Ta có nỏ thần, nhưng dùng không khéo thì chỉ là nỏ giả, nỏ gỗ
“Đi ra Biển Đông là cách duy nhất để Trung Quốc xưng hùng xưng bá, chiếm vị trí số một của Mỹ để trở thành bá chủ thế giới”, PGS.TS Nguyễn Bá Diến.
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Bá Diến – Chủ tịch Hội đồng Viện nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo nhận định, tham vọng của Trung Quốc chưa bao giờ thay đổi, được lập trình từ lâu, với những cách thức và thủ pháp bài bản, tinh vi, triển khai đồng bộ trên các mặt trận: Chính trị, quân sự, pháp lý, ngoại giao, kinh tế, chiến tranh tâm lý, truyền thông… từ giai đoạn “dấu mình chờ thời” cho tới “trỗi dậy hòa bình” và bây giờ là “giấc mơ Trung Hoa” trỗi dậy bằng bạo lực, bằng cuộc xâm lược tổng thể và toàn diện – để hiện thực hóa giấc mộng bành trướng theo tư tưởng Đại Hán, mong trở thành “ông chủ của thế giới”.
PGS Diến chỉ rõ: “Từ rất lâu họ đã lập trình đến 2020 phải chiếm xong Biển Đông, mở ra con đường thông qua eo biển Malacca để ra Ấn Độ Dương. Đi ra Biển Đông là cách duy nhất để Trung Quốc xưng hùng xưng bá, chiếm vị trí số một của Mỹ để trở thành bá chủ thế giới. Thử tính toán xem, Trung Quốc đầu tư cả tỷ đô la cho tàu sân bay Liêu Ninh và còn đang ráo riết đóng thêm các tàu sân bay khác nữa; rồi mua sắm tàu ngầm, máy bay, các chiến hạm đủ loại với các trang bị vũ khí ngày càng hiện đại… để làm gì?
Trung Quốc đổ ra gần 1 tỷ đô la cho giàn khoan 981, rồi đang đóng hàng loạt giàn khoan khác, chi phí mấy tỷ đô la, chưa kể mỗi ngày cả trăm chiếc tàu ngốn hàng vạn lít xăng dầu là vì cái gì? Tất cả đều vì mưu đồ độc chiếm Biển Đông”.
PGS.TS Nguyễn Bá Diến: “Người ngư dân cũng có quyền khởi kiện Trung Quốc”.
Đã qua rồi cái thời kỳ Trung Quốc dấu mình chờ thời, rồi “trỗi dậy hòa bình”, nay, Trung Quốc đã lộ nguyên hình đúng như bản chất vốn có của họ là gen di truyền xâm lược. Trung Quốc trắng trợn tới mức đưa vào sách dạy học sinh rằng “Việt Nam đã xâm lược Trung Quốc năm 1979 và Trung Quốc chỉ tự vệ”. Trên thực tế, thế giới cũng đã biết rõ Trung Quốc đưa quân sang xâm lược Việt Nam, gây ra tổn thất lớn về người và của cho nhân dân Việt Nam như thế nào”.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Bá Diến cảnh báo: “Pháp lý là thượng phương bảo kiếm của Việt Nam, là nỏ thần của Việt Nam. Nhưng nếu triển khai không cẩn trọng và bài bản thì đó lại là nỏ gỗ, là nỏ giả”.
Và kể từ khi hai nước lập lại quan hệ bình thường, doanh nghiệp, hàng hóa Trung Quốc có điều kiện tiến vào thị trường 90 triệu dân của Việt Nam. Với lợi thế công nghệ cao hơn, hàng hóa đa dạng hơn, giá cả thì lại rẻ (dù chất lượng kém) đã tràn ngập thị trường Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, hoa quả được ngâm tẩm hóa chất vô cùng độc hại vẫn âm thầm được vận chuyển về các tỉnh tiêu thụ.
Vì sao nhiều năm nay hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng, rồi thực phẩm độc hại dễ dàng tuồn vào thị trường Việt Nam? Vì sao thương lái Trung Quốc mặc sức gây rối ở nhiều tỉnh thành, dư luận, báo chí nêu đã lâu mà gần đây vấn đề mới được quan tâm? Vì sao lao động phổ thông Trung Quốc tràn ngập các khu công nghiệp?… Đấy là hàng loạt vấn đề rất đáng phải suy ngẫm, cần phải được kiểm soát chặt chẽ, không phải vì chúng ta gây khó khăn cho doanh nghiệp hay người lao động Trung Quốc, mà đó là biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước một người láng giềng vốn luôn rất nhiều thủ đoạn.
Trên bộ, nông dân ở các tỉnh của Việt Nam bị thương lái Trung Quốc làm cho liêu xiêu; còn trên biển thì Trung Quốc đã liên tục chủ động gây hấn, bao gồm từ các hành động sử dụng vũ lực để chiếm các đảo của Việt Nam, gần đây là cắt cáp tàu Bình Minh, và bây giờ “leo thang” bằng giàn khoan phi pháp 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam. Nhiều năm trở lại đây, các tàu của Trung Quốc cũng liên tục uy hiếp tàu của ngư dân Việt Nam ngay tại các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, thậm chí bắt bớ và đánh đập ngư dân Việt Nam.
PGS Diến cho biết: “Về thẩm quyền, từ người ngư dân cũng có quyền khởi kiện Trung Quốc nếu Trung Quốc vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng. Ngư dân khi bị bắt bớ, đánh đập, cướp bóc thì đều có quyền khởi kiện”.
Tàu Trung Quốc chủ động đâm húc thẳng vào tàu của Việt Nam ngay trên vùng biển của Việt Nam.
Mặc dù với GDP của Trung Quốc đã gấp 30 lần trong vòng 30 năm, kho dự trũ ngoại tệ của họ đang giúp họ lăm le sóan ngôi của Mỹ, và với chính sách chạy đua vũ trang tổng lực, nhưng theo PGS Nguyễn Bá Diến, việc Trung Quốc có thực hiện được mưu đồ hùng bá Biển Đông hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh của Việt Nam và các nước có liên quan như Philippin, Indonesia, Brunei, Malaysia… và cả sự vào cuộc của cộng đồng quốc tế. Vấn đề bây giờ là tùy thuộc ở Việt Nam và sự nỗ lực của các quốc gia trong khu vực và cả cộng đồng quốc tế.
“Trung Quốc có đầy đủ các điều kiện tốt nhất, vượt trội nhiều lần so với Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng đã nghiên cứu chán về các căn cứ pháp lý quốc tế về chủ quyền rồi và cũng đã thừa hiểu rằng họ thất lý và cơ hội của họ gần như bằng không nếu bị Việt Nam kiện ra tòa án quốc tế. Vì vậy, Trung Quốc sẽ tìm mọi thủ đoạn để ru ngủ, lừa phỉnh, để chờ thời cơ mới tiếp tục xâm chiếm các vùng biển đảo nước ta như cách họ đã làm trước đây. Việt Nam không thể chủ quan, và nhất định không thể để Trung Quốc ru ngủ. Đã đến lúc Việt Nam cần có bước đột phá mạnh mẽ trong hành động, đặc biệt là trên mặt trận pháp lý”, PGS Diến nói.
Theo Giáo Dục
Chuyên gia Nga lý giải Trung Quốc di chuyển giàn khoan
Chuyên gia Nga cho rằng thái độ của Việt Nam đóng vai trò lớn khiến TQ di chuyển giàn khoan nhưng cũng cảnh báo TQ không từ bỏ dã tâm.
"Thái độ Việt Nam đóng vai trò lớn"
Theo tờ Tiếng nói nước Nga dẫn ý kiến của chuyên gia Dmitry Mosyakov, Viện Nghiên cứu phương Đông, ngoài lý do về mùa bão đang tiến vào khu vực, Trung Quốc cũng di chuyển giàn khoan về phía đảo Hải Nam, ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam nhằm giảm bớt sự căng thẳng giữa 2 nước.
Giàn khoan Hải Dương 981 trong thời gian hạ đặt trái phép ở vùng biển Việt Nam.
Ngoài ra, ông Dmitry Mosyakov cũng cho biết: "Một vai trò rất lớn ở đây là quan điểm của Việt Nam. Một mặt Việt Nam thể hiện quan điểm cứng rắn, mặt khác vẫn tỏ ra kiềm chế. Nói chung, đóng vai trò quyết định ở đây còn có sự thay đổi tổng thể tình hình địa chính trị - những triển vọng mới mở ra cho sự hợp tác trong khu vực và xung đột quả thật nằm ngoài các lợi ích của Trung Quốc. Trung Quốc cần duy trì và phát triển quan hệ với Việt Nam, xây dựng hình ảnh mới của đất nước ở khu vực Đông Nam Á. Sự xuất hiện của giàn khoan đem lại những tác động quốc tế tiêu cực cho Trung Quốc. Họ dường như đã cân nhắc được và mất để đi đến kết luận nên rút lui giàn khoan này".
Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam từ ngày 2/5 đến ngày 15/7 đã khiến căng thẳng giữa 2 nước tăng cao.
Trung Quốc không từ bỏ tham vọng Biển Đông?
Hành động đơn phương khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông còn gây phức tạp cho mối quan hệ của Bắc Kinh và Washington. Mỹ coi giàn khoan của Trung Quốc là một "sự khiêu khích".
Chỉ vài ngày trước khi giàn khoa được rút đi, Mỹ đã kêu gọi tất cả các nước trong khu vực đóng băng bất kỳ hoạt động trên các hải đảo và rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông, tránh phá vỡ quy chế hiện trạng. Nhưng Trung Quốc dứt khoát từ chối sáng kiến này và khuyên Mỹ nên tránh xa các xung đột hay như đứng về phía bất cứ bên nào.
Ở Trung Quốc, nhiều người tin rằng, việc rút lui giàn khoan được thực hiện dưới áp lực của Mỹ. Chuyên gia Viện Nghiên cứu Viễn Đông, ông Alexander Larin đánh giá về vai trò của yếu tố Mỹ trong vấn đề giàn khoan cho hay: "Ở đây Mỹ tỏ ra cương quyết. Hoàn toàn có khả năng đã xuất hiện một số thay đổi chiến thuật và lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng khó đưa ra dự đoán chắc chắn nào. Rõ ràng, Trung Quốc sẽ không từ bỏ quan điểm của mình trên Biển Đông."
Các chuyên gia không loại trừ rằng, Bắc Kinh đã quyết định tạm dừng để sau đấy tiếp tục lại các hoạt động nghiên cứu kho tàng dưới nước trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Thậm chí, Trung Quốc có thể tuyên bố vùng nhận dạng phòng không của mình trên Biển Đông, giống như họ đã làm trên vùng trời quần đảo Điếu Ngư, biển Hoa Đông.
Theo Kiến Thức
Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết chống lại Trung Quốc Bộ trưởng Ngoại giao Philippines hôm 18/7 cho biết Manila đang thúc đẩy một cuộc họp các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông để đưa ra lập trường chung để đối phó với Trung Quốc Cả Philipines và Trung Quốc hiện đang vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ giành quyền kiểm soát quần đảo Trường...