Tác động tích cực từ chính sách dân số
Nước ta có 10 dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người có số dân dưới 5.000 người, trong đó có 5 dân tộc dưới 1.000 người.
Có những thời điểm, các dân tộc này đứng trước nguy cơ suy giảm nòi giống cả về số lượng và chất lượng. Đảng và Nhà nước đã phải can thiệp bằng nhiều chính sách khác nhau, trong đó có chính sách dân số (DS) để bảo tồn các DTTS này.
Cán bộ y tế huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình theo dõi sức khỏe bà mẹ mang thai tại nhà. Ảnh: Thu Thủy
Chúng tôi đã có dịp tới xã Phố Là, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang để tìm hiểu về cuộc sống của người Pu Péo, một trong số những dân tộc có DS chưa khi nào vượt quá 1.000 người. Người Pu Péo được coi là những chủ nhân đầu tiên của vùng cao nguyên đá Hà Giang, có tiếng nói riêng. Người Pu Péo có nền văn hóa truyền thống rất đặc sắc với hệ thống tín ngưỡng độc đáo thờ thần rừng, thần suối, thần sông, thần cây, thờ cúng tổ khác biệt với những dân tộc khác. Là chủ nhân của kho di sản văn hóa đồ sộ nhưng DS của người Pu Péo cho đến ngày nay còn khá khiêm tốn. Người Pu Péo ít tới mức, ông Củng Chẩn Tráng, một người được coi là “già làng” ở xã Phố Là – nơi có đông người Pu Péo sinh sống nhất có thể nắm rõ được dân tộc ông có những dòng họ, gia đình nào, hiện đang sinh sống ở đâu. Do DS quá ít mà các cặp vợ chồng trẻ lại “lười đẻ” nên ông Tráng luôn thường trực nỗi lo dòng giống người Pu Péo sẽ suy thoái.
Theo kết quả Điều tra DS và nhà ở năm 2009 do Tổng cục Thống kê thực hiện, người Pu Péo có 687 người. Để tránh suy giảm nòi giống, thanh niên nam nữ dân tộc Pu Péo không kết hôn với nhau mà kết hôn với người của các dân tộc khác. Cùng với đó, Nhà nước cũng có các chính sách can thiệp tới số lượng và chất lượng DS của người Pu Péo qua việc khuyến khích sinh con, tặng tiền cho người sinh con, cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản và nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội khác. Điều này giúp cho chất lượng giống nòi của người Pu Péo được cải thiện, số dân cũng tăng lên 903 người vào năm 2019.
Một dân tộc khác luôn ở trong chế độ “của hiếm” là người Brâu. Năm 2009, dân tộc này chỉ có 397 người. Đến năm 2019, DS của dân tộc này tăng lên được 525 người. Cùng là “của hiếm”, dân tộc Ơ Đu thậm chí còn có DS ít hơn, chỉ có 376 người vào năm 2009. Người Ơ Đu cư trú tập trung chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Sau 10 năm, bằng mọi biện pháp “kích cầu”, DS của dân tộc Ơ Đu chỉ tăng thêm 52 người lên mức 428 người. Đây cũng chính là dân tộc có DS ít nhất trong cộng đồng 53 DTTS ở nước ta theo kết quả Tổng Điều tra DS và nhà ở năm 2019. Chia trung bình, 10 năm qua, mỗi năm, dân tộc Ơ Đu có thêm 5,2 người, một con số vô cùng khiêm tốn.
Video đang HOT
Nhìn tổng thể, có thể thấy, trong suốt nhiều năm qua, một số DTTS có tỷ lệ tăng DS bình quân năm cao như Ngái (4,66% ), Cờ Lao (4,18% ), Bố Y (3,52%); Cống (2,96%); Mảng (2,29%) nhưng chưa khi nào DS của các dân tộc này vượt quá ngưỡng 5.000 người. Còn DS của các dân tộc: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu và Ơ Đu chưa khi nào vượt quá 1.000 người. Về lâu dài nếu không có sự can thiệp về chính sách mạnh mẽ hơn nữa, rất có thể số lượng và chất lượng DS của các dân tộc này sẽ không thể có kết quả mang tính đột phá.
Thực tế, số liệu điều tra năm 2019 cho thấy, chất lượng DS của đồng bào DTTS rất ít người vẫn còn thấp, thể hiện ở tầm vóc thấp hơn so với các dân tộc khác, tuổi thọ cũng thấp hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình cả nước. Trong khi đó, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tỉ lệ tảo hôn, tỉ lệ chết thô đều cao hơn bình quân cả nước, cá biệt, một số dân tộc có tỉ lệ chết thô rất cao như Brâu (15,24 phần nghìn) Pu Péo (13,29 phần nghìn) so với mức trung bình 7,65 phần nghìn của cả nước. Các bệnh, tật di truyền bẩm sinh ở các DTTS rất ít người cũng rất cao…
Trước thực trạng số lượng và chất lượng DS của các DTTS rất ít người vẫn còn hạn chế, Đảng và Nhà nước đã liên tiếp ban hành các chính sách để bảo tồn và phát triển các DTTS rất ít người mang tính chất chiến lược và bao trùm toàn diện hơn, thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các DTTS. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22-11-2019 phê duyệt Chiến lược DS Việt Nam đến năm 2030. Một trong 8 mục tiêu của chiến lược là bảo vệ và phát triển DS các DTTS có dưới 10.000 người (10 dân tộc đã nói ở trên). Theo đó, chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030, duy trì tỉ lệ tăng DS của các DTTS dưới 10.000 người cao hơn mức bình quân chung cả nước; Cơ bản ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS; Bảo đảm tốc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng DS cả các DTTS dưới 10.000 người cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước.
Trẻ em dân tộc thiểu số là một trong những đối tượng được hưởng nhiều chính sách chăm sóc để phát triển toàn diện. Ảnh: Bích Nguyên
Mới đây, ngày 10-4-2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký Quyết định số 499/QĐ-TTg (QĐ 499) phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và phát triển các DTTS rất ít người giai đoạn 2021 – 2030″. Theo Chương trình này, 16 DTTS rất ít người sinh sống tập trung trên địa bàn 12 tỉnh (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum) sẽ được hỗ trợ để nâng cao chất lượng DS. Đối tượng của chương trình là đồng bào thuộc các DTTS: Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Ngái, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu, Lự, Chứt, Pà Thẻn, La Ha, La Hủ, Lô Lô. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ cải thiện tình trạng DS của các DTTS rất ít người cả về số lượng và chất lượng, giảm mạnh tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng DS, bảo đảm sự phát triển đồng đều và bình đẳng giữa các dân tộc.
Hy vọng với những những chính sách DS đã triển khai cùng với việc thực hiện Chiến lược DS Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình “Bảo vệ và phát triển các DTTS rất ít người giai đoạn 2021 – 2030″ chất lượng DS của các DTTS rất ít người sẽ có chuyển biến tích cực.
Tuyển sinh đầu cấp tại miền núi: Hóa giải điểm khó
Công tác tuyển sinh đầu cấp tại nhiều địa phương đã và đang gấp rút hoàn tất. Ở nhiều nơi dù điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn, song nhà trường, thầy cô nỗ lực vận động để duy trì tỉ lệ 100% học sinh (HS) vào lớp 1.
Tỉ lệ HS vào lớp 1 hàng năm tại huyện Quản Bạ - Hà Giang luôn đạt từ 99,9 -100%.
Gấp rút hoàn thiện tuyển sinh
Ông Lê Trung Thành - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ (Hà Giang) cho biết: Việc tuyển sinh vào lớp 1 các trường tiểu học tại huyện Quản Bạ đang ở giai đoạn "nước rút" thu nhận hồ sơ, xét đầu vào... Tuy nhiên, để việc tuyển sinh diễn ra thuận tiện, trước đó 1 - 2 tháng nhà trường tiến hành tuyển sơ lược hồ sơ của trẻ mầm non lớp 5 tuổi ngay khi kết thúc năm học. Tháng 8 sẽ kiểm duyệt, hoàn thiện với hồ sơ còn thiếu... sau đó chuyển lên Phòng GD&ĐT để phê duyệt. Năm học 2020 - 2021, huyện Quản Bạ dự kiến đón khoảng 1.500 HS vào lớp 1.
Tại huyện vùng cao Si Ma Cai (Lào Cai), ông Nhâm Tiến Đức - Phó Trưởng phòng GD&ĐT thông tin: Công tác tuyển sinh trẻ mầm non và HS vào lớp 1 đã tiến hành xong. Năm nay, Si Ma Cai đón 947 HS/68 lớp cho 17 trường có cấp tiểu học.
Cũng theo ông Nhâm Tiến Đức, công tác tuyển sinh trẻ mầm non và tiểu học tại Si Ma Cai đạt tỉ lệ 100% từ 10 năm nay. Tuyển sinh đầu cấp không còn là việc khó khăn đối với bậc MN, tiểu học, THCS. Riêng tuyển sinh đầu cấp vào THPT khó khăn hơn bởi HS bước vào lứa tuổi có thể lao động, các gia đình có xu hướng cho con ở nhà phụ việc.
Theo ông Nguyễn Văn Lịch - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Bình (Yên Bái), tuyển sinh đầu cấp vào MN, tiểu học, THCS trên địa bàn huyện hiện nay không còn là "bài toán" khó giải. Việc tuyển sinh với sự hỗ trợ từ các cấp ngành, đồng thời ngành Giáo dục lên phương án tuyển sinh từ sớm nên càng thuận lợi, nhanh chóng. Nhiều năm trở lại đây, ngành luôn tuyển đủ 100% trẻ từ MN lên tiểu học.
Chấm dứt nỗi lo tuyển sinh
Bà Mua Thị Hồng Minh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Minh (Hà Giang) cho hay: Công tác tuyển sinh lớp 1 trên địa bàn huyện Yên Minh đang gấp rút tiến hành. Tuy nhiên, từ lâu tỉ lệ tuyển sinh HS vào lớp 1 đã đạt 100%. Tình trạng HS học hết mầm non không theo học tiếp lớp 1 cơ bản đã chấm dứt.
Bà Mua Thị Hồng Minh chia sẻ: Có được kết quả trên, huyện Yên Minh nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía. Về phía ngành Giáo dục luôn tích cực tuyên truyền việc đưa trẻ đến trường, vai trò của giáo dục đối với trẻ vùng cao khi bước vào cuộc sống... đến các bậc phụ huynh. Đặc biệt, những năm gần đây nhận thức của bà con dân tộc đã nâng lên đáng kể. Khi thấy được hiệu quả, vai trò của giáo dục, bà con chủ động gửi trẻ tới trường. Phối hợp tích cực cùng các trường học không để xảy ra tình trạng HS bỏ trốn học, duy trì ổn định sĩ số HS tới trường lớp trong suốt năm học.
Ông Lê Trung Thành - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ (Hà Giang) chia sẻ kinh nghiệm tuyển sinh đầu cấp đạt tỉ lệ cao: Với HS lớp 1, công tác tuyển sinh tiến hành chặt chẽ ngay từ khâu bàn giao danh sách trẻ 5 tuổi cho các trường tiểu học vào cuối năm học. Khi trường tiểu học có danh sách sẽ tiến hành rà soát hoàn cảnh, hồ sơ lý lịch từng HS. Với HS hoàn cảnh khó khăn, có tâm tư nguyện vọng... GV sẽ xuống tận nơi làm công tác vận động. Mặt khác, hướng dẫn phụ huynh HS hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cho trẻ vào lớp 1. Với trường hợp HS không đủ giấy tờ (giấy khai sinh, chứng nhận được hưởng chế độ hỗ trợ...), GV sẽ đồng hành cùng phụ huynh hoàn thiện, thậm chí hoàn thiện thay gia đình.
Ông Nhâm Tiến Đức, Phó Trưởng phòng GD&ĐT Si Ma Cai (Lào Cai) cũng bày tỏ: Việc tuyển sinh đầu cấp tại huyện Si Ma Cai đạt tỉ lệ cao bởi quá trình người dân lên nương rẫy lao động kiến sống không có chỗ gửi trẻ. Trong khi đó gửi trẻ tới trường được chăm sóc, học tập, an toàn... Mặt khác, HS vùng khó được hưởng các chế độ hỗ trợ của Nhà nước và địa phương cũng là sự khuyến khích đáng kể để cha mẹ gửi trẻ tới trường.
Các trường tiểu học đã chủ động bám sát số HS MN ra trường, làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh ngay sau khi kết thúc bậc học mầm non. Ngoài ra, nhà trường cũng tích cực trong việc hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hưởng các chế độ chính sách của Chính phủ và địa phương đối với HS vùng khó để được hưởng sự hỗ trợ về học phí, sách bút, chế độ bán trú... Khi có thêm nguồn lực hỗ trợ hàng tháng, người dân càng yên tâm gửi con tới trường học tập, công tác tuyển sinh đầu cấp thêm thuận lợi. - Ông Nguyễn Văn Lịch
Học sinh hưởng lợi từ đổi mới sáng tạo mô hình giáo dục Những vườn rau xanh mướt, nhiều loại gia súc gia cầm được nuôi thả phong phú trong nông trại nhà trường. Đó là mô hình giáo dục gắn với lao động sản xuất được nhiều trường học vùng cao áp dụng thành công. Sự đổi mới sáng tạo trong mô hình giáo dục đã giúp HS được học kiến thức một cách trực...