Tác động chiến lược đối với Iran từ sự sụp đổ của chính quyền Assad
Iran đang đối mặt với những tác động chiến lược ở Syria, từ sự thay đổi chính quyền đến việc mất quyền kiểm soát các tuyến đường hậu cần quan trọng.
Người dân tại thủ đô Damascus, Syria ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Nhận định với Nhật báo Sabah mới đây, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Iran (IRAM) Oral Toğa cho rằng trong bối cảnh cuộc nội chiến Syria kéo dài và sự thay đổi chính quyền diễn ra nhanh chóng, Iran đã phải đối mặt với nhiều thách thức chiến lược nghiêm trọng. Những thách thức này không chỉ ảnh hưởng đến vị thế của Iran trong khu vực mà còn làm suy yếu các mục tiêu chiến lược mà nước này đã theo đuổi trong nhiều năm qua.
Khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu vào năm 2011, Iran đã nhanh chóng ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng và bất ngờ hồi đầu tháng này đã gây ra cú sốc lớn cho Tehran. Các quan chức Iran đã quy trách nhiệm cho Thổ Nhĩ Kỳ về sự hỗ trợ các nhóm đối lập và mô tả vụ việc như một phần trong âm mưu chống lại Iran với sự hỗ trợ của Mỹ và Israel.
Tình hình đã trở nên tồi tệ hơn khi ông Assad dần tách mình khỏi Iran. Một số hành động của ông Assad, như việc ký tuyên bố ủng hộ các yêu sách chủ quyền của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dẫn đến sự căng thẳng gia tăng giữa hai bên.
Video đang HOT
Mất quyền kiểm soát và ảnh hưởng
Iran đã đầu tư rất nhiều vào Syria để duy trì ảnh hưởng của mình trong khu vực. Tuy nhiên, những vấn đề gần đây đã khiến Tehran mất đi quyền kiểm soát các tuyến đường hậu cần quan trọng và khả năng tiếp cận Địa Trung Hải. Sự hiện diện của các lực lượng dân quân thân Iran tại Syria như Hezbollah cũng không còn mạnh mẽ như trước.
Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thất bại của Iran là sự thiếu linh hoạt trong chính sách đối ngoại. Các chuyên gia cho rằng Iran đã không kịp thời điều chỉnh chiến lược của mình để thích ứng với những thay đổi trên thực địa. Việc ông Assad không lắng nghe những cảnh báo từ Tehran về tình hình chính trị và xã hội ở Syria cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình hình.
Những thất bại chiến lược ở Syria đã để lại nhiều hệ quả lâu dài cho Iran. Đầu tiên, vị thế của Iran như một “lãnh đạo khu vực” đã bị ảnh hưởng. Các cuộc thảo luận công khai về việc liệu Iran có nên tiếp tục hỗ trợ ông Assad hay không đang diễn ra sôi nổi trong xã hội Iran. Nhiều người đã bắt đầu đặt câu hỏi về tính hợp lý của việc đầu tư vào một chính quyền đang trên đà sụp đổ trong khi Tehran đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nội tại.
Thứ hai, khái niệm “Trục kháng chiến” mà Iran từng xây dựng để củng cố vị thế của mình cũng đang bị lung lay. Sự sụp đổ của chính quyền Assad có thể dẫn đến việc mất đi một đồng minh quan trọng trong khu vực và làm suy yếu khả năng răn đe của Iran đối với các đối thủ như Israel. Cuối cùng, việc mất quyền kiểm soát tại Syria có thể dẫn đến việc gia tăng ảnh hưởng của các nhóm đối lập và các lực lượng khác trong khu vực, làm phức tạp thêm tình hình an ninh tại Trung Đông.
Trước bối cảnh này, chính quyền Iran đã có những phản ứng mạnh mẽ nhằm bảo vệ hình ảnh và uy tín của mình. Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei đã ch.ỉ tríc.h ông Assad vì không nghe theo lời khuyên và cảnh báo từ phía Iran. Ngoài ra, nhiều quan chức Iran cũng bắt đầu nói về tình trạng thiếu dân chủ ở Syria, coi đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Assad. Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Abbas Araghchi, cho biết: “Trái ngược với bầu không khí của giới truyền thông, cá nhân tôi không thấy những diễn biến ở Syria là bất ngờ”.
Tuyên bố này đã được nhiều quan chức và cơ quan truyền thông Iran đồng tình, tất cả đều mô tả việc rút khỏi Syria là chính xác. Vào những ngày đầu sau khi chính quyền Assad sụp đổ, các phương tiện truyền thông thân cận với chính quyền Iran đã nêu bật hai lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của ông: Ông Assad phớt lờ cảnh báo của Lãnh tụ tối cao Iran và không giải quyết được sự bất bình của công chúng.
Yaqoub Rezazadeh, thành viên Ủy ban An ninh Quốc gia tại Quốc hội Iran, cho biết: “Thật không may, ông Assad đã phớt lờ những cảnh báo của Iran trong những tháng gần đây, dẫn đến sự bất bình trong người dân và quân đội Syria”.
Về phần mình, Mohammad Bagher Ghalibaf, Chủ tịch Quốc hội Iran, cho biết: “Nếu những cảnh báo này được lắng nghe kịp thời, không đán.h giá thấp mối đ.e dọ.a từ kẻ thù và theo đuổi con đường đối thoại với người dân và thống nhất dân tộc, Syria sẽ không phải đứng bên bờ vực hỗn loạn nội bộ, bạo lực giáo phái và thiệt hại về tài sản quốc gia”.
Syria thúc đẩy quan hệ với Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh
Ngày 30/12, Chính quyền lâm thời Syria đã cam kết tạo dựng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với các quốc gia Vùng Vịnh sau các cuộc đàm phán cấp cao với một phái đoàn của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) do Ngoại trưởng Kuwait Abdullah Ali Al-Yahya và Tổng Thư ký GCC Jasem Mohamed Albudaiwi dẫn đầu.
Cờ của các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trước hội nghị thượng đỉnh ở thành phố Kuwait năm 2017. Ảnh tư liệu: AFP
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, kênh truyền hình Alarabiya của Saudi Arabia đưa tin trong một cuộc họp báo chung tại thủ đô Damascus, người đứng đầu ngành ngoại giao trong chính quyền lâm thời tại Syria Asaad Hassan al-Shibani đề cao các quốc gia Arập vì đã ủng hộ người dân Syria trong và sau cuộc xung đột kéo dài của đất nước. Ông bày tỏ hy vọng Syria có thể tái hòa nhập vào thế giới Arập thông qua việc củng cố mối quan hệ với các nước Vùng Vịnh.
Về phần mình, Ngoại trưởng Kuwait Al-Yahya đã nhấn mạnh sự ủng hộ của GCC đối với sự toàn vẹn lãn thổ của Syria, nêu bật tầm quan trọng của việc tôn trọng chủ quyền và ổn định tại quốc gia Trung Đông này. Ông khẳng định GCC cam kết hỗ trợ người dân Syria, các quan chức tổ chức này đã thảo luận với người đứng đầu lực lượng đối lập đang nắm quyền tại Syria - ông Ahmed al-Sharaa - về các cách thức phục hồi nền kinh tế của Syria và kêu gọi quốc tế dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Syria. Ngoại trưởng Kuwait Al-Yahya bày tỏ ủng hộ tiến trình chuyển đổi chính trị toàn diện ở Syria, cho rằng điều này là cần thiết để đảm bảo sự ổn định lâu dài của khu vực.
Về phần mình, quan chức đứng đầu ngành ngoại giao trong chính quyền lâm thời tại Syria Asaad Hassan al-Shibani kêu gọi Kuwait mở lại Đại sứ quán tại Damascus và sớm nối lại quan hệ ngoại giao song phương.
Trong một diễn biến khác, theo hãng tin Sputnik, tiếp Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha đang ở thăm Syria, ông al-Shibani cho biết, chính quyền mới tại nước này sẵn sàng thiết lập quan hệ chiến lược với Ukraine trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội và khoa học.
Xung đột Nga - Ukraine: Hai bên trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới Các quan chức Nga và Ukraine ngày 30/12 cho biết hai nước đã trao đổi hơn 300 tù binh trong một thỏa thuận do Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) làm trung gian trước thềm năm mới. Binh sĩ Ukraine tại khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo Bộ Quốc phòng Nga, kết quả của quá...