Ta Lang, điểm sáng về du lịch cộng đồng
Làng du lịch cộng đồng Ta Lang ở xã Bha lêê, H. Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nằm bên con suối Chơr lang hiền hòa, bên trục đường Hồ Chí Minh huyền thoại.
Các cháu Cơ Tu làng Ta Lang rạng rỡ nụ cười chào đón du khách.
Đây là cái nôi cua văn hóa Cơ Tu tiêu biểu như nghề chế tác và trình diễn nhạc cụ dân tộc như: A heen (sáo ba lỗ tỏ tình bên suối), a bel (đàn cò hẹn hò của đôi lứa), tâm bhréh (đàn bầu hai dây), đan lát, dệt thổ cẩm,… và nhiều loại hình văn hóa khác đang được cộng đồng làng giữ gìn, bảo tồn và phát huy từ bao đời nay.
Làng Ta lang được tỉnh Quảng Nam chọn làm điểm đầu tiên để xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng do Dự án Trường Sơn Xanh tài trợ. Đến với làng du lịch cộng đồng Ta Lang, du khách không chỉ được ngắm đồng lúa chín vàng đang vào mùa gặt từ trên đường mòn Hồ Chí Minh, hay được trải nghiệm các hoạt động văn hóa của đồng bào mà còn có dịp được thử các trò chơi dân gian của người Cơ Tu như đi cà kheo, ném vòng mây, giã gạo, bắn ná, bắt cá bằng vợt bên suối Chơr lang trong mát hiền hòa vào mùa hè. Du khách còn được học cách làm ẩm thực và thưởng thức các món ăn truyền thống, dân dã mang hương vị núi rừng.
Video đang HOT
Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng : Vẫn là "điệp khúc" thiếu, yếu...
Được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái, nông nghiệp, cộng đồng... tuy nhiên, du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng vẫn chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn trên bản đồ du lịch Việt Nam và chưa đủ hấp dẫn để du khách ở lại lâu, chi tiền nhiều.
Nhằm đẩy mạnh việc xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, kết nối tour tuyến trong khu vực, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến và để chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2020 - Ninh Bình, từ ngày 26 - 30.8.2019, Tổng cục Du lịch tổ chức đoàn khảo sát sản phẩm du lịch một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng gồm Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình.
Du khach tham quan tai di tich Cô đô Hoa Lư (Ninh Binh)
Sản phẩm trùng lặp
Chỉ riêng số lượng các di tích lăng tẩm, đền chùa miếu mạo ghi dấu các triều đại từng trị vì kể từ thời lập nước cho đến nay trên địa bàn châu thổ sông Hồng và các vùng ven của nó, hàng trăm làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa còn lưu truyền đến ngày nay đã có thể thiết kế nên những tour tuyến khác nhau với nội dung không bị trùng lặp. Bên cạnh đó, khu vực này có lợi thế là thủ đô Hà Nội - trung tâm văn hóa chính trị của cả nước là nơi đón và trung chuyển khách lớn thứ hai toàn quốc (chỉ sau TP.HCM).
Tuy nhiên hiện nay, đồng bằng sông Hồng còn thiếu các doanh nghiệp lữ hành mạnh; sản phẩm du lịch chưa độc đáo, sáng tạo mà chủ yếu là trùng lặp; thiếu các sản phẩm về đêm; việc quảng bá xúc tiến còn rời rạc, chưa chuyên nghiệp; nhân lực du lịch còn thiếu và yếu... dẫn đến tình trạng khách chủ yếu đi tham quan trong ngày chứ ít lưu đêm lại các tỉnh này dù giá khách sạn, dịch vụ ăn uống rẻ và chi tiêu ngoài tour của khách cũng không cao. Chỉ riêng tỉnh Ninh Bình, sản phẩm du lịch đã na ná nhau: Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long, Thung Nham, động Thiên Hà... đều di chuyển bằng thuyền qua các hang động. Sự tương tác giữa người dân và khách du lịch chưa nhiều; thiếu những tour du lịch trải nghiệm thật sự cho du khách. Sản phẩm và cách khai thác du lịch ấy chưa thể hiện được hết tiềm năng du lịch của các địa phương trong vùng và thể hiện phần nào sự lúng túng của các địa phương trong việc tự đổi mới và liên kết phát triển du lịch.
Theo nhiều chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp lữ hành, ngoài việc thiếu một quy hoạch tầm vĩ mô, thiếu sự liên kết nội vùng, đồng bằng sông Hồng còn thiếu những doanh nghiệp mạnh, kết nối "cuộc chơi" ở mỗi tỉnh. Bên cạnh đó, có những tỉnh lãnh đạo ngành cũng không quan tâm nhiều đến phát triển du lịch, thờ ơ với doanh nghiệp du lịch và cũng không mấy chú trọng đến quảng bá, xúc tiến, truyền thông cho các điểm đến...
Cần ưu tiên xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù
Khi đã xác định làng nghề, di tích, thắng cảnh... nào đó là điểm du lịch thì phải có quy hoạch và hệ thống hạ tầng đồng bộ, đầu tư cho cảnh quan môi trường, khai thác nét đặc trưng văn hóa, quà lưu niệm độc đáo và quan trọng là khách có thể tham quan trải nghiệm cùng với người dân vùng đó hoặc thưởng thức những đặc sản vùng miền đó. Nhiều doanh nghiệp góp ý, thậm chí đưa các món đặc sản của địa phương vào trong các bữa ăn của khách và có các bài giới thiệu thật hấp dẫn để khách nhớ và quay lại.
Vùng đồng bằng sông Hồng sở hữu nguồn tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, có nhiều lợi thế so với các vùng du lịch khác trong cả nước. Đó chính là những giá trị đặc thù, tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù. Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay, khách du lịch lưu đêm ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng không nhiều, chủ yếu là khách tham quan trong ngày.
Để du lịch phát triển, các địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, vai trò của Hiệp hội Du lịch địa phương trong chỉ đạo phát triển du lịch, đặc biệt là trong việc xây dựng các phẩm đặc thù, tăng cường quảng bá xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, quản lý môi trường du lịch, quản lý điểm đến. Bà Hoàng Thị Minh Thi, Giám đốc Công ty TNHH du lịch quốc tế Nụ cười (Smile Tours) cho biết: "Với những điểm khảo sát lần này, các công ty lữ hành hoàn toàn có thể xây dựng được những sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn để đưa khách đến. Tuy nhiên, việc kết nối giữa các tỉnh hiện nay chưa được tốt lắm, cần có sự phối hợp để tạo ra sự hấp dẫn, đảm bảo chất lượng, phát triển bền vững chung trong vùng".
Các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo việc tăng cường cơ chế liên kết, hợp tác, phối hợp trong hoạt động du lịch giữa các ngành ở địa phương; giữa các địa phương trong vùng; kết nối doanh nghiệp giữa các địa phương với doanh nghiệp cả nước. Qua đó tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng, độc đáo, hấp dẫn và có sức cạnh tranh, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch có hiệu quả.
Bên cạnh việc chủ động xây dựng và phát triển các chương trình du lịch riêng mang tính đặc thù của mỗi địa phương, các tỉnh, thành phố trong vùng cần phối hợp xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, các chương trình du lịch chung của toàn vùng. Qua đó, xây dựng chương trình quảng bá xúc tiến, tạo thương hiệu để giới thiệu hình ảnh du lịch đồng bằng sông Hồng như một điểm đến hấp dẫn. Đây là một nội dung liên kết, hợp tác quan trọng cần sớm được triển khai trong thực tế vì hợp tác này sẽ đem lại nhiều lợi ích chung, đồng thời giảm được chi phí cho quảng bá xúc tiến của mỗi địa phương...
THÚY HÀ
Theo baovanhoa.vn
Cần Thơ lọt top 15 thành phố kênh đào đẹp nhất thế giới: Bài học làm du lịch Mới đây, chuyên trang về ảnh Getty Images đã công bố danh sách 15 thành phố có kênh đào đẹp nhất thế giới. Và bất ngờ hơn cả, thành phố Cần Thơ của Việt Nam đã vinh dự được nêu tên trong bảng xếp hạng này. Các hoạt động buôn bán diễn ra sôi nổi trên chợ nổi ở Cần Thơ. Trải nghiệm...