T-Mobile trình làng smartphone Galaxy S Blaze 4G
Sau khi mở rộng hệ thống mạng 4G của mình, nhà mạng lớn thứ 4 nước Mỹ T-Mobile đã có hàng loạt bước tiến tích cực với việc trình làng sản phẩm và ứng dụng mới.
Smartphone của T-Mobile. (Nguồn: Internet)
Đáng kể trước tiên là mẫu smartphone Samsung Galaxy S Blaze 4G do T-Mobile phân phối.
Thiết bị có vi xử lý Snapdragon S3 1,5GHz Dual-Core này sẽ là mẫu smartphone thứ 3 của T-Mobile có thể khai thác được ưu điểm của mạng 4G HSPA 42 do họ triển khai.
Theo kế hoạch, T-Mobile sẽ phát hành Samsung Galaxy S Blaze 4G vào cuối năm nay, và thông tin cấu hình chi tiết sẽ được hé lộ gần với ngày tung thiết bị ra thị trường.
Ngoài ra, T-Mobile còn gây ấn tượng khi tăng tốc triển khai mạng 4G HSPA của họ tới 12 thị trường mới, qua đó đã mang loại mạng dữ liệu tốc độ cao HSPA 42 tới 184 triệu người tiêu dùng Mỹ ở tất cả 175 thị trường.
Thêm vào đó, T-Mobile cũng đã “trải” mạng HSPA 21 tới 9 thị trường mới.
Tin vui cuối cùng mà nhà mạng lớn thứ 4 nước Mỹ mang tới trong những ngày qua là họ vừa tung ra ứng dụng chat nhóm Bobsled dựa trên IP, cho phép mọi người dùng ở các nhà mạng và quốc gia khác nhau có thể trao đổi, liên lạc hoàn toàn miễn phí qua nhiều loại thiết bị kết nối Internet./.
Theo TTXVN
Những CEO công nghệ bị nhân viên... ghét nhất
Website Glassdoor đã thực hiện 1 cuộc thống kê lấy ý kiến của nhân viên các công ty công nghệ và dưới đây là các CEO bị nhân viên ghét nhất.
Shantanu Narayen, CEO của Adobe: 61%
Đứng đầu danh sách là CEO của hãng Adobe: Shantanu Narayen. Vị lãnh đạo này nhận được 61% "phiếu bầu" của nhân viên. Shantanu Narayen làm CEO của Adobe từ năm 2005. Tháng 11 vừa qua, Adobe đã có cắt giảm tới 750 nhân viên (7% nhân lực toàn cầu của hãng) để thực hiện tái cơ cấu và giảm thiểu các chi phí. Cổ phiếu của Adobe đã giảm gần 9%, tức khoảng 2,67 USD cũng trong tháng 11 vừa qua. Công ty này cũng hạ thấp dự báo tăng trưởng trong quý IV năm nay. Mặc dù chỉ cách đây vài tháng, nhà sản xuất phần mềm thiết kế lớn trên thế giới đã đưa ra dự đoán lạc quan về sự tăng trưởng của mình trong những tháng cuối năm.
Video đang HOT
Reed Hastings, CEO của Netflix: 61%
Netflix là công ty chuyên cung cấp dịch vụ xem DVD trực tuyến nổi tiếng. Reed Hastings từng được tạp chíFortune bình chọn là doanh nhân tiêu biểu số 1 của năm 2010 và trang 24/7 Wall Street bầu ông là 1 trong 7 CEO sáng tạo nhất nước Mỹ. Điều đó cho thấy lãnh đạo nổi tiếng trong nhiều trường hợp không đồng nghĩa với việc họ được nhân viên của mình yêu mến, nể phục.
John Chambers, CEO của Cisco: 57%
Công ty thiết bị hệ thống mạng hàng đầu tại thung lũng Silicon, chiếm tỉ lệ bình chọn 57%. Hồi tháng 7, công ty lên kế hoạch sa thải hơn 11.500 nhân viên, chiếm khoảng 15% số nhân viên của công ty, đồng thời chuyển thêm 7% nhân viên sang một công ty khác. Cổ phiếu Cisco hạ khoảng 2% xuống 15,43 USD/cổ phiếu ngay sau những thông tin này.
Philipp Humm, CEO của nhà mạng T-Mobile: 57%
Tim Armstrong, CEO của AOL: 55%
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì AOL dưới sự lãnh đạo của Tim Armstrong chỉ còn là cái bóng của chính mình. Theo thống kê của InvestorPlace hồi tháng 9, cổ phiếu của AOL giảm hơn 34% trong năm nay. Với kết quả bết bát đó cùng thái độ không mấy thiện cảm từ 55% nhân viên, Tim Armstrong còn lâu mới tạo nên "một Disney của thế kỉ 21" như từng tham vọng.
Ralph de la Vega, CEO mảng di động và thị trường người dùng của AT&T: 55%
Ông đảm nhiệm vị trí lãnh đạo nhà mạng AT&T từ năm 2008 và hiện lãnh đạo về mặt nội dung, doanh thu, marketing của hãng viễn thông này.
CEO mảng Motorola Mobility, Sanjay Jha: 53%.
Motorola Mobility chính là mảng Thiết bị di động nằm trong tập đoàn Motorola được tách ra khỏi tập đoàn và hoạt động như một công ty độc lập dưới sự lãnh đạo của CEO Sanjay Jha. Google mua lại công ty của Sanjay Jha hồi tháng 8 với giá 12,5 tỷ USD. Sau đó, Sanjay Jha bị chính cổ đông của công ty kiện vì cho rằng đã bán mình với giá quá rẻ mà không tìm kiếm các mức giá chào bán cao hơn.
CEO hãng game online Zynga là Mark Pincus: 50%
Mark Pincus cũng đồng thời là nhà sáng lập ra hãng sản xuất game mạng xã hội này. Công ty của Pincus nổi tiếng với những trò chơi như CityVille, FarmVille. Năm 2009, Mark Pincus được tạp chí Techcrunch bình chọn là nhân vật của năm.
Randall Stephenson, CEO, đồng thời là Chủ tịch của AT&T: 49%.
Ông làm lãnh đạo nhà mạng này từ năm 2007. Theo lý lịch mà AT&T mô tả thì Randall Stephenson đã giúp nhà mạng này gia tăng sức mạnh, đưa AT&T trở thành một trong những hãng viễn thông lớn nhất trên thế giới.
CEO của EA, John S. Riccitiello: 46%
CEO Verizon là Lowell MacAdam: 38%
Steve Ballmer của Microsoft CEO: 35%
Steve Ballmer làm CEO của Microsoft từ tháng 1 năm 2000. Mặc dù vẫn giúp công ty đạt được nhiều thành công nhưng Ballmer vẫn bị nhiều chỉ trích là CEO kém tài vì chậm chạp trong việc đưa Microsoft tham gia kinh doanh máy tính bảng và điện thoại. Thời gian gần đây, nhiều tin tức đồn rằng Ballmer sẽ rời ghế CEO của Microsoft sau khi giới thiệu Windows 8 vào năm sau.
CEO tạm quyền của Yahoo là Tim Morse: 31%
Có vẻ không khá hơn người đồng nghiệp trước đó, Tim Morse nhận được 31% số bình chọn của nhân viên. Tim Morse được đưa lên giữ chức Giám đốc điều hành thay cho Carol Bartz bị sa thải hồi tháng 9. Có lẽ Tim Morse cũng không thể giúp đỡ được gì tương lai đang bấp bênh của Yahoo khi chính bản thân ông cũng chẳng được lòng của nhân viên mình.
Ursula Burns, CEO của tập đoàn Xerox: 28%
Xerox là thương hiệu hàng đầu thế giới về in ấn. Ursula Burns là phụ nữ duy nhất trong danh sách các CEO bị nhân viên ghét nhất. Sau khi nhận tấm bằng thạc sĩ cơ khí, bà vào làm việc cho Xerox và được bổ nhiệm vào vị trí cao. Tháng 7 năm 2009 đến nay, bà thay thế Anne Mulcahy làm CEO của Xerox. Trước đó, bà cũng là Chủ tịch tập đoàn.
Theo ICTnew
Smartphone Windows đầu tiên sẽ tới Mỹ vào tuần sau? Nhiều khả năng T-Mobile sẽ là nhà cung cấp Windows Phone chính thức đầu tiên của Nokia tại Mỹ. Website WPCentral đã phát hiện ra một hướng dẫn sử dụng cho smartphone Lumia 710 của Nokia xuất hiện trên trang web của Ủy ban Truyền thông Liên bang (Mỹ). Lumia 710 và Lumia 88 là 2 mẫu điện thoại Windows mà Nokia đã...