Tác động của hội chứng COVID kéo dài đối với thị trường lao động
Những hậu quả của hội chứng COVID kéo dài (long COVID) sẽ khiến nhiều người ở Đức không thể lấy lại hiệu suất công việc trước đây và điều này có thể tác động tới thị trường lao động của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach ngày 11/7 cảnh báo hội chứng COVID kéo dài đang trở thành một vấn đề lớn đối với xã hội, thậm chí có khả năng phá vỡ thị trường lao động. Nghiên cứu cho thấy khoảng 14-30% bệnh nhân mắc COVID-19 có ít nhất một triệu chứng của COVID kéo dài trong vòng 90 ngày kể từ khi phục hồi, với những triệu chứng điển hình nhất là khó thở, mệt mỏi và đau ngực.
Theo thống kê mới đây của một công ty bảo hiểm y tế của Đức, trong số những người được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 trong năm 2020, có gần 1% đã nghỉ ốm trong năm 2021 do các triệu chứng COVID kéo dài và thời gian nghỉ ốm tương đối dài, trung bình 105 ngày.
Video đang HOT
Giới chuyên gia đang nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng COVID kéo dài và cũng như tại sao một số người mắc COVID kéo dài còn số khác lại không.
Trong khi đó, số ca mắc mới COVID-19 và số ca nhập viện hiện nay đang cao hơn so với cùng kỳ trước đó, trong khi Đức đã dỡ bỏ gần như hoàn toàn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó có các quy định về đi lại, vào quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ. Các lễ hội và các sự kiện khác cũng đang diễn ra trở lại.
Tỷ lệ mắc COVID-19 cao đột biến trong những ngày qua đang gây áp lực đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của Đức, do một lượng lớn nhân viên phải nghỉ việc do mắc bệnh. Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc tích cực của Đức (DIVI) Gernot Marx cho biết có tới 55% các khoa điều trị tích cực (ICU) đang hoạt động hạn chế do thiếu nhân viên, đặc biệt nhiều ca phẫu thuật bị hoãn và nhiều cơ sở đang phải sắp xếp lại nhân viên
Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 trong 1 ngày liên tục gia tăng trong những ngày qua, dao động từ 120.000-150.000 ca/ngày, người đứng đầu ngành y tế Đức Lauterbach kêu gọi sẵn sàng mọi tình huống, trong đó bộ y tế sẽ sớm đưa ra các biện pháp hạn chế vào mùa Thu trước khi mùa Hè kết thúc.
Phát hiện mới mở đường cho việc điều trị hội chứng COVID kéo dài
Một phát hiện mới của các nhà khoa học Australia đang mở ra hy vọng về các phương pháp điều trị phù hợp tình trạng suy nhược ở những người mắc hội chứng COVID kéo dài (Long COVID).
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Epping, ngoại ô Melbourne, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các nhà khoa học Australia lần đầu tiên đã xác định được các phân tử miễn dịch vẫn hoạt động 8 tháng sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 ở những người mắc hội chứng COVID kéo dài. Trước đó, các dấu ấn sinh học (biomarker) xuất hiện ở những người bị COVID kéo dài vẫn chưa được xác định, gây hoài nghi về cơ sở sinh học của tình trạng này.
Cụ thể, nhóm các nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng từ Viện Kirby của Đại học New South Wales và Bệnh viện St Vincent ở thành phố Sydney đã phát hiện ra "hồ sơ miễn dịch" của hội chứng COVID kéo dài.
Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu và huyết thanh từ một nhóm đông bệnh nhân đang được theo dõi tại bệnh viện St Vincent về hội chứng COVID kéo dài, đồng thời lấy mẫu từ các nhóm đối chứng. Sau đó, họ đã phân tích 29 dấu ấn sinh học khác nhau được nghi ngờ là có thể được kích hoạt do mắc COVID-19 và xác định một số mẫu dấu ấn sinh học xuất hiện ở những người bị COVID kéo dài 8 tháng sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Giáo sư Gail Matthews, Giám đốc Khoa Bệnh truyền nhiễm tại St Vincent đồng thời trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết mẫu máu của những bệnh nhân này cho thấy dấu hiệu gia tăng sản xuất cytokine một cách bất thường, chứng tỏ mối quan ngại về COVID kéo dài là có cơ sở. Giáo sư Matthews nói: "Nhiều người sống với COVID kéo dài đã cảm thấy mình chưa được quan tâm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ là ở họ xảy ra những bất thường trong hệ thống miễn dịch, ít nhất có thể giải thích một số triệu chứng của họ."
Bác sỹ Chansavath Phetsouphanh của Viện Kirby cho biết các cytokine được xác định ở những người bị COVID kéo dài là interferon loại 1 và loại 3, gây ra các triệu chứng tồn tại lâu hơn nhiều so với các hội chứng hậu nhiễm virus khác.
Các bác sĩ hy vọng để điều trị COVID kéo dài, họ có thể sử dụng thuốc tác động tới các interferon nhằm điều chỉnh phản ứng miễn dịch.
Ước tính COVID kéo dài ảnh hưởng đến 10% - 20% những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2, mặc dù việc tiêm chủng có thể làm giảm một nửa tỷ lệ này. Phụ nữ có nhiều khả năng bị hội chứng COVID kéo dài hơn nam giới.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia đã được công bố trên tạp chí Nature Immunology.
PAHO kêu gọi ứng phó với tác động lâu dài của các di chứng hậu COVID-19 Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) ngày 30/6 đã kêu gọi các quốc gia châu Mỹ củng cố hệ thống y tế nhằm sẵn sàng ứng phó với tác động lâu dài của tình trạng hậu COVID-19, giữa lúc số ca bệnh mới tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây. Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Quân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốc

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan

Lãnh đạo CIA ca ngợi Bitcoin

Ukraine liên tiếp tập kích Moskva, Điện Kremlin tuyên bố về lệnh ngừng bắn từ đêm 7/5

Hải quân Mỹ mất thêm một chiến đấu cơ trên Biển Đỏ vì cùng một lý do
Có thể bạn quan tâm

Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Vóc dáng hiện tại của Võ Hạ Trâm, chỉ 1 bức ảnh mà thấy rõ sự khác biệt
Sao việt
23:20:14 07/05/2025
Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư
Sức khỏe
23:16:05 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025
Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh
Netizen
22:23:58 07/05/2025