Tác động của COVID-19 lên thị trường việc làm trầm trọng hơn dự báo
ILO dự báo số giờ làm việc trên toàn cầu vào năm nay sẽ giảm 4,3% (tương đương với 125 triệu công việc toàn thời gian) so với mức được ghi nhận trong quý 4/2019, thời điểm trước khi dịch bùng phát.
Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất xe điện ID 3 tại nhà máy của Tập đoàn sản xuất xe hơi Đức Volkswagen. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong báo cáo công bố ngày 27/10, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc cảnh báo tác động của đại dịch COVID-19 đối với thị trường việc làm ngày một trầm trọng hơn so với dự đoán, đồng thời lưu ý sự phục hồi không đồng đều đáng lo ngại giữa các nước giàu và nghèo.
ILO dự báo số giờ làm việc trên toàn cầu vào năm nay sẽ giảm 4,3% so với mức được ghi nhận trong quý 4/2019, thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Con số này tương đương với 125 triệu công việc toàn thời gian.
Trước đó, hồi tháng Sáu, ILO đã dự báo mức giảm 3,5%, tương đương 100 triệu việc làm toàn thời gian.
Theo tính toán của ILO, các quốc gia có thu nhập cao ghi nhận mức giảm 3,6% tổng số giờ làm việc trong quý 3 năm nay. Con số này khả quan hơn nhiều so với mức giảm 5,7% ở các nước thu nhập thấp và 7,3% ở các nước thu nhập trung bình thấp hơn.
Xét theo khu vực, châu Âu và Trung Á có tỷ lệ mất giờ làm thấp nhất trong khi các quốc gia Arab lại chịu tổn thất lớn nhất, một phần do sự khác biệt trong việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 và các gói kích thích tài chính.
Theo ILO, tính đến đầu tháng này đã có 59,8% người dân đã được tiêm chủng đủ liều tại các nước thu nhập cao, trong khi con số này tại các nước thu nhập thấp chỉ ở mức 1,6%. Ước tính cứ 14 người được tiêm chủng đủ liều trong quý 2/2021, đồng nghĩa với một công việc tương đương toàn thời gian đã được bổ sung vào thị trường lao động toàn cầu.
ILO cũng nhận thấy rằng những người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ trẻ, là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do những tác động về việc làm mà dịch COVID-19 gây ra.
Trao đổi với báo giới, Giám đốc ILO Guy Ryder nhận định quỹ đạo hiện tại của thị trường lao động là sự phục hồi bị đình trệ, với những nguy cơ đe dọa tăng trưởng và sự khác biệt lớn giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.
Điều đáng chú ý là năng lực phân phối vaccine ngừa COVID-19 và tài chính không đồng đều giữa các nước đang thúc đẩy xu hướng này. Cả hai vấn đề này đòi hỏi phải được giải quyết khẩn cấp.
Ông cũng bày tỏ kém lạc quan về triển vọng việc làm dường như “yếu ớt và bất ổn” của quý 4/2021, khi thế giới phải đối măt với những nguy cơ lớn liên quan tới giá năng lượng, gánh nặng nợ và lạm phát.
Video đang HOT
Gần 1.500 học sinh đầu tiên được tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở TPHCM
Sáng 27/10, TPHCM tổ chức tiêm vaccine cho gần 1.500 học sinh của huyện Củ Chi, đây là những trẻ em đầu tiên ở Việt Nam được tiêm phòng Covid-19.
Sáng 27/10, TPHCM tổ chức tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Trường tiểu học thị trấn Củ Chi được chọn làm nơi đầu tiên tổ chức tiêm với số lượng khoảng 1.500 học sinh.
Từ sáng sớm, các nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi đã có mặt để chuẩn bị sắp xếp ghế ngồi giãn cách đảm bảo 5K, chuẩn bị 10 tổ tiêm, và các khu vực sàng lọc trước tiêm.
Gần 1.500 học sinh của 3 trường THPT trên địa bàn huyện, bao gồm Trường THPT Củ Chi, Tân Thông Hội và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Củ Chi (độ tuổi 16-17 tuổi) đã tập trung đến điểm Trường tiểu học cơ sở Thị trấn Củ Chi để khám sàng lọc trước khi tiêm.
Học sinh được chia làm nhiều nhóm nhỏ do thầy cô và nhân viên y tế hướng dẫn làm thủ tục và khám sàng lọc, cũng như tư vấn và hỏi về các bệnh nền, các triệu chứng dự ứng nếu có để tư vấn trước tiêm cho các em.
Nguyễn Hoàng Anh (12A8, Trường THPT Củ Chi) cho biết trước khi đi tiêm đã mất ngủ cả đêm vì lo lắng.
"Được ba mẹ chuẩn bị tâm lý, dặn dò kỹ rồi nhưng em vẫn khá lo vì lần đầu được tiêm. Nhưng vì để phòng chống dịch bệnh, và hy vọng tiêm xong sẽ sớm được đến trường trở lại nên vẫn quyết tâm đi tiêm", Hoàng Anh cho hay.
Sau khi được nhân viên y tế tư vấn kỹ, sẵn sàng tâm lý thì các em sẽ tới khu vực bàn tiêm.
Loại vaccine được chọn để tiêm cho trẻ em tại TPHCM Comirnaty Pfizer- của Mỹ sản xuất.
Nhiều học sinh tỏ ra lo lắng trước khi tiêm. Sau khi các em ổn định tâm lý, quá trình tiêm diễn ra chưa tới một phút là hoàn thành.
Bà Phạm Thị Thanh Hiền - chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết, ban đầu địa phương dự kiến sẽ tổ chức tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 11.000 trẻ từ 16-17 tuổi tại 6 điểm tiêm. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra rà soát, các cơ quan quản lý thống nhất tạm thời thí điểm tiêm tại một điểm, với khoảng 1.500 trẻ.
Theo bà Hiền, việc được tiêm vắc xin chính là mong muốn không chỉ của các em, phụ huynh mà cả người dân huyện Củ Chi.
"Nhiều ngày trước địa phương đã chủ động chuẩn bị kỹ càng từ việc lập danh sách đăng ký, lấy ý kiến của phụ huynh và bố trí điểm tiêm an toàn cho các em. Sau khi tiêm chủng, hy vọng đây sẽ là điều kiện để các em sớm được trở lại trường học", bà Hiền chia sẻ.
Một học sinh tỏ ra lo lắng, nhịp tim nhanh khiến bác sĩ tạm ngừng tiêm, cho ra ghế ngồi chờ, sau khi ổn định tâm lý sẽ quay trở lại tiêm.
Sáng cùng ngày, ông Dương Anh Đức - Phó chủ tịch UBND TPHCM cũng tới khảo sát, kiểm tra buổi tiêm thí điểm ở điểm trường Tiểu học thị trấn Củ Chi.
Theo ông Dương Anh Đức, ngoài huyện Củ Chi, nhiều quận, tại huyện khác của TPHCM, các bậc phụ huynh cũng mong muốn con em họ được tiêm sớm. Vì vậy TP cân nhắc sau khi nghe báo cáo tình hình thực tế sau buổi tiêm ở huyện Củ Chi, ở Quận 1, để đưa ra phương án phù hợp. Làm sao cho càng an toàn, càng thuận lợi cho các cháu càng tốt.
Phía bên ngoài cổng điểm tiêm, chị Nguyễn Thị Ngọc Yến (có con học lớp 12) đang khá lo lắng khi đưa con đi tiêm.
"Lo lắm, vì mình đã tiêm rồi nên mình biết, sẽ có những triệu chứng sau tiêm như sốt cao, đau nhức người. Hy vọng con sẽ không có triệu chứng gì nặng sau tiêm. Trước khi đi tiêm, ở nhà cũng đã chuẩn bị thuốc hạ sốt, vitamin C, hoa quả,... để cho con dùng sau khi tiêm về", chị Yến nói.
Hàng chục phụ huynh của các em học sinh lo lắng, đứng ngồi không yên bên ngoài điểm tiêm.
Sau khoảng 30 phút làm thủ tục và tiến hành tiêm, các em sẽ tới khu vực theo dõi sau tiêm và chờ thêm 30 phút để nhân viên y tế theo dõi. Nếu không có triệu chứng bất thường, các em sẽ nhận giấy xác nhận tiêm và ra về.
Dự kiến từ ngày 27/10, TP Hồ Chí Minh sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em Ngành y tế TP Hồ Chí Minh dự kiến khởi động tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 -17 tuổi ở Quận 1 và huyện Củ Chi vào ngày 27/10. Ngày 26/10, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tập huấn tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trên địa bàn thành phố cho Trung tâm...