệ thống tài chính Mỹ hay giao dịch với cá nhân, tổ chức nước này.
Lệnh trừng phạt của Mỹ được ban hành trên cơ sở “Sắc lệnh về Bình thường hóa Hong Kong”, được Trump ký ngày 14/7 và bổ sung vào Đạo luật Tự trị Hong Kong, trong đó quy định quá trình định danh và cấm vận những công ty tài chính quốc tế cố tình “thực hiện các giao dịch đáng kể” với những người liên quan đến tình trạng hiện tại ở đặc khu.
Những cá nhân trong danh sách này chưa được công bố. Mỹ cũng chưa làm rõ những tiêu chuẩn để giao dịch được coi là “đáng kể”. Điều đó khiến các công ty tài chính nước ngoài ở Hong Kong luôn trong trạng thái sẵn sàng đón nhận đòn trừng phạt từ Washington.
Hong Kong đáp trả cực gắt với lệnh trừng phạt mới của Mỹ
Chính quyền Hong Kong đã phản ứng gay gắt với các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với 11 quan chức cấp cao ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong.
Chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong ngày 8/8 đã chỉ trích gay gắt cái gọi là "lệnh trừng phạt" của chính phủ Mỹ đối với 11 quan chức của Trung Quốc đại lục và Chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong.
Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức cấp cao ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong.
Danh sách bao gồm người đứng đầu chính quyền Hong Kong Carrie Lam, cảnh sát trưởng Hong Kong Chris Tan, bộ trưởng an ninh John Lee, bộ trưởng tư pháp Teresa Cheng, giám đốc Văn phòng các vấn đề Hong Kong và Macau của Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hạ Bảo Long, người đứng đầu văn phòng chính quyền trung ương CHND Trung Hoa tại Hong Kong Lạc Huệ Ninh và những người khác.
Bộ Tài chính Mỹ hôm 7/8 đã yêu cầu đóng băng tài sản tại nước này đối với đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam cùng 10 quan chức và cựu quan chức của đặc khu và Trung Quốc vì vai trò của họ trong việc "tước đi các quyền tự do chính trị" ở đặc khu, động thái khiến Trung Quốc chỉ trích gay gắt. Mỹ cho biết họ áp đặt các biện pháp trừng phạt vì những người này "làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong và hạn chế quyền tự do ngôn luận và hội họp của công dân Hong Kong", thông cáo báo chí của Bộ Tài chính Mỹ cho biết.
Phát ngôn viên chính quyền Hong Kong hôm 8/8 cho biết đặc khu sẵn sàng ủng hộ Trung Quốc có các biện pháp trả đũa sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên 11 quan chức Trung Quốc và Hong Kong. Người phát ngôn này cho rằng lệnh trừng phạt của Mỹ là hành động can thiệp trắng trợn công việc nội bộ của Trung Quốc và nhấn mạnh điều đó không đe dọa được Hong Kong.
Báo Bloomberg: Mỹ sẽ trừng phạt Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Theo Bloomberg, chính quyền Tổng thống Trump sẽ trừng phạt Trưởng đặc khu hành chính Carrie Lam và các quan chức Trung Quốc khác vì vai trò trong việc "hạn chế các quyền tự do chính trị tại đặc khu". Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam (Ảnh: Reuters) Bloomberg dẫn 3 nguồn tin biết về vấn đề này cho hay,...