Tá hỏa với bảng cửu chương theo phép tính… cộng
Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một bìa vở của công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà có in bảng cửu chương theo phép tính… cộng. Đại diện của công ty khẳng định đây là sản phẩm vở ô ly của Hồng Hà được sản xuất từ năm 2006.
Bảng cửu chương với phép tính cộng được in trên vở ô ly của công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà.
Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà cho biết thêm: “Ngay sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, công ty đã sớm phát hiện, khắc phục sự cố bằng việc thu hồi toàn bộ sản phẩm lỗi và cho dừng sản xuất ngay lô sản phẩm vở này. Nhưng trên thị trường hiện nay vẫn còn sót lại một vài sản phẩm lỗi của thời điểm đó như hình ảnh mà bạn đọc phản ánh. Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà ghi nhận sơ suất trong khâu thiết kế, kiểm duyệt sản phẩm nên đã để xảy ra sự cố đáng tiếc nêu trên mà thành thật gửi lời xin lỗi quý khách hàng”.
Sau sự việc này, công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà đã đặc biệt chú trọng tăng cường quản lý nghiêm ngặt quy trình thiết kế và kiểm duyệt chất lượng sản phẩm.
Đại diện công ty chia sẻ: “Chúng tôi luôn nhận thức sâu sắc về trách nhiệm với xã hội với cộng đồng, luôn tâm niệm và cam kết mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm bị lỗi, công ty chúng tôi sẵn sàng đổi lại sản phẩm khác cho quý khách hàng tại hệ thống cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà”.
Phía sau bìa vở đã có sự thay đổi so với năm 2006 rất nhiều.
Khảo sát tại một số cửa hàng sách lớn ở Hà Nội sáng ngay 17/9, phóng viên Dân trí không còn bắt gặp những mẫu vở có in bảng cửu chương sai của Hồng Hà. Bên cạnh đó, phía sau của tất cả các loại vở của Hồng Hà phục vụ cho năm học mới đều đã được in theo giao diện khác với năm 2006 rất nhiều.
Video đang HOT
Nguyễn Hùng
Theo Dantri
Chính thức bỏ chấm điểm với bậc Tiểu học
Bộ GD-ĐT vừa chính thức ban hành thông tư số 30 Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó sẽ không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên mà thay vào đó là những lời nhận xét theo hướng tích cực để động viên, khích lệ học sinh.
Thông tư này chính thức có hiệu lực từ 15/10/2014 thay thế cho quy định của Thông tư 32 trước kia. Đây là một bước tiến quan trọng của Bộ GD-ĐT trong việc thay đổi kiểm tra đánh giá.
Bộ GD-ĐT cho biết: Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định của Thông tư mới là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.
Mục đích đánh giá là giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ; Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
Tăng cường nhận xét đánh giá về năng lực, phẩm chất học sinh hơn là điểm số đối với bậc tiểu học.
Bên cạnh đó, giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
Theo quan điểm của Thông tư thì đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Cũng theo Thông tư 30 thì nội dung đánh giá là quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh: Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.
Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện.
Khuyến khích phụ huynh cùng tham gia đánh giá
Một điểm khá mới được Thông tư 30 đó là đối tượngtham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.
Giáo viên đánh giá: Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh; Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ;
Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành; Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng;
Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên; Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư.
Nguyễn Hùng
Theo Dantri
Chủ tịch xã biến gái có chồng thành đơn thân Chưa tròn một năm, lãnh đạo UBND xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế) hai lần ký xác nhận tình trạng độc thân cho một cô gái trẻ đã kết hôn có hộ khẩu thường trú trên địa bàn, khiến người này đường đường một lúc có đến hai chồng. Cuối năm 2011, anh Nguyễn Đức V. (ngụ thị trấn Sịa, huyện...