Tác động quân sự với Nga và Ukraine khi phương Tây nới lỏng hạn chế về tên lửa tầm xa
Quyết định của Mỹ và đồng minh về việc cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow cho Ukraine đán.h dấu một bước ngoặt quan trọng, với tiềm năng không chỉ thay đổi cục diện chiến trường mà còn đặt ra thách thức lớn cho chiến lược quân sự của Nga.
Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, quyết định mới đây của Mỹ và đồng minh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do họ cung cấp như Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) hay Storm Shadow sẽ có tác động đáng kể trên chiến trường. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của Ukraine mà còn tác động mạnh mẽ đến chiến lược quân sự của Nga.
Tác động về quân sự với Nga
Quyết định của Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS hay Anh với Storm Shadow với tầm bắ.n xa hơn có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong chiến lược quân sự của Nga. Việc triển khai những tên lửa này sẽ buộc Moskva phải điều chỉnh vị trí triển khai lực lượng của mình. Theo tờ Wall Street Journal, quân đội Nga sẽ phải di chuyển vị trí triển khai lực lượng ra xa tiề.n tuyến hơn, làm giảm khả năng tiếp cận và phản ứng nhanh của họ.
Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa hơn cũng có thể dẫn đến việc các kho vũ khí, sân bay và căn cứ quân sự của Nga trở thành mục tiêu tiềm năng cho các cuộc tấ.n côn.g.
Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lực lượng Nga có thể gặp khó khăn trong việc bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước mối đ.e dọ.a từ các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa ATACMS hoặc Storm Shadow.
Ví dụ, biến thể bom chùm của ATACMS chứa tới 950 quả bom bi M74 có tính sát thương cao và có tầm bắ.n lên tới 300km. Bất kỳ đơn vị nào của Nga được triển khai để phản công ở Kursk giờ đây sẽ rất dễ bị tổn thương, với số thương vong có thể vượt quá tỷ lệ hiện tại.
Nếu ATACMS gây khó khăn cho lực lượng tiến hành phản công của Nga thì việc sử dụng tên lửa Storm Shadow và tên lửa hành trình tương tự Scalp của Pháp sẽ gây khó khăn cho các chỉ huy Nga. Với tầm bắ.n 550km, vũ khí trị giá 2 triệu USD/tên lửa này mang theo đầu đạn nặng 950kg có thể xuyên sâu vào các tòa nhà và boongke. Những nơi trước đây được coi là trụ sở chỉ huy và kiểm soát an toàn, có thể sớm bị biến thành đống đổ nát.
Video đang HOT
Trước các mối đ.e dọ.a trên, Điện Kremlin sẽ nhận thấy tầm quan trọng của việc bố trí các tên lửa đán.h chặn để bảo vệ các địa điểm chiến lược của mình, nhưng hệ thống phòng không của điện Kremlin sẽ phải chịu áp lực rất lớn vì phải bảo vệ Moskva, St Petersburg và các khu vực quan trọng khác khỏi các cuộc tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái của Ukraine.
Tuy nhiên, Sam Cranny-Evans, chuyên gia quân sự tại viện nghiên cứu anh ninh và quốc phòng RUSI có trụ sở tại London, cho biết việc cấp phép sử dụng tên lửa tầm xa cho Ukraine là “quá muộn”, vì Nga đã di chuyển hầu hết máy bay của mình ra khỏi tầm bắ.n của ATACMS. “Tác động có thể chỉ là tạm thời. Để tiê.u diệ.t mục tiêu cần có quy mô để đạt được hiệu ứng lớn. Vì vậy, có thể cần một số Storm Shadow để phá hủy hoàn toàn một cây cầu hoặc để đảm bảo rằng một tên lửa có thể vượt qua được hệ thống phòng không. Số lượng tên lửa tầm xa của Ukraine không rõ ràng và các bệ phóng có thể phóng chúng cũng bị hạn chế”, chuyên gia này lưu ý.
Bên cạnh đó, Moskva cũng có thể phản ứng mạnh mẽ trước những thay đổi này. Điện Kremlin đã cảnh báo rằng quyết định cho phép Ukraine sử dụng ATACMS tầm xa tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga chỉ “đổ thêm dầu vào lửa” và có thể dẫn đến những hành động đáp trả. Điều này có thể bao gồm việc tăng cường các cuộc tấ.n côn.g vào Ukraine hoặc điều chỉnh chiến lược phòng thủ để bảo vệ các khu vực quan trọng.
Tờ The National của UAE dẫn lời Chuẩn tướng Ben Barry, thuộc viện nghiên cứu IISS, cho rằng vũ khí tầm xa mới có thể “làm chậm cuộc tấ.n côn.g của Nga”, nhưng cũng cảnh báo rằng “điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những hành động gây ra hậu quả leo thang”, đặc biệt nếu tên lửa của phương Tây gây ra thương vong cho thường dân Nga.
Tác động về quân sự với Ukraine
Đối với Ukraine, việc được phép sử dụng tên lửa ATACMS hay Storm Shadow tầm xa mang lại một số cơ hội chiến lược. Theo AP, các nhà lãnh đạo Ukraine đã vận động để phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa hơn nhằm thay đổi cán cân sức mạnh trong một cuộc chiến mà Nga có nhiều nguồn lực hơn, đồng thời tấ.n côn.g chính xác vào các căn cứ không quân, kho tiếp tế và trung tâm thông tin liên lạc cách biên giới hàng trăm km.
Như vậy, việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấ.n côn.g các mục tiêu quan trọng bên trong lãnh thổ Nga không chỉ giúp làm suy yếu sức mạnh không quân của Nga mà còn làm suy yếu các tuyến tiếp tế mà Moskva cần để tiến hành các cuộc không kích hàng ngày vào Ukraine cũng như duy trì cuộc tấ.n côn.g quân sự trên bộ. Ngoài ra, nếu được sử dụng ở Kursk, các loại vũ khí này có thể sẽ khiến quân đội Nga gặp khó khăn hơn trong phản công và làm phức tạp thêm các kế hoạch tác chiến. Tờ The Guardian của Anh nêu rõ: Việc sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ sẽ có thể phá hủy các kho vũ khí, đạn dược, đường tiếp tế và căn cứ quân sự của đối phương, điều này sẽ củng cố đáng kể vị thế của quân Ukraine trên tiề.n tuyến.
Có thể nói, trước lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump vào tháng 1/2025, việc sử dụng ATACMS không chỉ giúp Ukraine tăng cường sức mạnh quân sự của Ukraine cho đến khi nước này buộc phải tham gia các cuộc đàm phán hòa bình. Bên cạnh đó, việc cung cấp những loại vũ khí như vậy có thể ảnh hưởng tích cực đến tinh thần của người Ukraine trong thời điểm khó khăn.
Tuy nhiên, Ukraine cũng đối mặt với nhiều thách thức trong việc triển khai hiệu quả loại vũ khí này. Theo tờ The Guardian của Anh, mặc dù ATACMS sẽ cung cấp khả năng tấ.n côn.g sâu hơn, nhưng việc quân đội Ukraine thiếu hụt nhân sự được đào tạo có thể hạn chế khả năng khai thác tối đa tiềm năng của ATACMS.
Tờ The Guardian nhấn mạnh rằng ATACMS hay Storm Shadow không phải là “cây đũa thần” giải quyết mọi vấn đề cho Ukraine. Tác động thực sự của việc sử dụng ATACMS sẽ phụ thuộc vào cách thức mà Ukraine triển khai chiến lược của mình và liệu họ có đủ nguồn lực để thực hiện những cuộc tấ.n côn.g hiệu quả hay không.
Như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã phát biểu: “Tôi không tin rằng một khả năng nào đó sẽ mang tính quyết định và tôi vẫn giữ nguyên quan điểm đó”, đồng thời lưu ý Ukraine còn có những phương tiện khác để tấ.n côn.g các mục tiêu tầm xa.
Về phần mình, người phát ngôn Lầu Năm Góc Charlie Dietz cho biết ATACMS sẽ không phải là câu trả lời cho mối đ.e dọ.a chính mà Ukraine phải đối mặt, như bom lượn của Nga, được bắ.n từ khoảng cách hơn 300 km, vượt quá tầm bắ.n của ATACMS.
Ngoài ra, nguồn cung cấp ATACMS nói chung có hạn, vì vậy các quan chức Mỹ trước đây đã đặt câu hỏi liệu họ có thể cung cấp đủ cho Ukraine để tạo ra sự khác biệt hay không – mặc dù một số người ủng hộ cho rằng ngay cả một vài cuộc tấ.n côn.g sâu hơn vào bên trong lãnh thổ Nga cũng sẽ buộc quân đội nước này phải thay đổi cách triển khai và tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn.
Jennifer Kavanagh, Giám đốc phân tích quân sự tại Defense Priorities, thừa nhận quyết định mới của chính quyền Biden về ATACMS sẽ không làm thay đổi tiến trình của cuộc chiến: “Để thực sự gây tổn thất cho Nga, Ukraine sẽ cần kho dự trữ ATACMS lớn, thứ mà họ không có và sẽ không nhận được vì nguồn cung cấp của Mỹ có hạn. Hơn nữa, trở ngại lớn nhất mà Ukraine phải đối mặt là thiếu nhân sự được đào tạo, một thách thức mà cả Mỹ và các đồng minh châu Âu của họ đều không thể giải quyết được”.
Tóm lại, quyết định từ phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa hơn của họ để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga là một bước đi quan trọng trong nỗ lực củng cố sức mạnh quân sự của Kiev. Tuy nhiên, tác động thực sự của quyết định này sẽ phụ thuộc vào cách thức mà cả hai bên triển khai chiến lược của mình trong bối cảnh mới. Nếu Ukraine có thể tận dụng tốt khả năng tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga, điều này có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trên chiến trường. Ngược lại, Nga cũng sẽ thích ứng và điều chỉnh chiến lược để bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước mối đ.e dọ.a từ ATACMS hay Storm Shadow.
Bằng chứng mới cho thấy Israel đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống phòng không Iran
Hình ảnh vệ tinh và phân tích từ các chuyên gia xác nhận tổn thất lớn, khiến Iran trở nên dễ bị tổn thương trước các cuộc tấ.n côn.g tiếp theo, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn trong việc thay thế hệ thống bị phá hủy.
Hình ảnh đăng trên website của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho thấy thiết bị bay không người lái được cho là của Israel b.ị bắ.n rơi gần cơ sở hạt nhân Natanz của Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông tin từ các chuyên gia chia sẻ với tờ The National (UAE) ngày 4/11, cuộc không kích quy mô lớn của Israel vào Iran đã gây thiệt hại nghiêm trọng hơn nhiều so với các báo cáo trước đây. Điều này khiến Iran hiện đang rất dễ bị tổn thương trước các cuộc tấ.n côn.g tiếp theo.
Hình ảnh vệ tinh đã cho thấy nhiều hệ thống radar và tên lửa phòng không tiên tiến của Iran đã bị phá hủy hoặc hư hại trong đợt tấ.n côn.g từ Israel hôm 26/10 vừa qua. Trong đó có hệ thống radar Ghadir - có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 1.100km và máy bay ở tầm 600km.
Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ đán.h giá, thiệt hại đối với hệ thống phòng không đã làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phòng thủ của Iran. Điều này khiến các cuộc tấ.n côn.g tiếp theo của Israel vào Iran trở nên dễ dàng và ít rủi ro hơn.
Cuộc tấ.n côn.g được thực hiện bởi khoảng 100 máy bay, bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình F-35, F-16 và F-15. Quân đội Israel đã tiến hành ba đợt không kích tầm xa, nhằm vào ít nhất 20 mục tiêu trên khắp Iran.
Megan Sutcliffe, chuyên gia về Trung Đông tại công ty tình báo Sibylline, nhận định việc phá hủy các hệ thống radar đã làm suy yếu đáng kể khả năng phản ứng của Iran trước các cuộc tấ.n côn.g trên không. Các cuộc tấ.n côn.g bổ sung vào hệ thống radar ở Iraq và Syria cũng làm Iran giảm khả năng phát hiện các đợt tấ.n côn.g tầm xa trong khu vực.
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Israel tiết lộ phần lớn hệ thống tên lửa S-300 của Iran - vốn có thể bắ.n hạ máy bay trong phạm vi 400km, hiện đã không còn hoạt động được.
Ngoài ra, Israel còn nhắm vào các hệ thống phòng thủ có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của Iran. Hình ảnh vệ tinh cho thấy hệ thống phòng không quanh nhà máy lọc dầu Abadan và khu phức hợp hóa dầu Bandar Imam Khomeini - nơi sản xuất hàng triệu tấn sản phẩm dầu mỏ để xuất khẩu, đã bị phá hủy.
Việc sửa chữa các thiệt hại này có thể mất nhiều tháng. Một khó khăn lớn là hệ thống phòng không của Nga đang phải hoạt động hết công suất để chống lại các cuộc tấ.n côn.g từ Ukraine, nên việc thay thế các hệ thống bị phá hủy sẽ mất thời gian. Nga cũng có thể đòi giá cao, buộc Iran phải tìm kiếm nguồn cung khác, chẳng hạn từ Trung Quốc.
Các cơ sở sản xuất vũ khí của Iran cũng bị nhắm tới. Cơ sở tên lửa Shahroud ở tỉnh Semnan - nơi chế tạo tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn và khu công nghiệp quốc phòng Parchin đã bị tấ.n côn.g. Theo các chuyên gia, Iran có thể mất tới một năm để khôi phục khả năng sản xuất tên lửa tiên tiến.
Với những thiệt hại này, Iran khó có thể cân nhắc tấ.n côn.g trực tiếp vào Israel trong vài tháng tới, ít nhất là cho đến khi hoàn thành việc sửa chữa hệ thống phòng không. Tình hình có thể trở nên phức tạp hơn nếu Donald Trump - người ủng hộ mạnh mẽ Israel và chống Iran, đắc cử tổng thống Mỹ.
Thách thức bủa vây tứ bề, Ukraine mắc kẹt trong vòng xoáy xung đột Ukraine đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khi Nga tăng cường tấ.n côn.g trên các mặt trận sau gần 3 năm xung đột. Ukraine đang đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc chiến với Nga (Ảnh: Getty). Cuộc chiến ở Ukraine đang tiến gần đến cuối năm thứ ba, với việc Nga theo đuổi các cuộc tấ.n côn.g không...