Tác động của lạm phát leo thang đối với EU
Châu Âu đang phải chịu sức ép lớn vì cuộc xung đột Nga – Ukraine, với chi phí năng lượng leo thang, đẩy lạm phát trong khu vực lên cao.
Người sơ tán Ukraine sang Ba Lan tháng 3/2022. Ảnh: Bộ Nội vụ Ukraine
Ngày 13/7, đồng euro đã chạm mức ngang bằng với USD lần đầu tiên trong 20 năm, thậm chí có thời điểm trong ngày tỷ giá còn thấp hơn đồng bạc xanh của Mỹ, chủ yếu là do lo ngại về sự leo thang hơn nữa của cuộc tranh cãi về khí đốt với Nga.
Các chuyên gia tài chính cảnh báo rằng nếu Moskva cắt giảm hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho khối, châu Âu có thể rơi vào một cuộc suy thoái trầm trọng, điều này sẽ làm gia tăng thêm cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt trong khu vực đồng euro và hơn thế nữa.
Giá cả tăng cao sẽ có tác động đặc biệt nặng nề đến các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn khi tỷ lệ thu nhập của họ được sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng. Không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà sự gắn kết xã hội xuyên châu Âu cũng có thể gặp rủi ro.
Cụ thể, với việc nền chính trị trong nước của từng quốc gia thường chiếm ưu thế trong bức tranh lớn hơn vì luôn có các cuộc bầu cử với nhu cầu giành chiến thắng, một cuộc suy thoái sâu có nguy cơ đe dọa sự gắn kết chính trị và sự thống nhất về chính sách chung của EU đối với Nga.
Một số nhà ngoại giao EU ở Brussels đang cảnh giác về những tác động của lạm phát cũng như vấn đề khí đốt đối với sự thống nhất của khối – không chỉ về các lệnh trừng phạt mà còn hơn thế nữa.
Video đang HOT
Nhiều nước ở EU đã chi tiêu nhiều hơn đáng kể trong đại dịch COVID-19. Khoản chi này đã giúp duy trì nền kinh tế của họ, nhưng nó không được thiết kế để đối phó với các tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Theo hãng tin AFP, lạm phát tăng cao cũng có tác động lớn đến vấn đề viện trợ cho Ukraine. Việc châu Âu đang vật lộn với giá cả tăng cao khiến mọi người phải suy nghĩ kỹ về chi tiêu của mình. Lạm phát cao kỷ lục, lên tới 15,6% ở Ba Lan vào tháng 6, được thúc đẩy bởi giá năng lượng tăng đột biến phần lớn do cuộc xung đột ở Ukraine.
Gần 5 tháng sau cuộc xung đột, những người giúp đỡ người sơ tán Ukraine phát hiện ra rằng nỗ lực viện trợ đã chậm lại khi cả khu vực đối mặt với chi phí sinh hoạt tăng cao.
Eszter Bakondi-Kiss, một tình nguyện viên của nhóm “Hungarian Habitat for Humanity” điều phối chỗ ở cho người sơ tán và tị nạn Ukraine, cho biết: “Chúng ta có thể thấy việc giúp đỡ suy giảm phần nào so với thời điểm bắt đầu nổ ra xung đột”.
Tại nước láng giềng Slovakia, nhóm viện trợ “People In Need” đã giảm hỗ trợ của họ từ 650.000 euro (661.000 USD) trong tháng 2 và tháng 3 xuống 85.000 euro vào tháng 5, người phát ngôn của nhóm Simona Stiskalova thông báo.
Vì sao euro ngang giá USD trở thành 'con dao 2 lưỡi' với kinh tế Mỹ?
Nếu đồng bạc xanh trở nên quá mạnh, nó có thể gây hại cho hoạt động kinh doanh của nhà xuất khẩu Mỹ.
Đồng euro (phía trên) và đồng đôla Mỹ tại Brussels, Bỉ, ngày 7/7. Ảnh: THX/TTXVN
Lần đầu tiên trong 20 năm, đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong phiên giao dịch đầu tuần này và gần như tương đương khi 1 euro đổi được 1,0053 USD.
Mặc dù thoạt nghe thông tin trên có vẻ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ song các nhà phân tích cho rằng nó có thể là con dao hai lưỡi, hủy hoại nền kinh tế số một thế giới.
Theo USA Today, nếu đồng USD trở nên quá mạnh, nó có thể gây hại cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ, vì hàng hóa của các công ty này có thể trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nước ngoài. Trong trường hợp doanh số xuất khẩu của Mỹ giảm, điều đó có thể tiếp tục kéo chậm nền kinh tế Mỹ vốn đã bị đình trệ vì đại dịch COVID-19.
Eswar Prasad, nhà kinh tế học tại Đại học Cornell và Viện Brookings, khẳng định đồng USD mạnh lên chắc chắn sẽ không có lợi cho các nhà xuất khẩu Mỹ.
Bên cạnh đó, đồng bạc xanh mạnh lên sẽ ảnh hưởng đến các công ty Mỹ kinh doanh ở nước ngoài. Xu thế này khiến doanh thu nước ngoài của các công ty Mỹ có giá trị thấp hơn khi họ quy đổi sang USD và mang về nước. Ví dụ, trong tháng trước, tập đoàn công nghệ Microsoft đã hạ triển vọng doanh thu từ tháng 4 đến tháng 6 do biến động tỷ giá hối đoái không có lợi.
Khoảng cách thương mại ngày càng tăng đã khiến tăng trưởng kinh tế của Mỹ bị giảm 3,2 điểm phần trăm trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay. Đó là lý do chính khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý đầu tiên giảm với tốc độ 1,6% hàng năm. Các nhà kinh tế cho rằng nguy cơ suy thoái đang gia tăng ở Mỹ khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) tăng lãi suất và người tiêu dùng cạn kiệt khoản tiết kiệm sau đại dịch.
Mark Zandi, chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty phân tích Moody's Analytics, ước tính đồng USD đã tăng 10% trong năm qua so với các đồng tiền ngoại tệ của các đối tác thương mại, khiến lạm phát giảm khoảng 0,4 điểm phần trăm.
"Thường thì đồng euro sẽ cao hơn đồng USD. Tuy nhiên, hiện giờ đồng euro đã yếu dần đi và dễ bị tổn thương do xung đột tại Ukraine, kéo theo giá dầu, giá khí đốt tự nhiên và nông sản tăng cao", nhà phân tích Zandi cho biết.
Theo ông Zandi, đồng euro giảm dần và gần ngang giá với USD sẽ giúp người Mỹ đi du lịch châu Âu rẻ hơn rất nhiều so với mùa Hè năm ngoái, giá vé máy bay và giá khách sạn có thể giảm từ 10 đến 20%. Ngược lại, Mỹ sẽ trở nên đắt đỏ đối với người châu Âu, khi giá du lịch tăng 10-15%.
Nguyên do khiến đồng USD tăng giá chủ yếu là do FED đang tăng lãi suất mạnh hơn so với các ngân hàng trung ương ở các quốc gia khác trong nỗ lực hạ nhiệt lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ. Việc FED tăng lãi suất khiến lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng lên. Điều này thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm lợi tức dồi dào hơn mức họ có thể nhận được ở những nơi khác trên thế giới và làm tăng nhu cầu đối với chứng khoán bằng đồng USD, kéo theo tăng giá trị của đồng tiền.
Trong khi đó, năm nay, đồng euro yếu dần phần lớn do lo ngại nhóm 19 quốc gia sử dụng đồng tiền này (Eurozone) sẽ rơi vào suy thoái. Cuộc chiến ở Ukraine đã làm tăng giá dầu, khí đốt đồng thời đè nặng sức ép lên người tiêu dùng và doanh nghiệp châu Âu.
Đặc biệt, việc Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên gần đây đã khiến giá cả tăng vọt và làm dấy lên lo ngại một khi nguồn cung bị ngưng hoàn toàn, các chính phủ buộc phải nhường năng lượng phân bổ cho ngành công nghiệp sang cung cấp cho gia đình, trường học và bệnh viện.
Các nhà kinh tế tại ngân hàng Berenberg đã tính toán rằng với tốc độ tiêu thụ hiện tại, hóa đơn khí đốt tăng thêm sẽ là 220 tỷ euro trong vòng 12 tháng,
Robin Brooks, chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện Thương mại Ngân hàng Tài chính Quốc tế, nhận định: "Cuộc chiến này là một đòn giáng mạnh vào châu Âu. Nó ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng của Đức phụ thuộc vào năng lượng giá rẻ Nga. Châu Âu đang đối mặt với một cơn địa chấn và đồng euro cần phải giảm xuống để phản ánh điều đó".
Lần đầu trong 20 năm, đồng USD mạnh hơn euro trên sàn giao dịch ở Nga Đồng euro đã giảm giá xuống thấp hơn đồng USD trên Sàn giao dịch Moskva vào ngày 12/7 trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ đẩy Liên minh châu Âu (EU) vào suy thoái. Đồng euro (phía trên) và đồng USD tại Brussels, Bỉ, ngày 7/7. Ảnh: THX/TTXVN Theo đài RT, 1 đồng USD đổi được 58,7 ruble,...