Tá hỏa với khối u nang hàm nhầy nhụa sau 30 năm gãy răng
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, vừa cấp cứu cho một người đàn ông có khối u nang nguy hiểm tại vùng hàm trên răng.
Trước đó, nam bệnh nhân là ông V.X.Đ. (55 tuổi, trú tại Bắc Quang, Hà Giang) nhập viện trong tình trạng xuất hiện những cơn đau nhức dữ dội vùng má trái kéo dài.
Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định chụp Panorama và CT scanner vùng sọ não. Kết quả cho thấy hình ảnh khối u nang xương hàm trên có kích thước 4 – 5 cm.
Khối u nang sau khi đươc lây ra
Theo lời kể, khoảng 30 năm trước ông Đ. bị một tai nạn dẫn đến gãy chiếc răng số 22. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan ông không đi nhổ bỏ chân răng mà chỉ thực hiện làm cầu răng 21 – 23.
Hai tháng gần đây, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tình trạng má trái sưng, đau, nóng đỏ, không ăn uống được, cuộc sống, sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh nhân đến trạm xá khám và tiêm thuốc nhưng không hiệu quả. Sau đó ông Đ. được gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng u nang hàm trên là do sau tai nạn gãy răng bệnh nhân không đi nhổ bỏ chân răng nhưng vẫn thực hiện làm cầu răng. Đây là lý do khiến chân răng bị gãy trước đó của bệnh nhân bị viêm, dần hình thành khối u nang.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn phẫu thuật loại bỏ khối u. Sau phẫu thuật sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và đã được ra viện về quê đón Tết vui vẻ và không bị ám ảnh bởi những cơn đau nhức vùng hàm trên.
Video đang HOT
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân, khi không may bị chấn thương vùng hàm, mặt cần đến bệnh viện để được kiểm tra. Bệnh nhân nên đến các bệnh viện có chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để khám và chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Thảo Nguyên
Theo congly.vn
7 thứ nha sĩ khuyên bạn không nên cho vào miệng
Quả chanh, đá viên, nắp chai, móng tay, kẹo cứng, thuốc lá, bàn chải đánh răng của người khác... bạn không nên cho vào miệng mình.
Theo Rd, nha sĩ đã tiếp xúc nhiều bệnh nhân làm hỏng răng của mình vì nhai cắn không đúng cách hay ăn các thực phẩm có hại cho răng. Do đó, nha sĩ đã liệt kê những thứ không nên cho vào miệng giúp bệnh nhân có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh.
Quả chanh
Victoria Veytsman, nha sĩ tại thành phố New York, Mỹ, cho biết quả chanh rất chua nên nhiều người thường có thói quen mút và ngậm chúng trong miệng lâu hơn các thức ăn khác. Điều này có thể gây mòn men răng và mất sự cân bằng các axit trong miệng.
Thuốc lá
Thuốc lá gây nhiều nguy hại đối với sức khỏe của bạn, là nguyên nhân gây ung thư cũng như vô số các bệnh khác. Bên cạnh đó, thuốc lá còn rất có hại cho răng miệng. Bác sĩ Veytsman nói: "Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư miệng, hôi miệng, vàng răng...".
Đá viên
Nhiều người trong chúng ta thích nhai đá viên, điều đó đã vô tình tạo một "cuộc chiến" giữa răng và băng. Peter Vanstrom, người phát ngôn của Curaprox USA đã chứng kiến nhiều bệnh nhân bị hỏng răng, gãy răng mỗi năm do nhai đá viên.
Thói quen nhai đá viên có thể gây gãy răng, mẻ răng. Ảnh: Rd
"Những răng bị gãy này phải điều chỉnh lại để chúng phục hồi chức năng và sự ổn định thích hợp", ông nói. Thay vì nhai đá, ông Peter khuyên bạn nên uống nước ướp lạnh hoặc sử dụng ống hút để không bị cám dỗ bởi việc nhai đá.
Nắp chai
Nhiều người có thói quen dùng răng của mình như một dụng cụ để mở nắp chai mà không biết rằng việc làm này rất có hại, thậm chí là vỡ răng. Bill Dorfman, nha sĩ thẩm mỹ ở Beverly Hills cho biết nếu bị vỡ nửa chiếc răng, bạn có thể bị mất hoàn toàn răng và cần trồng mới lại. Hãy kiên nhẫn tìm kiếm dụng cụ nào khác để bảo vệ răng của mình.
Ông Vanstrom khuyến cáo: "Không chỉ nắp chai bằng sắt, ngay cả việc dùng răng để cắn và mở nút chai nhựa cũng là điều cấm kỵ. Điều này có thể không chỉ gây ra gãy răng mà còn có thể dẫn đến đau cơ và khớp thái dương hàm".
Móng tay của bạn
Theo Lana Rozenberg, nha sĩ ở thành phố New York, Mỹ, thói quen cắn móng tay có thể làm phẳng các mép răng cửa của bạn. "Theo thời gian, răng sẽ mòn nhanh hơn và việc cắn móng tay có thể tạo ra các vết nứt trên men răng. Hành động cắn móng tay cũng làm cho hàm của bạn sai vị trí, làm căng khớp, siết chặt. Áp lực này kéo dài có thể gây đau răng, tai và hàm", cô Lana nói.
Cắn móng tay khiến răng dễ bị mòn, men răng nhiều vết nứt, khớp cắn bị sai vị trí. Ảnh: Rd
Kẹo cứng
Tiến sĩ Rozenberg cho biết, khi bạn ngậm kẹo cứng trong miệng trong một thời gian dài đồng nghĩa với việc một lượng lớn đường được ngấm vào răng. Nếu không đủ kiên nhẫn để chờ cho đến khi kẹo tan, bạn sẽ nhai kẹo. Việc này có thể dẫn đến nứt răng và gây nhiều vết xước bên trong miệng.
Bàn chải đánh răng của người khác
Cho dù đó là bàn chải đánh răng của người thân hay người bạn tốt nhất của mình thì các nha sĩ cũng khuyên không nên dùng chung.
"Chúng không chỉ đầy vi khuẩn mà bạn có nguy cơ lây bệnh nếu chủ nhân của bàn chải đang mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây sâu răng có thể lây lan qua việc dùng chung bàn chải đánh răng", tiến sĩ Dorfman khuyến cáo.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Rước các bệnh truyền nhiễm từ thịt chó, mèo Bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo là tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như virus dại, rối loạn đông máu, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả (những căn bệnh đe dọa người giết mổ, vận chuyển, tiếp xúc và ăn thịt chó, mèo)... Cơ quan chức năng xử lý vi phạm trong buôn bán thịt chó "Chợ thịt chó" giảm nhiệt......