Tá hỏa phát hiện thớt băm rau là bảng gỗ… thời nhà Thanh
Từ lâu, lão nông Zhaoxing sống tại huyện Đạt Châu ( tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã sử dụng tấm bảng gỗ này như một chiếc thớt băm rau mà không hề hay biết rằng có thể nó đã tồn tại từ thời nhà Thanh.
Hàng xóm nhà lão nông Zhangxing tò mò xem tấm bảng gỗ.
Theo đó, một người dân sống tại huyện Đạt Châu (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã tình cờ nhìn thấy tấm bảng gỗ này được phơi trong sân nhà lão nông Zhaoxing và được gia chủ sử dụng để băm rau. Sau khi đọc những dòng chữ khắc trên chiếc thớt, người này mới tá hỏa phát hiện đây không phải một tấm bảng gỗ bình thường.
Tấm bảng gỗ dài 2,5m và rộng 0,8m. Trên bảng có khắc một vài dòng chữ tiếng Trung và có không ít… vết dao băm.
Theo trang News163, gia đình lão nông Zhangxing từng phải phá ngôi nhà cổ của mình để phục vụ công trình xây đường ray xe lửa . Khi đó, vì không biết vứt tấm bảng gỗ đi đâu nên họ đã dùng nó để băm rau cho gia súc.
Một nguồn tin cho biết có thể đây là một tấm bảng gỗ thuộc sở hữu của Zhang Bilu – một quan huyện rất có địa vị dưới thời nhà Thanh (1644-1911) và là tổ tiên của dòng họ gia đình lão nông Zhangxing.
Nguồn gốc xuất xứ thực sự của chiếc bảng gỗ này hiện vẫn đang được các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ.
Video đang HOT
Theo tienphong
Té ngửa loại thuốc kích dục cướp mạng hoàng đế Ung Chính
Cái chết của Ung Chính vẫn tồn tại nhiều giả thiết, nhưng sự thật ông đã chết vì nhiễm độc nặng do quá lạm dụng linh đơn trường sinh bất tử.
Thanh Thế Tông, Ung Chính là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1722 đến 1735. Trong suốt thời gian 13 năm trị vì, ông luôn siêng năng, cần kiệm, chống tham nhũng. Giống cha mình, Khang Hi đại đế, Ung Chính sử dụng các biện pháp quân sự mạnh mẽ để giữ gìn vị thế của vương triều Đại Thanh. Triều đại của ông được xem là chuyên chế, hiệu quả và mạnh mẽ. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Nhưng cũng chính vì thống trị tương đối hà khắc và chặt chẽ, nên hình tượng của ông trong mắt bách tính không được tốt đẹp. Thậm chí, rất nhiều lời đồn đại cho rằng Càn Long không phải con ông mà là người Hán. Ngay đến nguyên nhân cái chết của ông cũng còn tồn tại rất nhiều giả thiết nhuốm màu huyền bí dân gian. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Tương truyền, ông bị Lã tứ nương giết chết, có thuyết lại nói ông bị đám cung nữ và thái giám thắt cổ khi đang ngủ say. Theo dân gian, Lã tứ nương chính là con gái của Lã Lưu Nương, một học giả, tác giả, nhà bình luận văn học, nhà thơ, nhà xuất bản và tư tưởng gia nổi tiếng nhà Thanh. Nhưng cả gia đình ông đã bị xử tử trong vụ án văn chương chống lại nhà Thanh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Trong khi xử tử Lã Lưu Lương và gia tộc, Lã Tứ Nương đã mang theo mẹ và một người hầu trốn được ra ngoài. Sau này học võ công, rồi vào cung, giết chết Ung Chính, báo thù cho cha. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Giải thuyết này không được hợp lý lắm vì khi triều Thanh trừng phạt Lã gia, ngoài những người bị chém đầu, con cháu Lã gia đều được đưa đến những nơi xa xôi làm nô lệ. Thời Càn Long, hậu duệ của Lã gia đã từng mở quán mỳ, hiệu thuốc hành nghề y, nhưng sau đó bị phát giác và bị bắt đưa đến Hắc Long Giang làm nô lệ. Hậu duệ của Lã gia tuy vẫn còn, nhưng đều bị quản thúc rất nghiêm ngặt, khó có được sự tự do đi lại, nói gì đến cơ hội học võ vào cung thay tổ tiên báo thù. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Hơn nữa, khi thi hành án tử đối với gia tộc nhà Lã Lưu Nương, rất khó có cơ hội cho ba chủ tớ nhà Lã tứ nương trốn thoát. Đương thời, Lý Vệ tổng đốc Chiết Giang nổi tiếng là người giỏi truy nã tội phạm. Ông ta phục mệnh quản luôn những vụ án ở Giang Tô, giả sử hậu nhân của Lã Lưu Nương có chạy trốn được, thì với khả năng của Lý Vệ thừa sức truy bắt về quy án. Nếu nói ông bị cung nữ thái giám thắt cổ chết thì đây chính là vụ án động trời từ thời nhà Minh chứ không phải nhà Thanh. Vì thế những tương truyền về cái chết của Ung Chính trong dân gian hoàn toàn không có cơ sở. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Liên quan đến cái chết của hoàng đế Ung Chính, lịch sử ghi chép rất đơn giản. Một hôm Ung Chính hoàng đế phát bệnh nặng nằm nghỉ dưỡng ở hành cung tại vườn Viên Minh. Buổi chiều hôm sau thì hấp hối nên cho triệu gấp các đại thần, đến tối hôm đó thì băng hà. Nguyên nhân đích thực của cái chết cũng không thấy sử sách ghi lại. Ngay cả ghi chép bằng tay riêng do đại thần tâm phúc của Ung Chính là Trương Diên Ngọc cũng chỉ ghi: "Lúc hấp hối, Ung Chính hoàng đế mồm hộc máu tươi", nhưng cũng không ghi chép nguyên nhân vì sao chết. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Liên quan đến nguyên nhân gây ra cái chết cho Ung Chính, rất nhiều học giả đều cho rằng do ông đã lạm dụng xuân dược và đan dược chứa nhiều độc tố trong thời gian dài nên cơ thể đã bị chất độc phá hủy. Giả thuyết này rất đáng tin cậy và hoàn toàn có cơ sơ. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Khi còn trẻ, Ung Chính rất hiếu Phật sùng đạo, sau khi đăng cơ, ông thường xuyên thỉnh tiên đến giảng đạo, bản thân luôn mong cầu trường sinh vì thế càng cuồng tín. Ông không chỉ đưa đạo giáo vào trong nội cung, mà còn đưa đạo sỹ vào cung giúp mình luyện linh đơn với hi vọng biến hoàng cung giống như Phật tự, bản thân có thể đắc đạo tiên quan, trường sinh bất tử. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Ung Chính thường xuyên uống linh đơn có tên "Trường Xuân bất lão chi dược" trong một thời gian dài. Trong thuốc này có hàm lượng cao các khoáng chất vô cùng độc hại như chu sa, chì, thủy ngân, thêm việc được đun nấu trong nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài nên nhiệt tính càng lớn. Thêm việc dùng thêm xuân dược vô liều lượng để kéo dài khả năng giường chiếu, chính vì thế mà cơ thể ngày càng suy nhược vì kiệt sức và nhiễm độc. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cái chết của Ung Chính. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Chính Càn Long hoàng đế khi chưa đăng cơ cũng đã từng vội vàng cho truyền đạo sĩ vào cung để luyện linh đơn trường sinh bất tử. Nhưng chứng kiến cái chết của phụ hoàng và ngầm hiểu ra mối liên hệ giữa nguyên nhân cái chết và linh đơn của các đạo sĩ, nên khi đăng cơ ông đã đuổi hết đám đạo sĩ ra khỏi cung. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Ngay trong sử sách của Triều Tiên có đoạn ghi chép của sứ giả viết thư về bẩm báo với quốc vương của mình về nguyên nhân cái chết của Ung Chính: " Ung chính cuối đời ham mê nữ sắc, bệnh ăn vào xương, phần thân dưới bị liệt, không thể cử động". Điều này có thể tin được vì ông ta không có động cơ gì để cố tình ngụy tạo. Đây cũng chính là một chứng cứ bổ sung thêm chứng thực về tình trạng sức khỏe của Ung Chính những năm cuối đời. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Theo_Kiến Thức
Ảnh chưa từng hé lộ về lực lượng Tân quân nhà Thanh Nhằm củng cố sức mạnh quân đội, triều Thanh đã thành lập lực lượng Tân quân được đầu tư đào tạo bài bản và phát triển nền công nghiệp quốc phòng. Trong ảnh là một bộ phận của xưởng chế tạo cơ khí Bắc Dương của Tân quân nhà Thanh có quy mô chỉ xếp sau xưởng chế tạo Giang Nam. Phần lớn...