Tà Xùa – vương quốc của mây
Chẳng nằm trong danh sách 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng không phải ngọn núi khó chinh phục nhất nhưng “Tà Xùa không đùa được đâu” bởi hành trình vượt “sống lưng khủng long” nhiều gian nan, thử thách
Lịch trình leo đỉnh Tà Xùa cao 2.865 m xuất phát từ thị trấn Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là 3 ngày 2 đêm. Ngần ấy thời gian, không cần vội vã hao mòn sức lực mà chậm rãi từng bước chân trở về với thiên nhiên.
Nhóm chúng tôi 10 người thuê xe riêng từ Hà Nội lên Trạm Tấu nghỉ lại một đêm, vùi mình trong chăn ấm ngủ một giấc thật sâu, dưỡng sức cho hành trình leo Tà Xùa vào sáng hôm sau.
Hội ngộ với người dẫn đường bản địa ở nhà nghỉ, nhóm khai báo y tế xong thì xe bán tải hộ tống một quãng đường đất đỏ gập ghềnh để đến điểm xuất phát, bắt đầu chinh phục Tà Xùa. Từ vị trí này, trong đôi ba ngày tới, những liên lạc với thế giới ngoài kia sẽ bị gián đoạn bởi ở nơi này chỉ có những biển mây, nắng gió và cỏ cây…
Biển mây Tà Xùa
Qua con dốc nhỏ, phóng tầm nhìn hai bên ruộng bậc thang khổng lồ uốn lượn quanh sườn đồi sẽ thấy ngôi làng của người H’Mông, bà con đang dẫn trâu ra đồng, nhóm thanh niên sôi nổi tính toán việc dựng căn nhà gỗ, lũ trẻ mải mê vui đùa, những chú chó quấn quýt theo sau vị khách lạ như đón chào. Hai bên đường, cây mơ, cây mận vừa điểm trắng vài bông hoa, cảnh sắc ở đây thơ mộng, thanh bình đến lạ.
Điểm cuối ngôi làng mở ra con đường đất nhầy nhụa trơn trượt có lẽ vì cơn mưa đêm hôm trước, cỏ cây lại được dịp xúng xính chiếc áo màu rêu xanh mướt có đính hạt pha lê lung linh trông thật đẹp.
Video đang HOT
Ngày đầu tiên của hành trình chỉ là bước khởi động, nhóm chỉ cần đến lán 1 là có thể nghỉ ngơi, đường đi không khó nhưng thời tiết chẳng mấy ủng hộ. Tạm dừng ăn trưa bên cây táo mèo, nhóm phấn khởi leo đến đỉnh đầu rùa chụp ảnh thì trời tắt hẳn nắng, ai đã cuỗm mây trắng đi mất, để lại một tấm phông nền màu khói sương đượm buồn. Băng qua cả rừng trúc bạt ngàn và bất tận mà thời tiết cũng chẳng khá lên, tí nắng vàng hiếm hoi vừa soi rọi xuống bụi cây chẳng được bao lâu lại vụt tắt.
Sắp tới lán nghỉ, khi bước chân có chút nặng nề thì bỗng thấy mây trắng lấp ló sau những rặng cây cao, sương mù đã bị đánh tan, trời trong xanh, nắng thật vàng và rực rỡ, đôi chân tôi bỗng nhẹ tênh đi như bay về phía mặt trời, theo tiếng gọi í ới của nhóm bạn ở tuốt đỉnh núi cao.
Tôi đã đến “vương quốc trên mây” thật rồi, xung quanh mình toàn là mây, mây nhiều vô số kể, trắng ngần và đặc quánh như tấm đệm bông khổng lồ bồng bềnh giữa trời xanh. Phía đằng xa, con đường được mệnh danh là “sống lưng khủng long” huyền thoại thoắt ẩn thoắt hiện trong từng làn mây trắng gợi lên một nét liêu trai rợn người.
Tia nắng dần buông nhuốm đỏ cả bầu trời, tôi nằm dài trên tảng đá to mà đắc ý. Thì ra, hè về tắm nắng ở bãi biển thật thích và đông đến tắm hoàng hôn trên biển mây càng tuyệt vời hơn.
Tối đó, nhóm chúng tôi 10 người đến từ cả 3 miền Bắc – Trung – Nam tụ lại bên đốm lửa bập bùng ở nơi lưng chừng núi, dưới ánh trăng tròn 17 cùng nhau ngắm sao trời, hân hoan hát ca.
“Sống lưng khủng long” trên đường chinh phục đỉnh Tà Xùa
Sáng mai thức giấc, nhóm phải vượt qua “sống lưng khủng long”, tìm đến khu rừng rậm ma mị ở cuối chặng đường để chạm tay vào đỉnh Tà Xùa và trở về lại lán nghỉ trước khi chiều muộn.
“Sống lưng khủng long” là con đường mòn nhỏ cheo leo, nhấp nhô theo dãy núi trùng điệp chạy đến vô cùng. Đường đi nhiều đoạn dốc dài lên xuống liên tục, địa hình hiểm trở không có cây to chắn gió, nhiều đá nhỏ dễ trơn trượt. Dân địa phương đã làm thêm lan can dây cáp để việc leo núi được an toàn hơn nhưng cảm giác chơi vơi như đứng bên bờ vực thẳm vẫn còn hiện hữu khi ta quay lại nhìn chặng đường mình đã đi.
Qua đoạn dốc cuối cùng của “sống lưng khủng long”, đường đi dễ dàng hơn, cảnh vật như trong thế giới khác, cây cối rậm rạp xanh um, những thân cây to phân nhiều nhánh dài ngoằng phủ đầy rêu phong có hình thù kỳ dị. Ra khỏi rừng rêu là đỉnh Tà Xùa, chúng tôi chụp vài tấm kỷ niệm rồi tranh thủ về lán nghỉ.
Ngày cuối hành trình nhẹ nhàng và hưởng thụ nhất. Những ngày ở trên núi thật tuyệt. Sáng nào cũng háo hức đón bình minh, hóng những tia nắng đầu tiên tưới mát tâm hồn, chìm đắm trong biển mây. Chiều về ngắm hoàng hôn dịu nhẹ, tối đến ngả lưng ra đất cùng nhau đếm sao trời…
Tôi đã có những ngày rực rỡ mà ngọt ngào, êm ái ở “tiểu vương quốc trên mây” như thế đó. Cảm ơn nhé, Tà Xùa!
Ý nghĩa tên gọi của các địa danh nổi tiếng thế giới
Không phải ai cũng biết "vùng đất của những người lương thiện" nằm ở đâu và vì sao Hong Kong lại được gọi là xứ cảng thơm.
Hong Kong còn có tên gọi khác là "xứ cảng thơm". Sở dĩ nơi này có biệt danh như vậy là do Hong Kong vừa là cảng biển vừa là nơi xuất khẩu trầm hương và làm ra những cây nhang từ gỗ trầm hương có giá tới 60.000 USD. Thuật ngữ này được các thuyền nhân sử dụng, nhưng được người Anh lấy làm tên gọi cho toàn bộ khu vực.
Ngày nay, Hong Kong là một trong những nơi có giá nhà ở đắt đỏ nhất thế giới. Ảnh: Nordic Innovation House
Đảo Java của Indonesia được cho là lấy tên từ tiếng Phạn, yavadvipa - đảo đại mạch. Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia nằm ở nơi hai con sông gặp nhau, và nó có nghĩa là "hợp lưu sông bùn". Trong khi đó quần đảo Langkawi được bắt nguồn từ những từ chỉ đại bàng nâu đỏ helang (gọi tắt là lang ) và kawi, từ tiếng Phạn có nghĩa là "đá cẩm thạch". Đây là những thứ có rất nhiều trên quần đảo nghỉ mát nổi tiếng này.
Truyền thuyết nổi tiếng nhất về nguồn gốc tên gọi Singapore, hay đảo quốc sư tử là một vị hoàng tử đến từ Palembang (nay là Indonesia) đã chạm chán một con vật nhìn giống sư tử trong chuyến đi săn. Sau đó, ông đã đặt tên cho vùng đất rộng lớn này là Singapura (tiếng Phạn là thành phố sư tử). Trên thực tế, ngày nay sư tử chỉ xuất hiện trong sở thú Singapore và không hề tồn tại trong môi trường tự nhiên tại đảo quốc.
Bằng sự ngoại giao khéo léo và việc sẵn sàng tiếp nhận giá trị quan, thói quen của người phương Tây, vua Chulalongkorn tạo ra được một phép màu bằng cách giúp hầu hết vùng đất Xiêm La thoát khỏi ách thống trị của thực dân. Năm 1932, đất nước được đổi tên thành Thái Lan , nghĩa là vùng đất của tự do.
Năm 1755, vua Miến Điện Alaungpaya chiếm được làng Dagon và đổi tên nó thành Yangon (thuộc Myanmar) nghĩa là kết thúc xung đột.
New Zealand được nhà thám hiểm kiêm hàng hải người Hà Lan Abel Tasman đặt theo tên tỉnh Zeeland của xứ sở hoa tulip, mang ý nghĩa là "vùng đất biển". Tên của nhà thám hiểm nổi tiếng này cũng được đặt cho đảo Tasmania của Australia.
Năm 1980, New Hebrides, một lãnh thổ Nam Thái Bình Dương thuộc quyền cai trị của Anh và Pháp, độc lập. Nó đổi tên thành Vanuatu nghĩa là "vùng đất thuộc về chúng ta mãi mãi", theo tiếng bản địa.
Dar es Salaam , thủ đô Tanzania ngày nay, có nghĩa là "xứ sở hòa bình" trong tiếng Arab. Năm 2019, quốc gia này cũng đứng đầu danh sách những quốc gia yên bình nhất Đông Phi, theo All Africa .
Năm 1984, quốc gia Tây Phi Upper Volta đổi tên thành Burkina Faso, có nghĩa là "vùng đất của những người lương thiện". Ảnh: AFP
Nhiều nhà sử học tin rằng tên thành phố Chicago , Mỹ, được xuất phát từ từ "shikaakwa" của người bản địa, gợi nhắc đến các loại hành, tỏi mọc hoang dã trong khu vực. Sau đó, các nhà thám hiểm người Pháp đã đọc "shikaakwa" thành "Checagou", và vì thế từ Chicago ra đời.
Các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha lần đầu tới vịnh Guanabara, Brazil vào 1/1/1502 và họ nhầm tưởng đây là cửa sông của một con sông lớn. Do đó, họ đặt tên cho nơi này là Rio de Janeiro (sông Tháng Giêng).
Thành phố Fluentia của La Mã lấy tên từ dòng sông Arno đang chảy và phát triển thành Florentia (nở hoa) - gợi nhớ về những đóa hoa loa kèn trong khu vực. Sau này, tên thành phố được chuyển thành Fiorentia, Fiorenza và cuối cùng là Firenze trong tiếng Italy và Florence trong tiếng Anh.
Anh chàng ngoại quốc đăng loạt video chế giễu văn hóa Việt, phá hoại môi trường công cộng, làm ách tắc giao thông và lời giải thích đằng sau gây phẫn nộ vô cùng Điều cần nói hơn là có một bộ phận không ít bạn trẻ cổ vũ và ủng hộ cho loạt hành động đáng lên án này. Văn hoá là một bản sắc thiêng liêng của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Hẳn là khi ghé thăm một đất nước nào đó, bạn sẽ luôn muốn được biết và hoà mình cùng các...