T-50 Nga sẽ có tên lửa “truy cùng diệt tận” mọi mục tiêu
Hệ thống anten APAA cho phép tên lửa K-77M tiêu diệt mọi mục tiêu, bất chấp nó trình diễn khả năng vòng tránh tên lửa phức tạp tới mức nào.
Nga hiện đang toàn tất một hệ thống tác chiến trên không tiên tiến tích hợp hệ thống dẫn đường “bắn-quên” và khả năng “tiêu diệt bằng phát bắn duy nhất” trong một tên lửa không đối không. Hệ thống này nhắm tới khả năng vô hiệu hóa mọi hoạt động vòng tránh tên lửa của mục tiêu.
Tên lửa không-đối-không K-77M với hệ thống dẫn đường tiên tiến sẽ được trang bị trên tiêm kích thế hệ 5 PAK-FA ( T-50) và sẽ được chuyển giao cho Không quân Nga trước năm 2017.
Theo tờ Izvestia, điểm cải tiến chính của tên lửa K-77M nằm ở hệ thống dẫn đường dựa trên một anten mạng pha chủ động (APAA) của chính tên lửa. Hệ thống APAA giúp đảm bảo phản xạ tức thì của tên lửa đối với cơ động bất ngờ của mục tiêu. Một khi tên lửa đã khóa mục tiêu thì chắc chắn mục tiêu sẽ bị trúng đạn, bất chấp nó trình diễn khả năng vòng tránh tên lửa phức tạp tới mức nào.
Tên lửa K-77M sẽ “truy cùng diệt tận” mọi mục tiêu (Ảnh: militaryrussia.ru)
Hệ thống dẫn đường APAA trên tên lửa K-77M do Phòng thiết kế Detal (Nga) phát triển. Phát biểu trên tờ Izvestia, Mikhail Vershinin, kĩ sư trưởng của Detal cho biết hiện tại họ đang tìm kiếm một nhà thầu lắp đặt dây chuyền sản xuất của tên lửa tiên tiến này để đảm bảo việc sản xuất có thể bắt đầu vào năm 2015.
Video đang HOT
Mỗi anten mạng pha chủ động gồm số lượng lớn các ô nhỏ hình nón được lặp đặt dưới một chóp truyền dẫn sóng radio gắn trên mũi của tên lửa. Trong đó mỗi ô nhỏ chỉ tiếp nhận một phần tín hiệu, tuy nhiên ngay khi được xử lý kĩ thuật số, thông tin từ tất cả các ô sẽ được tổng hợp vào một “bức tranh đầy đủ”, cho phép tên lửa K-77M phản ứng tức thì đối với các hoạt động chuyển hướng lớn của mục tiêu, cho phép khả năng đánh chặn của tên lửa trở nên bất khả kháng.
Một công nghệ tương tự hiện cũng được sử dụng phổ biến trên hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do hãng Raytheon (Mỹ) sản xuất.
Tuy nhiên, điều đáng nói là tên lửa K-77M nhỏ gọn hơn nhiều bởi nó được chế tạo để tích hợp vào khoang chứa vũ khí bên trong của tiêm kích PAK-FA nhằm bảo đảm khả năng tàng hình của loại máy bay này.
Dự kiến tên lửa K-77M sẽ được chuyển giao cho Không quân Nga trước năm 2017
Hệ thống tên lửa K-77M hoàn toàn tương thích với hệ thống thông tin liên lạc kĩ thuật số của tiêm kích thế hệ 5 của Nga nhưng nó cũng có thể được sử dụng trên các tiêm kích thế hệ trước đã được hiện đại hóa.
Anten mạng pha chủ động APAA là công nghệ radar hiện đại nhất hiện nay nên chi phí sản xuất mỗi thiết bị như vậy rất tốn kém. Tuy nhiên, theo Aleksandr Khramchikhin, một chuyên gia thuộc viện phân tích chính trị và quân sự (IPMA) cho biết chi phí của một mục tiêu mà tên lửa trang bị APAA có thể tiêu diệt lại cao hơn nhiều, do vậy nếu tên lửa K-77M có thể đảm bảo khả năng tiêu diệt mục tiêu, thì rõ ràng việc đầu tư cho tên lửa này là “đáng đồng tiền bát gạo”.
Theo Tri Thức Trẻ
Rồi Trung Quốc sẽ lại "nhái" T-50 của Nga
Trong nguyệt san tháng 11 của mình, tạp chí quốc phòng Kanwa đã cảnh báo, rồi sẽ có một ngày Trung Quốc lại nhái thiết kế của T-50.
Tại triển lãm hàng không Moscow vừa qua, phi đội máy bay biểu diễn Bát Nhất của không quân Trung Quốc đã lần đầu tiên có cơ hội thể hiện ở nước ngoài, thu hút rất nhiều sự chú ý của giới quan sát. Đây cũng là lần đầu tiên máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc có dịp tiếp xúc với loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 của Nga.
Trong cuộc triển lãm này, Nga đã không trưng bày động cơ siêu hạng 117S, còn động cơ Type-30 của công ty sản xuất động cơ NPO Saturn cũng đang hoàn thiện, phải đến năm 2015 mới hoàn tất thử nghiệm.
Ngoài việc tăng kích thước của cánh quạt, vấn đề sử dụng một loại vật liệu composite mới cũng là một trọng điểm cải tiến, vừa giúp giảm trọng lượng động cơ vừa làm tăng lực đẩy. Hiện nay, một cột mốc rất cao là lực đẩy 35.000 pound (tương đương 154kN 150.000kg) của động cơ F-119 PW-100 trên máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ là F-22 đã bị nó vượt qua.
Đồng thời không quân Nga cũng yêu cầu giá cả của loại động cơ mới không được cao quá giá của động cơ 117S và loại động cơ cùng thế hệ AL-41F là 117C đang sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm thứ nhất của T-50. Đây là một yêu cầu cực cao đối với nền công nghiệp sản xuất động cơ máy bay hiện nay.
T-50 (trái) sử dụng 2 động cơ Type-30, lực đẩy mỗi động cơ là 17.265kg
Hiện nay chương trình này đã bước vào giai đoạn thử nghiệm thực địa, mỗi lần gia lực (đốt sau) sẽ nâng lực đẩy lên tới 1000kg, đây là điều cực khó đối với các thế hệ động cơ tiên tiến nhất hiện nay. Động cơ Type-30 sẽ chính thức bắt đầu được sử dụng từ giai đoạn thử nghiệm tiếp theo của T-50
Lực đẩy tối đa của động cơ 117S được sử dụng trên tiêm kích Su-35 là 14.500kg, Còn động cơ chân chính của Sukhoi T-50 là Type-30 có công suất bay tuần là 107 kN ( 10.496kg), sau khi gia lực (sử dụng động cơ đốt sau) lên tới 176 kN ( 17.265kg).
Kanwa cho rằng, cánh trước của T-50 được thiết kế rất tuyệt, nó được thiết kế liền với cánh chính, vừa phát huy được khả năng cơ động của cánh trước vừa nâng cao được khả năng tàng hình và trước sau gì Trung Quốc cũng sẽ mô phỏng lại thiết kế này của Nga.
"Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, phiên bản cải tiến thế hệ tiếp theo của J-20 nhất định sẽ nhái lại kiểu thiết kế này của Sukhoi T-50. Bạn không tin ư? Chúng ta cứ đợi xem" - Đó chính là nguyên văn câu kết luận của Kanwa.
Theo ANTD
Trung Quốc yêu cầu Hàn Quốc không bán chiến đấu cơ cho Philippines Một tờ báo của Nhật hôm thứ bảy vừa qua đưa tin, trước cuộc họp thượng đỉnh ở Seoul giữa Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Philippines ngày 17/10, Trung Quốc đã yêu cầu Hàn Quốc không bán các chiến đấu cơ FA-50 cho Philippines. Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50. Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, Hàn Quốc đã từ chối...