Tà đạo bắt gia chủ không được khóc… người chết
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Mê Linh xuất hiện một đạo giáo lạ có tên gọi “đạo A di đà”, lan truyền nhanh chóng và gây nên nhiều biến động, phức tạp trong đời sống dân cư. Không những yêu cầu các tín đồ phải làm trái ngược lại hoàn toàn những nghi thức cúng lễ ma chay truyền thống mà loại đạo giáo này còn đang gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ thôn xóm.
ảnh minh họa
Nghi lễ kỳ quặc, trái thuần phong mỹ tục
Cách đây hơn một năm, trên địa bàn một số xã, thị trấn của huyện Mê Linh bỗng xuất hiện những người được coi là các tín đồ đầu tiên của đạo A di đà đi truyền bá đạo giáo mới lạ này. Đạo này thuyết phục người dân nếu tin và làm theo đúng nguyên tắc, giáo lý của đạo A di đà thì sau khi chết sẽ được thành Chính quả, nên chỉ trong một thời gian ngắn, số người dân tin theo đạo giáo này đã tăng đáng kể.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên ANTĐ, ông Nguyễn Văn Thỉnh, Bí thư chi bộ tổ 3 – thị trấn Chi Đông (huyện Mê Linh) cho biết, theo tìm hiểu của ông thì vào khoảng đầu năm 2012, có một cư sĩ ở khu Long Việt (thị trấn Quang Minh, Mê Linh) đã đến giảng và truyền đạo này cho một số bà con ở thị trấn. Những người tin theo đạo tiếp tục vận động, truyền đạo cho người khác cùng thôn xóm. Đến nay, ít nhất đã có khoảng 30 người trong thị trấn Chi Đông, cư trú rải rác ở 8 tổ dân phố tin theo đạo A di đà và tham gia vào các hoạt động của đạo. Cụ thể, mỗi khi ở địa phương có người chết, một nhóm trong số những người theo đạo này sẽ tìm đến thuyết phục gia đình tang chủ để họ cúng bái hộ niệm. Những người này cũng mặc áo tràng lam, cũng gõ khánh, lạy Phật nên bên ngoài nhìn vào dễ nhầm lẫn họ với ban hộ niệm của các chùa đến tịnh xá.
Tuy nhiên, nếu gia đình tang chủ tin và đồng ý làm theo cách thức của nhóm tín đồ đạo A di đà thì họ sẽ phải tuân thủ các nghi lễ rất kỳ lạ mà đạo giáo này đưa ra, gồm: gia đình thân nhân không được khóc thương người quá cố; phải hạ hết các di ảnh trong nhà, thậm chí nếu gia đình tang chủ có thờ Phật Thích Ca thì phải lấy vải che lại và xoay hình tượng Phật úp mặt vào tường; đặc biệt, sự có mặt của nhóm người theo đạo này và việc họ tiến hành các nghi lễ rườm rà khiến cho thời gian chờ khâm liệm của một số người chết thường kéo dài cả ngày trời…
“Chúng tôi vẫn chưa rõ mục đích, tính chất hay lợi ích tham gia đạo A di đà như thế nào song các nghi thức của đạo này rất kỳ quặc, trái với thuần phong mỹ tục địa phương khiến nhân dân rất bức xúc, phản đối. Do không can thiệp, xử lý được nên với những gia đình làm theo nghi lễ của đạo A di đà, chúng tôi đã kêu gọi, đề nghị các đoàn thể, các hội ở địa phương như Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh… chỉ gửi đồ phúng viếng chứ không đến dự đưa tang người chết” – ông Thỉnh cho biết.
Tà đạo biến tướng
Ngay sau khi được nghe phản ánh của nhân dân về loại đạo giáo lạ có tên A di đà đang tồn tại ở thị trấn Chi Đông, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Thượng tọa, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hà Nội đã đề nghị Ban Trị sự Phật giáo huyện Mê Linh kiểm tra, xác minh. Qua đó được biết, không riêng Chi Đông mà một số xã, thị trấn khác trong huyện, đặc biệt ở xã Thạch Đà cũng có nhiều người theo đạo giáo này. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định, đạo A di đà nói trên hoàn toàn không phải là một nhánh hay một trường phái chính thức của đạo Phật mà có thể là một sự biến tướng, mượn danh đạo Phật, thực chất là một thứ tà đạo. Tuy nhiên, do đa số tín đồ không phải là hòa thượng mà chỉ là những người dân thường, họ tu tại gia và cũng chưa phát hiện có chuyện họ làm các nghi lễ này vì lợi nhuận nên không xử lý được.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm phân tích, chữ “A di đà” là một câu niệm chính thức của đạo Phật, cũng là danh hiệu của Đức Phật. Khi có người thoi thóp, khó tắt thở vì có thể còn một số trăn trở, ước vọng chưa hoàn thành trên cõi trần, những người theo đạo Phật có thể mời các nhà sư đến để trợ niệm nhằm giúp cho người chết ra đi thanh thản. Tuy nhiên, qua xem xét các nghi lễ, giáo lý của đạo A di đà có thể nhận ra ngay đó là sự biến tướng, lợi dụng đạo Phật để làm những việc hoàn toàn sai với giáo lý đạo Phật. Người Việt Nam ta vốn trọng lời mời, nếu không mời mà tự ý đến như vậy là mất lịch sự, không đúng chính phái đạo Phật. Việc người sống khóc để tỏ lòng thương tiếc người chết cũng là một truyền thống, phong tục tập quán hàng nghìn đời nay của người dân Việt Nam, đạo Phật không hề yêu cầu họ không được khóc. Việc yêu cầu gia đình tang chủ bỏ bàn thờ Phật, di ảnh xuống cũng là không đúng giáo lý đạo Phật. Càng không thể có chuyện yêu cầu gia đình tang chủ giữ thi thể người chết cả ngày không khâm liệm để cho các tín đồ theo đạo làm nghi lễ, vì thường sau khi tắt thở khoảng 6 giờ thi thể người chết bắt đầu phân hủy.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, với thứ tà đạo như vậy, chính quyền địa phương có thể can thiệp, xử lý bởi đó là hành vi sai phạm. Mặt khác, người dân cũng không nên tin theo đạo giáo này.
Theo ANTD
Đại lễ tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn
Hôm qua, 3-12, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày Đức vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (1308-2013). Đại lễ tưởng niệm có sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng các Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang, cùng hàng nghìn tăng ni, phật tử hành hương về nơi non thiêng, tưởng niệm Đức Phật hoàng.
Tượng Phật hoàng trên đỉnh An Kỳ Sinh
Điểm nhấn của Đại lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông năm nay là lễ an vị bảo tượng Phật hoàng nặng 150 tấn, cao 15m, được đúc liền khối trên đỉnh An Kỳ Sinh. Lễ an vị được thực hiện theo nghi thức truyền thống. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam bày tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ vị minh quân đã vượt lên đỉnh vinh quang, rời bỏ ngai vàng, tu hành và hóa Phật. Dòng thiền Trúc Lâm do Đức vua sáng lập xuất phát vì lợi ích quốc gia, để muôn dân no ấm sẽ mãi trường tồn cũng dân tộc. Phó Thủ tướng cũng khẳng định, Đại lễ tưởng niệm và an vị Phật hoàng Trần Nhân Tông thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước về tôn trọng tự do tôn giáo, trong đó có Phật giáo; đồng thời mong muốn các vị chức sắc Phật giáo cùng phật tử sẽ tiếp tục phát huy những giá trị tích cực của thiền phái Trúc Lâm trong giai đoạn mới.
Trước đó, ngày 2-12, tại khu di tích danh thắng Yên Tử cũng đã diễn ra Hội thảo "Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và công tác quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Yên Tử hiện nay". Cuộc hội thảo nhằm tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Quần thể Di sản văn hóa Yên Tử là Di sản thế giới. Không chỉ tập trung bàn về những giá trị tích cực của tư tưởng, đạo đức, văn hóa, lối sống Phật giáo Yên Tử trong sự nghiệp phát triển đất nước; và công các quy hoạch và phát triển những giá trị của Di tích Quốc gia, đặc biệt Yên Tử trong giai đoạn mới. Hội thảo lần này còn đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu mới về triều Trần, Phật giáo thời Trần cùng những nhân vật tiêu biểu thời Trần đã có nhiều đóng góp cho dân tộc.
Cùng với việc hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO, tỉnh Quảng Ninh cũng đang triển khai thực hiện "Đề án mở rộng và phát triển khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với quy hoạch này Di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử sẽ được mở rộng tới hơn 9.000ha (gấp 3 lần diện tích hiện tại) kết nối tỉnh Quảng Ninh với tỉnh Bắc Giang, bao gồm nhiều hệ thống am, chùa, tháp gắn với chặng đường tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Cũng trong Đại lễ kỷ niệm 705 ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Công ty Hữu Nghị Á Châu tổ chức trưng bày 705 trống đồng và 705 chữ Tâm bằng đồng dát vàng tại khu di tích danh thắng Yên Tử- Quảng Ninh. Đây là những vật phẩm quý, mừng lễ khánh thành bảo tượng Phật hoàng. Song song với trưng bày, còn có Lễ cầu an, cầu phú, nhập linh, lễ trao tặng chữ Tâm và trống đồng.
Theo ANTD
Những con số kỷ lục về công trình tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông Cách đây 4 năm, đúng ngày tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1.11.2009), hàng ngàn tăng ni, phật tử từ các nơi đã đổ về đất thiêng Yên Tử dự lễ khởi công dựng tượng của ngài trên An Kỳ Sinh. Hôm nay, Yên Tử lại đón hàng vạn khách hành hương, tỏ lòng hoan hỉ về dự lễ...