Tà áo Hà Nội
Những tà áo dài của người con gái Hà thành luôn chứa đựng nét đẹp dịu dàng, thanh tao. Qua những giai đoạn phát triển, từ truyền thống tới hiện đại, áo dài Hà Nội thẩm thấu từ nếp sống tới trang phục, một hình tượng về người phụ nữ Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Nghĩ về Hà Nội xưa là hình ảnh của 36 phố phường cổ kính, là những người phụ nữ Hà thành trong tà áo dài kín đáo, thướt tha, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, chuẩn mực. Trong họ là sự hài hòa, từ nếp sống tới trang phục cho đến những bước đi dáng đứng.
Tài liệu nghiên cứu mỹ thuật cho thấy, áo dài phụ nữ Hà thành ban đầu được thiết kế dài, cách gót chân khoảng 10 phân. Sau ảnh hưởng của trào lưu mặc áo dài Sài Gòn khiến chúng ngắn lên ngang bắp chân, sau đó lại trở về áo dài xưa thướt tha.
Trang phục của phụ nữ Hà thành xưa thường là áo dài vạt, nếu xẻ tà, cũng được xẻ một cách khéo léo kín đáo, màu sắc sử dụng thường nhã nhặn, chất vải mềm mại. Dù không có thiết kế táo bạo hay gợi cảm, không trang trí cách điệu hoa văn trên thân áo, hay màu mè, nhưng tà áo dài của người con gái Hà thành ngày ấy luôn chứa đựng nét đẹp dịu dàng, thanh tao.
Trong những bước phát triển từ tà áo dài truyền thống, thời kỳ cải cách nổi bật vào năm 1934, khi ra đời dòng áo dài tân thời Lemur. Có thể nói đó là lần thứ hai y phục phụ nữ Việt Nam được cải cách mạnh mẽ, bởi Lemur Nguyễn Cát Tường quan niệm quần áo “như tấm gương phản chiếu trình độ trí thức”, “có vẻ mỹ thuật lịch sự”, “nhưng dù thế nào, nó cũng phải có cái tính cách riêng của nước nhà…, có một vẻ riêng để người khác khỏi nhầm với phụ nữ nước ngoài, như nước Tàu, nước Pháp, nước Nhật Bản chẳng hạn” (trên Phong Hóa số 86, năm 1934).
Họa sỹ Lemur Cát Tường sáng tạo đa dạng kiểu cổ tay áo (kiểu trái tim, đuôi tôm, thắt ôm cổ tay…). Rồi ông “bỏ cổ áo cao đi, đừng theo Tàu nữa!” để thay thế bằng nhiều kiểu cổ áo mở rộng như cổ bẻ, cổ viền, cổ đính đăng ten, cổ hình trái tim… Từ chiếc áo dài kiểu xưa có thân áo rộng và thẳng, ông thiết kế nhấn nhẹ để có sự phân biệt giữa phần ngực và phần bụng. Áo trông gọn hơn nhưng vẫn kín đáo, rộng rãi (chứ chưa ôm sát thân thể như về sau này) và điểm chia tách hai tà trước và sau vẫn được giữ bên dưới eo như áo dài xưa.
Từ những sáng tạo của Lemur Cát Tường, lần đầu tiên vẻ đẹp theo tinh thần mỹ thuật Âu Tây đã được đưa vào y phục phụ nữ Việt Nam.
Hình ảnh trang phục áo dài tứ thân xưa, vẫn ẩn chứa và phô diễn trong những lớp người Hà Nội hôm nay.
Thời trang áo dài về chủ đề tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Những năm gần đây, trong đời sống, xã hội Thủ đô, áo dài luôn xuất hiện cùng các hoạt động quan trọng như lễ, tết, cưới hỏi của người dân Thủ đô. Giữa thành phố, có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc đã hoa râm, bạc trắng hay còn trẻ, dù họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, hay đang thả bộ trên hè phố.
Áo dài Hà Nội đã qua những giai đoạn phát triển, nhưng dù trong những sự kiện quan trọng, hay trong mỗi cuộc đời một con người, tà áo dài luôn là trang phục thanh lịch, ẩn chứa và phô diễn những triết lý sống của mỗi người phụ nữ Thủ đô Hà Nội.
Trong đời sống, xã hội hiện đại những nhà thiết kế thời trang không ngừng sáng tạo, thiết kế áo dài bằng tư duy thẩm mỹ của riêng mình về chất liệu, màu sắc, kết cấu, hình dáng và nghệ thuật trang trí… nhưng cùng tôn vinh vẻ đẹp và cùng tạo nên một sản phẩm áo dài nghệ thuật mang đậm đà bản sắc Việt.
Áo dài hiện diện từ công sở, đường phố, những dịp lễ trọng đại của quốc gia hay của cá nhân… Sự xuất hiện năng động đó được các nhà thiết kế cách tân phù hợp, gần gũi với đời sống của con người trong xã hội và có nhiều tạo hình mới hình thành nên những phong cách khác nhau như: Phong cách truyền thống, phong cách hiện đại đáp ứng nhu cầu thị hiếu và thẩm mỹ của mọi phụ nữ Việt Nam.
Những tà áo dài đương đại nhuốm màu hoài cổ.
Những tà áo dài Việt Nam truyền cảm hứng, và những giá trị nhân văn về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Từ trang phục truyền thống, đến nay tà áo dài còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và tinh thần Việt Nam.
Dấu ấn 10 năm trong làng mốt của Thủy Nguyễn
Thủy Nguyễn là một trong số nhà thiết kế Việt đưa áo dài cách tân trở thành xu hướng và xuất hiện nhiều hơn trong đời thường.
Thủy Nguyễn kỷ niệm 10 năm làm nghề (từ tháng 9/2011) trong thời dịch với các hoạt động online như đấu giá tranh (được 450 triệu đồng), đấu giá năm mẫu áo dài trong bộ sưu tập mới (được 300 triệu đồng)... để gây quỹ mua vật tư y tế cho tuyến đầu. Mỗi ngày, chị cùng bạn bè làm hàng trăm chiếc bánh gửi tặng y, bác sĩ ở các bệnh viện dã chiến.
Nhà thiết kế sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, xuất thân là họa sĩ với nghệ danh Tia - Thủy Nguyễn. Năm 18 tuổi, chị tổ chức triển lãm tranh cá nhân đầu tiên. Tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật Hà Nội vào năm 2006, chị tiếp tục sang Ukraine học tám năm và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Mỹ thuật tại Kiev.Năm 2011, chị rẽ sang thiết kế thời trang với cửa hàng đầu tiên ở TP HCM. Sau tám năm hoạt động, Thủy Nguyễn được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh là một trong 50 phụ nữ có sức ảnh hưởng nhất trong nước năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm 2014, chị gây chú ý khi ra mắt bộ sưu tập đầu tiên mang tên "Áo dài gấm". Tên gọi "người đàn bà gấm" cũng bắt đầu từ đó. Thủy Nguyễn ưa chuộng chất liệu truyền thống, các tông màu rực rỡ, họa tiết bay bổng, làm nổi bật cá tính của phụ nữ Việt đương đại. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm 2015, chị trình làng sưu tập "Lúng liếng" tại Vietnam International Fashion Week, lấy cảm hứng từ những bức họa nổi tiếng về phụ nữ trong thế kỷ 20. Kiểu áo dài phối giữa gấm và voan, phom rộng, nhiều màu sắc do Helly Tống (áo tím) trình diễn trở thành xu hướng được nhiều nghệ sĩ và khán giả ưa chuộng trong những sự kiện. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng
Năm 2015, nhà thiết kế giới thiệu bộ sưu tập áo dài cách điệu tại chương trình giao lưu văn hóa ở Rome, Italy. Thiết kế do hoa hậu Thùy Dung diện từng gây tranh cãi bởi kiểu dáng cúp ngực gợi cảm. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bộ sưu tập "Viên mãn" năm 2016 ca ngợi về tình mẫu tử, cũng sử dụng chất vải lụa gấm nhẹ và mát trên các phom dáng oversized. Ảnh: VJFW
Năm 2017, Thủy Nguyễn phụ trách trang phục cho phim "Cô Ba Sài Gòn". Êkíp hàng chục người mất một tháng hoàn thiện 300 bộ áo dài , âu phục nhiều kiểu dáng, chất liệu. Nhà thiết kế tìm đến các thợ lành nghề, truyền nhân nghề may áo dài Sài Gòn xưa để xin tư vấn. Họ cũng tham khảo ý kiến của chuyên gia về áo dài như nhà thiết kế Sĩ Hoàng. Ảnh: Tang Tang
Mẫu áo dài hoa văn gạch bông trong phim cũng xuất hiện trên sàn diễn Vietnam International Fashion Week 2017. Họa tiết này sau đó gây "sốt" làng thời trang năm 2017-2018. Ảnh: VJFW
Lấy cảm hứng từ vở cải lương Mị Châu, Thủy Nguyễn thiết kế những mẫu áo dài thêu nổi trên vải phi thô trong bộ sưu tập năm 2019. Các bộ sưu tập của chị đều có điểm chung là hướng tới quảng bá văn hóa Việt trong cách xử lý chất liệu, họa tiết, phụ kiện đi kèm... Ảnh: Hải Nguyễn
Bộ sưu tập "Tình Tang" năm 2019 có phom dáng phá cách trên nền chất liệu truyền thống. Các mẫu áo dài dập ly thủ công hay dập chỉ tay trên nền vải organza được nhiều sao Việt như Hoàng Thùy Linh, Amee, HHen Niê, Mỹ Anh lăng-xê. Ảnh: Kiếng Cận
Tháng 9/2019, Thủy Nguyễn có hai buổi giới thiệu bộ sưu tập tại New York Fashion Week và Paris Fashion Week. Nhà thiết kế thể hiện sự giao thoa về văn hóa khi sử dụng những phom dáng, đường cắt cúp đơn giản của phương Tây trên nền gấm in hoa văn phương Đông. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cuối năm 2020, chị ra mắt triển lãm thời trang đầu tay kỷ niệm 9 năm làm nghề mang tên "Mộng bình thường". Triển lãm trưng bày hơn 100 hiện vật, bao gồm 60 thiết kế, phụ kiện trong những bộ sưu tập của Thủy Nguyễn từ năm 2011. Bên cạnh đó, công chúng được nhìn lại kiến trúc, đồ mỹ nghệ, gốm sứ, tranh của các danh họa thế kỷ 20 như Mai Trung Thứ (1906-1980), Lê Phổ (1907-2001) hay Trần Văn Cẩn (1910-1994)... do nhà thiết kế sưu tầm. Ảnh: Hải Nguyễn
Quá trình sắp đặt triển lãm "Mộng bình thường", năm 2020. Video: TDH
Cường Đàm thiết kế túi mang cảm hứng Việt NTK Cường Đàm vừa ra mắt bộ sưu tập túi Đàm với nguồn cảm hứng bất tận từ áo dài và áo tứ thân. Cường Đàm gửi gắm vào các thiết kế thông điệp tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, nối dài những giá trị văn hoá Việt. Cổ áo dài truyền thống qua ngôn ngữ sáng tạo đã trở...