Tác động tiềm tàng với Ukraine từ chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Nga
Chuyến thăm đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống Nga tới một quốc gia NATO kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) ngày 13/10/2022. Ảnh: EPA/EFE
Tổng thống Vladimir Putin ngày 12/2 sẽ đặt chân tới một quốc gia NATO lần đầu tiên kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào năm 2022.
Theo kế hoạch, Tổng thống Putin sẽ gặp người đồng cấp nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan để thảo luận về một thỏa thuận mới tiềm năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết hồi tuần trước: “ Thỏa thuận ngũ cốc trước đây hoạt động theo một cơ chế nhất định. Bây giờ các bên thấy rằng có thể sử dụng một cơ chế khác và hiện đang có những nỗ lực để cụ thể hóa khả năng này”. Cơ chế mới sẽ được xây dựng dựa trên cách tiếp cận của Ukraine đối với hàng xuất khẩu từ Biển Đen, trong đó các tàu Ukraine di chuyển sát bờ biển của các nước NATO để tránh sự phong tỏa của Nga.
Video đang HOT
Thông tin trên được đưa ra như một dấu hiệu đầy hy vọng trong bối cảnh Ukraine đang trong giai đoạn khó khăn. Sau nhiều tháng đàm phán, Quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Kiev, khiến Ukraine rơi vào tình thế khó khăn khi “mùa giao tranh” chính lại đến gần.
Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky đang tiến hành cải tổ lớn trong chính quyền và lực lượng vũ trang Ukraine khi Avdiivka sắp “thất thủ” trước các lực lượng Nga.
Khôi phục thỏa thuận ngũ cốc sẽ mang lại sự chắc chắn hơn cho Kiev giữa những thách thức này. Có lẽ quan trọng nhất, điều đó sẽ giúp giảm căng thẳng giữa Ukraine và phần còn lại của châu Âu, nơi nông dân một số nước láng giềng phàn nàn rằng việc nhập khẩu thực phẩm từ Ukraine ngày càng tăng làm suy yếu hoạt động kinh doanh của họ.
Nhập khẩu ngũ cốc Ukraine giá rẻ là một vấn đề đặc biệt khó giải quyết trong mối quan hệ của Ukraine với Ba Lan, một trong những đồng minh của Kiev. Trong những tháng gần đây, nông dân Ba Lan đã chặn các cửa khẩu biên giới để phản đối các quy định nới lỏng của EU đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine, trong khi một số nhà lãnh đạo nông nghiệp hiện đang kêu gọi tiến hành cuộc phong tỏa toàn diện hơn đối với biên giới Ukraine, cùng với một cuộc tổng đình công.
Một thỏa thuận ngũ cốc mới sẽ không giải quyết được hoàn toàn những vấn đề này, nhưng nó chắc chắn sẽ giúp ích cho Ukraine vào thời điểm quan trọng.
Tất nhiên, tất cả những điều này phụ thuộc vào Tổng thống Putin, người đã hủy bỏ thỏa thuận Biển Đen ban đầu vào năm ngoái và cáo buộc phương Tây không tuân thủ thỏa thuận khi không cho phép xuất khẩu phân bón của Nga. Mặc dù không có quốc gia phương Tây nào là bên trực tiếp tham gia thỏa thuận nhưng các quan chức Nga lập luận rằng nó không thể được thực hiện nếu không nới lỏng một số lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tin tốt cho Ukraine là ông Putin vẫn duy trì mối quan hệ tốt với Tổng thống Erdogan, người nổi lên như một nhà trung gian hòa giải quan trọng giữa Nga và phương Tây trong vài năm qua. Cuộc gặp ngày 12/2 sẽ là phép thử cho mối quan hệ đó.
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ xúc tiến thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết các ngoại trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen trong ngày 17/7, đồng thời bày tỏ hy vọng hai bên sẽ đạt được tiến triển về vấn đề này sau khi Moskva tuyên bố ngừng tham gia thỏa thuận.
Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Tổng thống Erdogan bày tỏ tin tưởng rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn duy trì thỏa thuận này, vốn nhằm tạo điều kiện cho xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen. Ông hy vọng cuộc thảo luận giữa Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov sẽ đạt được tiến triển. Ông Erdogan cũng tuyên bố sau chuyến công du các nước vùng Vịnh, ông sẽ có cuộc thảo luận với Tổng thống Putin vào ngày 19/7. Hai bên dự kiến bàn về cách thức xúc tiến việc vận chuyển phân bón và ngũ cốc của Nga. Theo kế hoạch, hai nhà lãnh đạo này sẽ gặp nhau tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 8.
Trước đó, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov tuyên bố phần thỏa thuận liên quan đến Nga vẫn không được thực hiện nên thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen hết hiệu lực vào ngày 17/7. Ông Peskov cũng nhấn mạnh ngay khi phần liên quan đến Nga được thực hiện, phía Nga sẽ "ngay lập tức" quay trở lại thực hiện thỏa thuận. Trong khi đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova cũng cho biết nước này đã chính thức thông báo cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên hợp quốc về việc không gia hạn thỏa thuận ngũ cốc.
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen kí kết ngày 22/6/2022 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) với thời hạn 120 ngày và sau đó được gia hạn 3 lần. Một phần của thỏa thuận quy định trình tự đưa ngũ cốc từ các cảng do Kiev kiểm soát, phần khác đề cập đến việc xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga ra thị trường thế giới vẫn chưa được thực hiện.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận phần liên quan đến Nga hoàn toàn không được thực hiện đối với bất kì điều khoản nào, trong khi việc vận chuyển lượng thực của Ukraine được đảm bảo.
Ngoài ra, ngũ cốc từ Ukraine được xuất khẩu không phải sang các nước nghèo nhất mà chủ yếu sang phương Tây.
Điện Kremlin phản ứng với cảnh báo NATO đang chuẩn bị cho 'xung đột cường độ cao' Điện Kremlin cho rằng các nước châu Âu đang gây ra mối đe dọa cho Nga, sau khi Cộng hòa Séc cảnh báo các quốc gia NATO đang chuẩn bị cho "cuộc xung đột cường độ cao" với Moskva. Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov. Ảnh: "Không phải Nga đe dọa châu Âu, mà chính châu Âu gây ra mối...