Tác động khủng khiếp của đại dịch COVID-19 với kinh tế Anh
Hàng nghìn chiếc xe mới xếp kín bãi để xe ở căn cứ cũ của Không quân Hoàng gia Anh cho thấy tác động khủng khiếp của đại dịch COVID-19 với nền kinh tế nước này.
Ngành công nghiệp ô tô Anh tiết lộ doanh số bán xe mới của họ giảm tới 97% trong tháng 4 xuống mức thấp nhất kể từ năm 1946.
Quy mô của cuộc khủng hoảng này phần nào được phản ánh trong bức ảnh chụp lại bãi để xe tại căn cứ không quân Upper Heyford gần Bicester, Oxfordshire.
Trước mùa dịch, các mẫu xe được lưu trữ tại bãi để xe này trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi chuyển tới phòng trưng bày. Vì dịch bệnh, các showroom phải đóng cửa, người mua xe cũng phải hạn chế ra ngoài vì lệnh phong tỏa.
Bãi xe chật cứng xe ở Anh giữa mùa dịch. (Ảnh: Daily Mail)
Theo thống kê, các hãng sản xuất xe ở Anh chỉ bán ra 871 chiếc vào tháng trước, thấp hơn rất nhiều so với 68.000 chiếc được bán ra vào tháng 4/2019.
Khi Thủ tướng Anh Boris Johnson vạch ra các kế hoạch đưa mọi người trở lại làm việc, nhiều ngành công nghiệp ở Anh đã ngấm đòn vì lệnh phong tỏa.
1/10 số doanh nghiệp của Anh – khoảng 591.000 công ty – đứng trước nguy cơ phá sản do đại dịch.
Video đang HOT
Một báo cáo mới đây cảnh báo hơn 250.000 công ty Anh sẽ không thể tồn tại nếu lệnh phong tỏa kéo dài thêm 1 tháng.
Theo khảo sát mới nhất của IHS Markit, chỉ số mua hàng (PMI) ở Anh giảm xuống chỉ còn 13,4 vào tháng 4, mức thấp nhất kể từ năm 1996. Kỷ lục trước đó là 40,1 được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2018.
“Dữ liệu PMI của tháng 4 cho thấy sự suy thoái của nền kinh tế Anh trong quý 2 sẽ nghiêm trọng và lan rộng hơn bất cứ thứ gì từng thấy trong quá khứ”, nhà kinh tế Tim Moore của IHS Markit cho hay.
Tính tới hiện tại, Anh ghi nhận gần 200.000 ca mắc COVID-19 và 29.427 người chết.
Anh hiện là quốc gia có số người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 cao thứ 2 thế giới sau Mỹ, nơi ghi nhận hơn 72.054 người chết.
Thiếu thiết bị y tế trầm trọng, Anh vẫn cho xuất hàng ồ ạt sang EU
Bất chấp tình trạng thiếu hụt trầm trọng trong nước, Anh vẫn cho phép các công ty xuất khẩu hàng triệu khẩu trang và thiết bị y tế sang châu Âu.
"Không có lựa chọn khác"
Cuối tuần qua, hơn 6 triệu khẩu trang y tế đã được một công ty chuyên về trang thiết bị y tế hàng đầu của Anh đóng hàng chuyển lên những chiếc xe tải mang biển kiểm soát của EU đến các bệnh viện tại Đức, Tây Ban Nha và Italy.
Đáng chú ý, việc xuất khẩu hàng triệu trang thiết bị y tế này diễn ra trong bối cảnh các bệnh viện ở Anh gần như cạn kiệt trang thiết bị y tế thiết yếu và nhiều bác sỹ tại đây buộc phải chấp nhận "phơi mình trước virus SARS-CoV-2" để tránh phải chứng kiến bệnh nhân tử vong ngay trước mắt mình.
Trang thiết bị bảo hộ y tế chất đầy trong kho của Veenak International. Ảnh: Telegraph.
Trong khi đó, giới chức Anh trong nhiều ngày qua liên tục tuyên bố, việc thiếu hụt trang thiết bị y tế phòng chống Covid-19 là vấn đề toàn cầu và nhiều quốc gia đang đua tranh gay gắt để có thể mua được các trang thiết bị này từ các nhà máy ở Trung Quốc. Đến ngày 19/4, các bệnh viện tại Anh mới nhận được 12 triệu bộ đồ bảo hộ y tế, giảm đáng kể so với con số 33 triệu chỉ 2 tuần trước đó.
Trong khi đó, trong đêm 20/4, các công ty xuất khẩu y tế tại Anh cho biết, họ "không còn lựa chọn nào khác" là phải tiếp tục xuất các trang thiết bị y tế ra nước ngoài bởi lời đề nghị "được hỗ trợ cho hệ thống y tế trong nước" của họ liên tục bị Chính phủ Anh phớt lờ. Cũng theo các công ty này, kho hàng của họ đang trữ hàng triệu trang thiết bị y tế mà họ nhập từ Trung Quốc và giờ lại phải xuất sang EU.
Cụ thể, 3 chiếc xe tải mang biển kiểm soát của Italy đã có mặt tại kho hàng của Veenak International - một nhà phân phối dược phẩm lớn có trụ sở tại Birmingham - để nhận đơn hàng 750.000 chiếc khẩu trang y tế vào ngày 20/4. Những chiếc xe tải này sau đó lại vượt eo biển Manche trở về Italy.
Chỉ riêng tuần trước, Veenak International đã xuất hơn 6 triệu khẩu trang y tế từ 3 kho của mình sang các nước EU. Công ty này cho biết, hiện họ vẫn còn hàng triệu khẩu trang y tế nằm sẵn trong kho chờ xuất đơn theo tuần.
Giám đốc điều hành Veenak International Shan Hassam khẳng định: "Chúng tôi là một công ty rất có trách nhiệm với đất nước và luôn muốn làm hết sức mình để giúp Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi luôn đặt ưu tiên cao nhất cho đất nước nếu có cơ hội được làm như vậy".
Trước đó, công ty này đã tìm cách trở thành nhà cung cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Đại học Birmingham nhưng đã bị Chính phủ gạt đi. Bác sỹ Simon Festing, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Y tế Anh thừa nhận, "một vài thành viên của chúng tôi" đang bán thiết bị y tế ra nước ngoài sau khi "lời đề nghị được tham gia hỗ trợ của họ không được hồi đáp".
"Giờ là thời điểm hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp, nếu họ không thể bán dược hàng trong nước, họ sẽ phải tìm đến các đối tác nước ngoài", Bác sỹ Simon Festing nói thêm.
Những tranh cãi không cần thiết
Trong khi đó, một cuộc khẩu chiến về ngoại giao đã nổ ra giữa Anh và Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh một chiếc máy bay của Không quân Hoàng gia Anh cuối cùng cũng đã được phép đến Thổ Nhĩ Kỳ vận chuyển 84 tấn khẩu trang chở về Anh sau thời gian dài bị trì hoãn.
Các bác sỹ Anh gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến chống Covid-19 do thiếu thiết bị bảo hộ y tế. Ảnh minh họa: Telegraph.
Giới chức Anh đã đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ về việc chậm trễ cấp giấy phép cho máy bay của Anh vào không phận nước này trong khi giới chức Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, họ chỉ nhận được yêu cầu chính thức từ phía Anh, sau khi "đã được nghe lời chỉ trích từ London".
Dù vậy, ông Chris Hopson, Giám đốc điều hành NHS Providers vẫn cho rằng: "Nếu số đơn hàng này đến được giao đúng thời điểm, chắc chắn chúng tôi sẽ không rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay".
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak khẳng định, Chính phủ Anh sẽ "cân nhắc mọi biện pháp" để có thể mua thêm các trang thiết bị y tế. Ông Sunak nhấn mạnh: "Đây là một thách thức mang tính quốc tế mà nhiều quốc gia cũng đang phải đối mặt. Chúng tôi đang nỗ lực để có thể cung cấp đầy đủ các trang thiết bị y tế cho các y, bác sỹ trên tuyến đầu".
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mục tiêu này rất khó đạt được bởi từ tháng 3, EU đã cấm xuất khẩu các trang thiết bị y tế trong bối cảnh khối này cũng đang thiếu hụt trầm trọng. Tại Mỹ, Tổng thống Trump cũng đã cấm "những kẻ vô liêm sỉ trục lợi bất chính" từ việc xuất khẩu các trang thiết bị y tế ra nước ngoài.
Ông Greg Clark, Chủ tịch Ủy ban Khoa học và Công nghệ, Hạ viện Anh cho rằng: Chính phủ Anh "đã rất sai lầm" khi để số trang thiết bị y tế cực kỳ quan trọng bị chuyển ra nước ngoài trong khi các bệnh viện trong nước đang rất cần.
"Thật đáng tiếc khi các doanh nghiệp Anh phải bán trang thiết bị y tế ra nước ngoài sau khi không đạt được thỏa thuận với giới chức Anh. Dù vậy, tôi vẫn không ủng hộ việc cấm xuất khẩu hoàn toàn mọi trang thiết bị bảo hộ y tế. Nếu làm như vậy, các nước khác có thể trả đũa và chúng ta sẽ rơi vào tình trạng thê thảm hơn"./.
Trần Khánh
Báo Anh: 'Các ngân hàng phải giải cứu nền kinh tế' Hàng loạt tờ báo Anh chỉ trích dữ dội phản ứng chậm chạp của chính phủ trước mối đe dọa của dịch Covid-19 và cảnh báo nguy cơ nền kinh tế đối mặt thảm họa. Hai ngày qua, báo chí Anh sôi sục với tình trạng các bệnh viện thiếu máy thở, số nhân viên y tế được xét nghiệm quá ít ỏi...