Tác chiến mạng + chống vệ tinh +chống tàu sân bay: Trung Quốc thách thức Mỹ
Năng lượng định hướng có thể giúp Mỹ duy trì ưu thế, một kế hoạch phát triển sẽ được Hải quân Mỹ công bố trong thời gian tới, Mỹ có thể biến không thành có.
Tau sân bay thế hệ tiếp theo Mỹ có thể trang bị nhiều loại vũ khí laserBáo Mỹ: Vũ khí laser chưa thể làm thay đổi cục diện, cần tiếp tục đầu tưHải quân Mỹ sùng bái vũ khí công nghệ cao không cho đối thủ vượt mặt
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 30 tháng 7 dẫn trang mạng “Thời báo quân đội” Mỹ ngày 28 tháng 7 đăng bài viết “Quan chức Lầu Năm Góc bàn các thách thức trên phương diện duy trì ưu thế công nghệ” của tác giả Phillip Swartz. Sau đây là nội dung bài viết:
Tàu đổ bộ USS Ponce Hải quân Mỹ được lắp pháo laser
Một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc ngày 28 tháng 7 cho biết, trên phương diện đối phó với năng lực quân sự của Mỹ và sở hữu công nghệ để làm cho Quân đội Mỹ rời xa Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc đã làm được tốt nhất trong tất cả các nước.
Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần, ông Frank Kendall nói: “Thứ mà họ đang mua sắm là một loạt năng lực nhằm làm cho chúng ta rời xa khu vực của họ”.
Theo Frank Kendall: “Một loạt năng lực này bao gồm năng lực kiểm soát vũ trụ và phong tỏa thông tin trên không của chúng ta, cùng với năng lực nhận biết… Nó bao gồm năng lực của các loại phương thức đối với việc chúng ta triển khai tấn công vũ khí mạng, nó bao gồm tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo… nhằm tấn công các tài sản giá trị cao của chúng ta, đặc biệt là tau sân bay va sân bay”.
Ông Frank Kendall còn cho biết, hàng ngày ông sẽ nhận được báo cáo vắn tắt liên quan đến việc các nước khác đang mua sắm trang bị và hệ thống vũ khí gì.
Pháo laser trên tàu đổ bộ USS Ponce Hải quân Mỹ
Ông cho hay: “Nếu anh đã nhận được tất cả những thứ này và tổng hợp nó lại, như vậy anh sẽ có một hệ thống quốc phòng phân tầng rất mạnh, nó sẽ giúp cho chúng ta rất khó tiến hành điều động lực lượng lên phía trước”.
Video đang HOT
Tại Hội nghị cấp cao năng lượng định hướng do Công ty cổ phần khống chế Booz Allen & Hamilton và Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách tổ chức, ông Frank Kendall cho biết, quốc gia châu Á này đang bắt đầu nghiên cứu phát triển tên lửa không đối không và hệ thống điện tử có trình độ tương đương với Mỹ.
Frank Kendall nói: “Ý của tôi hoàn toàn không phải là chúng ta có khả năng giao chiến với Trung Quốc. Tôi muốn nói… Chúng ta rất có khả năng xảy ra va chạm”.
Ông còn cho rằng, Trung Quốc có khả năng bán công nghệ của họ cho các tổ chức hoặc quốc gia có khả năng trở thành đối thủ chiến tranh của Mỹ. Ông cảnh cáo, Mỹ không nên cảm thấy tự mãn đối với sáng tạo công nghệ của nước mình.
Frank Kendall nói: “Tuy nhiên, chúng ta rất quen với ưu thế công nghệ của Mỹ, đến nỗi khi tôi đưa ra điểm này với mọi người, họ thường không hiểu được. Họ không cho rằng, Trung Quốc là một đối thủ mạnh”.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Frank Kendall
Tại hội nghị này, Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus cho rằng, năng lượng định hướng là một loại công nghệ có thể giúp Mỹ duy trì loại ưu thế này.
Năng lượng định hướng là một thuật ngữ có độ rộng, bao gồm rất nhiều công nghệ có thể tăng cường mạnh mẽ năng lực cho nhân viên tác chiến của Mỹ, từ tia laser có thể bắn rơi tên lửa địch đến chùm sóng cực ngắn năng lượng cao có thể làm thiết bị điện tử ngừng hoạt động.
Ray Mabus đã khen ngợi hoạt động thử nghiệm hệ thống năng lượng định hướng do Hải quân Mỹ tiến hành, chẳng hạn một loại pháo laser trên tàu chiến và một loại pháo ray điện.
Theo Đô đốc Ray Mabus, loại pháo ray điện này có thể bắn một quả đạn pháo 23 puond (khoảng 10 kg) với tốc độ 7 Mach, đồng thời bắn trúng mục tiêu ngoài 100 dặm Anh (khoảng 160 km).
Ông cho biết: “Để so sánh, tầm bắn của pháo 5 thước Anh hiện nay của Hải quân Mỹ là 13 dặm Anh (khoảng 21 km), đạn pháo nặng 100 pound (khoảng 45 kg), khả năng nổ của những đạn pháo này làm cho chúng dự trữ và xử trí càng nguy hiểm”.
Ray Mabus cho biết, hoạt động thử nghiệm trên tàu chiến có kế hoạch tiến hành trên tàu Trenton vào năm 2016. Nhưng, Hải quân Mỹ đã sử dụng một loại hệ thống năng lượng định hướng trên tàu chiến Ponce triển khai ở vịnh Ba Tư.
Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus
Đô đốc nói: “Nó có thể đánh bại các tàu chiến nhỏ và máy bay không người lái, chỉ cần một thủy thủ điều khiển và còn có thể dùng làm ống nhòm”. Video được Lầu Năm Góc đưa lên mạng cho thấy, loại hệ thống laser này có thể bắn trúng các mục tiêu di chuyển với tốc độ nhanh chóng.
Ray Mabus cho biết, ông dự định công bố một kế hoạch vào mùa thu năm nay, quy hoạch phương hướng phát triển năng lượng định hướng của hải quân và thủy quân lục chiến. Ông chỉ ra, năng lực hải quân đang hỗ trợ mạnh mẽ cho việc nghiên cứu loại hệ thống mới này.
Ông nói: “Tàu chiến của chúng ta đủ lớn, có thể chứa hệ thống vũ khí hạng nặng cỡ lớn, tua-bin chạy ga va lò phản ứng hạt nhân của chúng ta có thể cung cấp công suất cần thiết để những vũ khí này có hiệu quả”.
Đô đốc Ray Mabus cũng đã bày tỏ mối quan ngại của Mỹ trên phương diện nghiên cứu phát triển và triển khai công nghệ mới lậc hậu so với nước khác. Tuy nhiên, Ray Mabus cho biết, ông lạc quan cho rằng, tất cả các thách thức đều có thể được ứng phó.
Ông nói: “Các nhân viên quân đội và dân sự đã triển khai phối hợp và thử nghiệm hơn 2 thế kỷ qua. Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta đã áp dụng quan điểm hầu như không có khả năng, và biến chúng thành hiện thực, đặc biệt là trên phương diện làm thế nào để chúng ta có được và sử dụng năng lượng”.
Pháo laser trên tàu đổ bộ USS Ponce Hải quân Mỹ
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Không quân Mỹ tính trang bị vũ khí laser cho chiến đấu cơ
Không quân Mỹ dự định trang bị pháo laser cho các loại máy bay chiến đấu vào năm 2022. Hiện các hệ thống vũ khí laser đã được triển khai cho tàu chiến đấu USS Ponce của Hải quân Mỹ.
Sputnik đăng tải thông tin trên và cho biết hồi tháng 9 năm ngoái, Mỹ đã trang bị một hệ thống vũ khí laser trị giá 40 triệu USD cho tàu chiến đầu tiên là USS Ponce. Loại vũ khí như vậy chưa được sử dụng trong các tình huống tác chiến nhưng đã từng được thử nghiệm để bắn rơi máy bay không người lái.
Hiện vũ khí laser của Mỹ vẫn quá nặng và cần nhiều năng lượng, khiến nó không phù hợp với máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, Không quân Mỹ cho biết họ sẽ vượt qua các rào cản công nghệ trong những năm tới để vũ khí laser có thể được trang bị cho máy bay chiến đấu vào đầu năm 2022.
Không quân Mỹ tính trang bị vũ khí laser cho chiến đấu cơ. (Ảnh: Sputnik)
Các quan chức cấp cao Mỹ khẳng định sự hiệu quả của hệ thống vũ khí laser, nhưng cho biết công nghệ này vẫn còn gặp phải nhiều hạn chế. Năng lượng để tạo ra một chùm tia laser để tiêu diệt mục tiêu là rất lớn. Ngoải ra, việc lắp đặt hệ thống vũ khí này trên những chiến đấu cơ sẽ khó hơn nhiều so với trên các chiến hạm lớn.
Đó là những thách thức mà Không quân Mỹ phải đối mặt trong kế hoạch lắp đặt vũ khí laser lên các chiến đấu cơ vào năm 2022. Lầu Năm Góc dự định trang bị vũ khí laser 100 kW cho các máy bay chiến đấu, tức là gấp 2,5 lần sức mạnh của vũ khí trên tàu USS Ponce. Hiện công tác phát triển vũ khí laser cho các máy may chiến đấu được giao cho Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA).
Theo các chuyên gia quân sự, vũ khí laser có công suất 150-200 kW có thể dùng để chống tên lửa không đối không và không đối đất. Ngoài ra, giới phân tích nhận định khả năng công phá của vũ khí laser sẽ phụ thuộc vào lượng nhiên liệu mà một chiếc máy bay có thể mang theo, khiến cho lượng đạn gần như không có giới hạn.
"Nhiên liệu của máy bay nếu được duy trì sẽ được chuyển thành điện năng để cung cấp cho vũ khí laser để tiến hành các nhiệm vụ trên không", một quan chức Không quân Mỹ cho biết. Theo một số tài liệu, một lần bắn tia laser ước tính tiêu tốn khoảng 1 lít nhiên liệu, con số này rẻ hơn sử dụng các tên lửa không đối không.
Các quan chức quân đội Mỹ không úp mở, bày tỏ khả năng nước này sẽ phát triển chương trình laser. "Chúng tôi không muốn chạy đua phát triển vũ khí không gian nhưng các hệ thống laser hoàn toàn có khả năng vận hành trong vũ trụ nếu cần thiết".
Thoa Phạm
Theo dantri/ Sputnik
Mỹ thừa nhận đang mất vị trí dẫn đầu lĩnh vực tác chiến điện tử Vào hôm 17-3, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Work đã kí biên bản thành lập Uỷ ban Tác chiến điện tử. Được điều hành bởi lãnh đạo phụ trách mua bán vũ khí Frank Kendall và phó Chủ tịch Bộ Tổng tham mưu, Đô đốc James Winnefeld, uỷ ban này có mục tiêu giữ vững vị thế của Mỹ trong lĩnh vực...