Tạ lỗi của phạm nhân gây án mạng dịp về quê ăn Tết
“Vẫn biết con đường quay về nẻo thiện của tôi còn dài, song với quyết tâm gột sạch cái ác, hướng đến điều thiện, tôi hy vọng lúc đó xã hội sẽ tha thứ”, phạm nhân Trần Văn Dương, trại giam An Phước (Bình Dương) trải lòng.
Sinh ra trong gia đình nề nếp, được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, nhưng Trần Văn Dương đã trượt dài vào con đường tội lỗi chỉ trong một lần về quê ăn Tết. Tương lai đã đóng sập trước mắt cậu sinh viên năm thứ hai.
Suốt hơn 2.000 đêm nằm suy nghĩ, gặm nhấm thời gian trong trại giam để trả giá cho những hành vi nông nổi của mình, Dương bảo cậu đã thấu hiểu đâu là đúng sai, thiện ác, đâu là những mất mát thiệt hơn, đâu là giá trị của sự tự do và đâu là đạo đức liêm sỉ cần có của một con người.
“Tôi biết cái giá phải trả cho hành vi tội ác của mình là hoàn toàn thích đáng. Ở đời gieo gió phải gặt bão, gây tội phải đền tội, đó là lẽ công bằng. Song mỗi khi nghĩ lại những ngày tháng đã qua, nghĩ lại quá khứ của đời mình, tôi vẫn cảm thấy thật đắng cay, xót xa”, Dương tâm sự.
Theo Dương, từ một thanh niên hiền lành, được học hành tử tế, không hiểu sao cậu lại có thể gây ra tội ác tày trời như vậy, để rồi 6 năm qua Dương luôn phải sống trong tâm trạng của một kẻ tội đồ. Lẽ ra đã trở thành cử nhân kinh tế, nhưng cậu đã tự hủy hoại và đánh mất đi những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời.
Theo phạm nhân này, ngày 21/1/2006, trong một lần trở lại trường cũ gặp lại bạn bè đang theo học ở các trường đại học cả nước về quê nghỉ Tết, Dương cùng bạn tổ chức liên hoan. Trong bữa tiệc, một người bạn tên Luân kể về việc bị một nhóm thanh niên chặn đánh, đồng thời cho biết người cầm đầu. Sẵn hơi men cùng với tính sĩ diện, lập tức cả nhóm kéo đến nhà người thanh niên ấy.
Khi gặp, tất cả nhóm lao vào đấm đá, chỉ đến khi nạn nhân tóc tai rũ rượi, quần áo tả tơi nằm sõng soài trên mặt đất nhóm này mới chịu dừng tay. “Không cần biết người thanh niên ấy sống chết thế nào, chúng tôi ra về với khí thế của kẻ vừa thắng trận, rồi thản nhiên ai về nhà nấy mà không biết mình phạm tội ác”, phạm nhân bày tỏ sự hối hận. 3 ngày sau, lần lượt Dương cùng nhóm bạn bị bắt.
Dương nhớ lại, ngày đầu tiên nằm trong trại giam, cậu vô cùng hoang mang và vẫn không tin mình đã gây ra tội ác kinh khủng đến thế. Lúc nhận quyết định khởi tố và lệnh tạm giam, Dương run lên bần bật và bắt đầu lờ mờ hiểu từ đây cuộc đời mình rẽ sang một hướng khác.
Các phạm nhân trại Quyết Tiến rộn ràng gói bánh chưng ăn Tết. Ảnh: Hà Anh
Theo phạm nhân, cậu đã trải qua chuỗi ngày sống trong hoang mang sợ sệt về cái giá phải trả cho một mạng người vô tội, nhưng trong lòng còn là nỗi đau vò xé, cảm thấy tội lỗi với người thân. Suốt một năm trời sau đó, Dương chẳng bao giờ có giấc ngủ yên, từng đêm lại thức suy nghĩ đến quặn lòng. “Từ một thanh niên vui tính, tôi trở thành kẻ lầm lỳ, không thèm trò chuyện với bất cứ ai. Tôi từ chối mọi câu hỏi của can phạm cùng buồng”, phạm nhân gây án mạng kể lại.
Dương bảo ngày ra tòa chịu sự phán xét của pháp luật là một ngày nặng nề, nhục nhã nhất. Ở đó, cậu ta phải đối diện với người bị hại. Với án phạt 17 năm tù giam, tương lai đóng sập trước mắt. Dương được đưa trở lại buồng giam với tinh thần bi quan tột độ và hơn một lần đã có suy nghĩ sẽ chấm hết khổ đau cho người thân và cho chính mình. Nhưng rồi trong cậu ta là sự giằng xé, đấu tranh “chẳng nhẽ lại hèn nhát và yếu đuối như vậy”.
Video đang HOT
Năm 2008, Dương được chuyển đến trại giam mới với tâm trạng đầy mâu thuẫn. Theo phạm nhân này, ngoài mặt có vẻ như đã quen dần với cuộc sống nhưng trong lòng chứa đầy nỗi chán chường. Với bán án đằng đẵng, nhiều lúc Dương ngỡ như mình đã chết. Chiều chiều sau giờ lao động, cậu thường kiếm một góc khuất ngồi ngẫm nghĩ về tội ác và cái giá phải trả cho đến khi cửa buồng giam khép lại.
Nhưng rồi theo cậu, đến gần cuối năm 2008, cùng với việc học tập chính sách khoan hồng của Đảng và nhà nước đối với người phạm tội và được tận mắt chứng kiến phạm nhân có mức án cao hơn mà vẫn được hưởng chính sách đặc xá, trong Dương le lói ánh sáng phía trước con đường tăm tối.
“Có một điều gì thôi thúc tôi biết đứng dậy sau vấp ngã, phải biết trở lại là chính mình để đền bù một phần tội lỗi đã gây ra. Từ đó, tôi tự ép mình vào khuôn khổ, trong lao động tôi tự đề ra mục tiêu phấn đấu”, Dương kể.
Nhưng theo Dương tất cả biểu hiện đó cũng chỉ là hoạt động bề nổi. Trong thâm tâm cậu vẫn nặng trĩu với hành vi tội lỗi, không biết rồi đây có thể tha thứ được cho chính mình. Nhiều đêm cậu mơ thấy bố mẹ chắt chiu từng đồng lo cho con ăn học, người yêu quỵ ngã khi hay tin cậu bị bắt, và cả sự tang tóc đau thương của gia đình bị hại khi họ vĩnh viễn mất đi đứa con trai duy nhất, những lúc ấy cậu cảm tưởng trái tim mình có một tảng đá treo.
“Vẫn biết con đường quay về nẻo thiện của tôi còn dài song với ý chí quyết tâm gột sạch cái ác, hướng đến điều thiện, tôi tin rằng một lúc nào đó tôi sẽ đến đích. Tôi hy vọng lúc đó mọi người, xã hội sẽ tha thứ cho tôi, đón nhận tôi như các bậc sinh thành vẫn luôn sẵn lòng tha thứ tội ác cho những đứa con biết thành tâm hối lối, ăn năn”, Dương hy vọng.
Theo VNEXpress
Nụ cười khó hiểu của Lê Văn Luyện tại toà
Phiên xử "sát thủ" Lê Văn Luyện nóng ngay từ khi chưa bắt đầu bởi sự tức giận tột cùng của gia đình nạn nhân. Phải đối diện với nỗi uất hận của gia đình nạn nhân vì tội ác mà mình đã gây ra nhưng trong phiên tòa người ta vẫn bắt gặp nụ cười của tên sát nhân.
Sự tức giận tột cùng
Gần nửa năm sau ngày thảm sát tiệm vàng xảy ra, Luyện bị đưa ra xét xử. Vì đã tiên liệu trước được sự tức giận và bất bình của gia đình nạn nhân sẽ dành cho bị cáo, TAND tỉnh Bắc Giang đã có kế hoạch bảo vệ các bị cáo và phiên tòa khá chặt.
Thế nhưng, lực lượng cảnh sát bảo vệ tư pháp vẫn phải vất vả mới ngăn được người nhà nạn nhân khi họ gào thét tức giận, chỉ trực lao về phía các bị cáo và trút hận.
Vòng vây cảnh sát dày đặc để bảo vệ bị cáo Lê Văn Luyện khỏi sự tức giận quá mức của người nhà nạn nhân.
Cái chết tức tưởi của ba nạn nhân và thái độ thiếu ăn năn của Luyện trong suốt thời gian vừa qua làm nỗi đau của gia đình bị hại không thể vơi đi mà dường như nó còn đầy hơn theo thời gian.
Ngày xử Luyện, dưới trời giá rét, ngay từ sáng sớm, hàng chục người nhà nạn nhân đã có mặt tại cổng tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang để theo dõi phiên tòa.
Họ đến từ rất sớm, đầu chít khăn tang trắng, trong tiết trời lạnh giá của mùa đông, họ đứng dàn hàng ngang ở cổng tòa, trên tay là những tấm di ảnh của người đã khuất, là hình ảnh bé Bích với những vết thương khủng khiếp, tấm ảnh gia đình anh Ngọc đang ấm êm hạnh phúc và cả những băng rôn trên có hàng chữ: " Tử hình Lê Văn Luyện..." được ghi bằng mực đỏ.
Có mặt trước cổng tòa án rất sớm, ông Trịnh Văn Tín, bố đẻ của anh Trịnh Thành Ngọc nghẹn ngào: " Gia đình con, cháu tôi đang quây quần hạnh phúc bên nhau như thế, vậy mà phút chốc, kẻ ác thú đã cướp đi tính mạng của con và cháu tôi. Cháu Thảo nó mới được mười mấy tháng tuổi, đã biết gì đâu, sao nỡ giết cháu".
Nỗi tức giận của gia đình nạn nhân.
Người nhà của gia đình bị hại cứ đứng như vậy từ rất sớm cho đến khi chiếc xe bít bùng chở các bị cáo từ từ tiến đến, lăn bánh vào sân tòa thì nỗi tức giận của họ như bị vờ òa. Họ lao về phía chiếc xe mà ném những lời tức giận, ai oán.
Luyện với gương mặt tái mét nhanh chóng được đưa vào phòng xét xử. Hắn ráo rác quay lại tìm gương mặt người thân và chẳng có vẻ gì là ăn năn hối hận.
Đại diện VKS đọc bản cáo trạng, nhắc lại hành vi tàn ác của kẻ sát nhân trong tiếng kêu khóc, nghẹn ngào của gia đình nạn nhân. Những vành tang trắng rung lên bần bật, nức nở khi họ một lần nữa phải đối diện với nỗi đau, mất mát.
Và rồi như không thể kìm nén thêm được nữa, những tiếng thét gào cứ to dần rồi khản đặc, lạc lẫn vào tiếng đọc cáo trạng của vị đại điện VKS, khiến vị công tố phải tạm dừng công bố cáo trạng trong ít phút để chờ cảm xúc của gia đình bị hại tạm lắng xuống.
Trong suốt phiên xử, nhiều lần phía gia đình bị hại yêu cầu chủ tọa phiên tòa cho phép họ được để di ảnh người đã khuất ở vị trí mà Luyện có thể nhìn thấy. Rồi họ yêu cầu HĐXX bắt Luyện phải quay xuống để nhìn những tấm di ảnh đó...
Tất cả những yêu cầu đó của họ chỉ với mong muốn nhắc Luyện nhớ đến tội ác mà hắn đã gây ra để mà có thái độ ăn năn.
Nụ cười kẻ sát nhân
Đối diện với sự tức giận tột cùng của gia đình nạn nhân là thái độ lạnh lùng đến ghê người của Luyện. Nét mặt của hắn không chút thể hiện sự ăn năn hối hận.
Thậm chí khi vị luật sư "gợi ý" Luyện xin phép chủ tọa phiên tòa cho hắn được một lần quay xuống nói lời xin lỗi và xin gia đình nạn nhân tha thứ cho tội lỗi mà hắn đã gây ra, nhưng Luyện chỉ đứng chôn chân trước vành móng ngựa mà lặng thinh không nói câu nào.
Trong phần tranh tụng, khi các luật sư và vị đại diện VKS đang căng thẳng tranh luận thì không ít lần người ta thấy Luyện cười tủm.
Nụ cười của Luyện.
Vào buổi trưa ngày 11/1, khi được dẫn giải ra xe bít bùng để về trại giam, bị kẹp giữa hai hàng cảnh sát bảo vệ tư pháp dày đặc, hắn còn cười. Sự bình thản, không chút ân hận của Luyện khiến nhiều người không khỏi rùng mình.
15h30 ngày 11/1, khi Lê Văn Luyện được đưa vào phòng xét xử, người nhà bị hại bắt đầu la ó, chửi mắng kẻ sát nhân. Luyện ngồi giữa hàng rào bảo vệ dày đặc của cảnh sát hỗ trợ tư pháp.
Cách đó vài bước chân là người nhà bị cáo với những vành khăn tang trắng xóa một góc phòng xử án. Vừa thấy Luyện, họ lại ném về phía hắn những lời chửi rủa.
Đáp trả thái độ của người nhà nạn nhân, Lê Văn Luyện ngồi giữa vòng vây của cảnh sát tỏ rõ vẻ tức tối, hai bàn tay trong chiếc còng số tám đan chặt vào nhau như thể cố ngăn sự tức giận.
Rồi như không thể kìm nén thêm được nữa khi phải liên tục nhận những lời thóa mạ, hắn mở to miệng, lẩm bẩm điều gì đó.
Thấy không khí quá căng thẳng, lực lượng chức năng đã phải đưa bị cáo Luyện vào phòng riêng chờ đến giờ tuyên án.
Tội ác gây ra thì quá kinh hoàng, vậy mà khi đứng trước vành móng ngựa để được nói lời sau cùng, Luyện lại lí nhí, phải cố gắng lắm mới có thể nghe được hắn nói: " Cho bị cáo được xin lỗi gia đình nạn nhân, người thân... Mong HĐXX giảm án cho các bị cáo còn lại. Vì bị cáo mà các bị cáo khác phải liên lụy. Bị cáo xin được nhận mức án cao nhất...".
Theo VietNamNet
Con đề nghị tử hình cha: cuộc "đòi nợ" thế hệ Có lẽ đời của kẻ thủ ác Vòng Văn Trọng đã... "đắng ngắt" khi nghe lời đề nghị từ chính hai đứa con ruột của mình với chủ đích tử hình cha. Xót xa thay, lời đề nghị đó như cuộc "đòi nợ" thế hệ, những đứa con muốn tìm lại người mẹ mà chúng chẳng bao giờ có thể tìm thấy. Từ......