Tá hoả khi phát hiện quả bom còn nguyên ngòi nổ ngay trung tâm TP Hạ Long
Ngày 7/10, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức di dời thành công quả bom được phát hiện tại công trình xây dựng nhà dân ngay trung tâm thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).
Trước đó, trong lúc san gạt, hạ cốt xây móng nhà xuống sâu khoảng 3m, ông Nguyễn Thành Long ở tổ 4, khu 10, phường Hồng Hải, TP Hạ Long phát hiện một quả bom. Đây là quả bom còn sót lại sau chiến tranh do Mỹ sản xuất, nặng 250 bảng Anh (tương đương 113 kg), dài khoảng 1,5 mét, đường kính 40cm, còn nguyên ngòi nổ.
Chiều cùng ngày, lực lượng công binh Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Ban CHQS TP Hạ Long nhanh chóng tổ chức lực lượng xuống hiện trường, khảo sát và di dời quả bom đến nơi hủy nổ an toàn.
Cách đây 2 năm, cách vị trí tìm thấy quả bom này mấy chục mét cũng phát hiện một quả bom nặng gấp đôi.
Video đang HOT
Lực lượng chức năng di dời quả bom tới nơi hủy nổ an toàn. Ảnh: VOV
Trước đó cũng tại Quảng Ninh nhóm công nhân đào móng làm nhà cho bà Võ Thị Mai (ở Tiểu khu 4, thị trấn Quán Hàu) phát hiện 1 quả bom lớn, vùi trong lòng đất nên báo các cơ quan chức năng. Quả bom được xác định là bom M117 nặng 343kg, dài 1,2m, đường kính 0,4m và còn nguyên ngòi nổ.
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quảng Ninh đã xuống hiện trường khảo sát, bố trí lực lượng canh gác 24/24, đồng thời báo cáo sự việc lên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
Các chuyên gia nhận định quả bom có thể kích nổ bằng lò xo, không thể di chuyển khi còn ngòi nổ nên quyết định tháo ngòi nổ ngay tại hiện trường. Trước khi xử lý quả bom, các lực lượng chức năng huyện Quảng Ninh đã phải sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm
Kiều Trang (T/h)
Theo ĐS&PL
Chỗ dựa tin cậy của nhân dân trong mùa mưa bão
Đầu tháng 10, khi mùa mưa bão đang cận kề, cùng với thực hiện các nhiệm vụ, lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), còn tích cực, chủ động làm công tác chuẩn bị, rà soát bổ sung hoàn thiện các phương án phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN)...
Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự Bắc Trà My (Quảng Nam) kiểm tra khả năng cơ động của phương tiện cứu hộ, cứu nạn trước mùa mưa bão năm 2019.
Bắc Trà My là huyện miền núi, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, vào mùa mưa nước sông lớn, nguy cơ sạt lở cao; những năm gần đây, trên địa bàn thường xảy ra động đất kích thích... Do vậy, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, tích cực, chủ động làm tốt công tác chuẩn bị; đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện công tác PCTT,TKCN. Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong công tác PCTT, TKCN...
Trung tá Trần Văn Cường, Chính trị viên Ban CHQS huyện Bắc Trà My, cho biết: Hằng năm, ảng ủy, Ban CHQS huyện luôn chủ động tham mưu Huyện ủy, UBND huyện bổ sung, điều chỉnh các kế hoạch PCTT, TKCN, sơ tán nhân dân, trong đó chú trọng chỉ đạo các đơn vị, địa phương, cơ sở thực hiện phương châm "4 tại chỗ"; phát huy sức mạnh tổng hợp của các đơn vị LLVT trên địa bàn trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất bảo đảm; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, huấn luyện, diễn tập theo phương án, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Trong đó, Ban CHQS huyện phối hợp các ban, ngành, các đơn vị của Bộ Quốc phòng và Quân khu 5 thường xuyên trao đổi thông tin nắm chắc tình hình địa bàn, công tác cứu hộ, cứu nạn; coi trọng phát huy vai trò "phản ứng nhanh" của lực lượng dự bị động viên, dân quân, tự vệ. ồng thời, duy trì nghiêm các chế độ ứng trực, nhất là lúc cao điểm trong mùa mưa bão. Với tinh thần "vì nhân dân phục vụ", LLVT huyện luôn tỏ rõ vai trò là lực lượng xung kích, nòng cốt, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, bảo đảm tốt công tác hậu cần, kỹ thuật, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ.
Chẳng hạn, cuối năm 2017, cơn bão số 12 gây lở núi ở các xã: Trà Giang, Trà Sơn, Trà Nú và thị trấn Trà My, làm chết 12 người, bị thương chín người, làm hư hại 152 ngôi nhà, tám trường học, sạt lở hằng trăm mét khối đất, đá trên các tuyến đường giao thông... Trước tình huống khẩn cấp, ảng ủy, Ban CHQS huyện tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kịp thời triển khai các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện phương châm "4 tại chỗ"; trong đó nơi nào lụt, sạt lở đất, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở đó trực tiếp chỉ huy, vận động cán bộ, nhân viên, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và nhân dân sử dụng các phương tiện, dụng cụ sẵn có để cứu hộ cứu nạn, bảo đảm ăn uống cho nạn nhân và các lực lượng thực thi nhiệm vụ. ồng thời, kịp thời đề nghị cấp trên tăng cường nhân lực, phương tiện khắc phục hậu quả thiên tai gây ra. Trong đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, bộ đội các đơn vị phối hợp cùng quân và dân trong huyện huy động hơn 1.500 ngày công "vào trận". Tại các địa điểm có nguy cơ sạt lở đất ở thị trấn Trà My và các xã: Trà Giang, Trà Dương, Trà ông, Trà Bui, cán bộ, chiến sĩ LLVT huyện vừa dẫn đường, vừa trực tiếp tham gia di dời, sơ tán 800 hộ dân đến nơi an toàn. Khi hồ Nước Ron có nguy cơ vỡ tràn, đơn vị kịp thời đề xuất lực lượng chức năng nhanh chóng đưa hơn 6.000 người dân ra khỏi vùng nguy hiểm... Khi lũ vừa rút, Ban CHQS huyện tham mưu UBND huyện chỉ đạo lực lượng chức năng, các địa phương kiểm tra tình hình thiệt hại; hỗ trợ nhân lực, kinh phí, giống sản xuất, dựng lại nhà ở cho các gia đình bị sập hoàn toàn; khôi phục các tuyến giao thông, sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng; vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân... ồng thời, vận động cán bộ, chiến sĩ tự nguyện đóng góp một ngày lương để hỗ trợ người dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống.
Mùa mưa bão sắp tới, trên dải đất Nam Trung Bộ, trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, khí hậu, để ứng phó, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra, đồng chí Thái Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết: Với tinh thần khẩn trương, chủ động, bám sát phương châm "4 tại chỗ", các phương án PCTT,TKCN của địa phương đã được bổ sung, kiện toàn, bảo đảm sát tình hình thực tế. Trong đó, Ban CHQS huyện đã chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng trên địa bàn trong triển khai phương án phòng tránh, ứng phó kịp thời, khẩn trương khắc phục hậu quả khi có tình huống xảy ra; trong đó, lấy phòng ngừa là chính, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra...
ĐỖ THỊ NGỌC DIỆP (À NẴNG)
Theo NDĐT
Phó chủ tịch huyện ở Quảng Bình vật lộn giữa dòng nước lũ suốt 1km Chiếc thuyền máy chở 6 cán bộ lãnh đạo huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) vướng phải vật cản nên bị lật. Cả 6 người đều bị rơi xuống sông, trôi khoảng 1km. Khoảng 8h30 sáng nay, đoàn công tác của UBND huyện Tuyên Hóa gồm Phó chủ tịch UBND huyện Cao Văn Tín, Trưởng Phòng GD&ĐT Hoàng Văn Phúc, phóng viên Đài Truyền...