T-14 Armata không tạo ra bước nhảy vọt thiết kế xe tăng
Các chuyên gia tin T-14 Armata chỉ hiện đại và hiệu quả hơn xe tăng cũ của Nga chứ không tạo ra bước nhảy vọt trong thiết kế xe tăng chiến đấu.
Các chuyên gia tin T-14 Armata chỉ hiện đại và hiệu quả hơn xe tăng cũ của Nga chứ không tạo ra bước nhảy vọt trong thiết kế xe tăng chiến đấu.
Tờ The Moscow Times ngày 7/5 cho biết, khi lăn bánh qua Quảng Trường Đỏ trong âm hưởng của bài ca chiến thắng, xe tăng mới nhất của Nga T-14 Armata chắc chắn sẽ gây chú ý cực lớn trong buổi lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến Thắng phát xít của Liên Xô trong Thế chiến 2 vào ngày mai.
Tuy nhiên, bất chấp những ca ngợi của giới truyền thông Nga khi đánh giá đây sẽ là một trong những xe tăng chiến đấu tốt nhất trên thế giới, các chuyên gia phân tích vũ khí vẫn cho rằng T-14 Armata khó có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong chạy đua vũ trang.
Xe tăng T-14 Armata tuột xích khi tập dượt giữa Quảng Trường Đỏ.
Các xe tăng T-14 Armata có thể tác chiến hiệu quả và an toàn hơn so với các xe tăng Nga có từ thời Liên Xô, nhưng với phiên bản này nó khó có thể tạo ra bước nhạy vọt lớn trong thiết kế xe tăng, Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược tại Moscow, cho biết.
Đồng quan điểm, nhà phân tích cao cấp thuộc Tạp chí quốc phòng Jane’s Ben Moores cũng suy nghĩ như vậy. “Xe tăng T-14 Armata chắc chắn sẽ không tạo ra sự thay đổi cuộc chơi được. Xe tăng mới chỉ đơn giản là một phương tiện vũ khí hiệu quả và hiện đại hơn so với các xe tăng cũ của Nga”, Ben Moores bình luận.
Xe tăng mới bắn đạn cũ
Khi xe tăng T-14 Armata đi vào sản xuất hàng loạt dự kiến vào đầu năm tới, nó sẽ trang bị một khẩu pháo tiêu chuẩn 125 mm có khả năng bắn một số loại đầu đạn, thậm chí cả các tên lửa chống tăng dẫn đường. Nhưng những đầu đạn này được cho lại thuộc loại cũ và rẻ hơn giống như đạn cho các xe tăng T-72.
Mặc dù pháo có thiết kế mới, nhưng “Armata sẽ sử dụng đầu đạn được sản xuất cho xe tăng T-72″, nhà phân tích Pukhov tiết lộ.
Điều này sẽ khiến cho Armata bắn các đầu đạn với tầm ngắn và tốc độ tấn công thấp hơn so với các đầu đạn xe tăng của phương Tây, ông Pukhov nhận định.
Song dẫu sao T-14 Armata cũng là một cải tiến lớn về thiết kế xe tăng so với thời Liên Xô. Nhà phân tích Moores giải thích rằng, điểm cải tiến chủ chốt của xe tăng là hệ thống thực hiện nhiệm vụ của nó như hệ thống ngắm bắn mục tiêu, kiểm soát và điều khiển cũng như hệ thống bảo vệ. Ở những khía cạnh này, rõ ràng nó có sự cải tiến đáng kể so với các xe tăng cũ.
Video đang HOT
Hơn nữa Armata lại có tính năng tự động hóa cao hơn so với các đàn anh từ thời Liên Xô, lại trang bị hệ thống ngắm bắn mục tiêu tiên tiến cho phép nó xác định mục tiêu nhanh và chính xác hơn so với xe tăng cũ.
Đồng thời, Armata cũng đại diện cho phương pháp tiện cận mới đối với việc xây dựng xe tăng của Nga cho phù hợp hơn với cách thiết kế của phương Tây.
Cụ thể như việc tập trung hơn vào lớp giáp cho phép bảo vệ kíp chiến đấu tốt hơn so với bất kỳ xe tăng khác của Nga đang có trên chiến trường. Bên trong lớp vỏ bọc thép, kíp chiến đấu của Armata được bảo vệ bởi một viên nang độc lập ở phía trước tháp pháo. Trong khi phần tháp pháo lại được điều khiển từ xa và không cần bố trí người.
Có thay đổi được cuộc chơi không?
Bài phân tích tổng hợp của The Moscow Times cho rằng, xe tăng T-14 Armata sẽ không thể làm thay đổi cuộc chơi xe tăng chiến đấu trên thế giới.
Dù rằng đây có thể là loại tăng đại diện cho những thay đổi trong tư duy thiết kế xe tăng của Nga, nhưng đơn giản nó có lẽ chỉ là kết quả của cuộc vận động hành lang trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga mà ở đó nhà sản xuất muốn bày tỏ lòng trung thành kiên định của mình với điện Kremlin.
Xe tăng mới chắc chắn sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của Nga nếu nó được triển khai với số lượng lớn. Nhưng rõ ràng Nga sẽ ít có nhu cầu cấp thiết đối với loại xe tăng này.
T-14 Armata khó có thể tạo ra bước ngoặt trong cuộc đua thiết kế xe tăng chiến đấu mới.
Trong thực tế, lực lượng xe tăng T-90 đang đóng vai trò trụ cột của đội quân xe tăng Nga hiện tại. Chỉ với loại tăng này cũng đủ để Nga răn đe các nước láng riềng ở gần mình.
Không những thế, các yếu tố khác như việc xem xét để bảo vệ an toàn cho kíp chiến đấu xe tăng được chú ý hơn trong thời kỳ hậu Liên Xô và việc tiếp xúc nhiều với các triết lý thiết kế xe tăng phương Tây đã góp phần cho việc thiết kế loại xe tăng mới này. Điều đó cũng nghĩa rằng nó cũng chưa phải là điều gì mới.
“Rõ ràng, xe tăng đã hấp thụ những gì tốt nhất đã được nước ngoài phát minh ra cách đây 30 năm”, nhà phân tích Pukhov nói.
Một số nhà phân tích phỏng đoán, rất có thể xe tăng T-14 Armata chỉ là một kết quả trong lộ trình vận động hành lang. Bởi các công nhân tại Nhà máy UralvagonZavod, nơi sản xuất Armata, lại được cho là những người ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Vladimir Putin ít nhất là từ năm 2011. Chính nhà máy này đã từng cam kết sẽ điều các xe tăng vượt hành trình 2.000 km từ trụ sở của mình tới Moscow để đè bẹp các cuộc biểu tình phản đối cỡ lớn.
Chưa đầy một năm sau đó, Tổng thống Putin đã bổ nhiệm ngay Phó Giám đốc của UralvagonZavod làm đặc sứ của Tổng thống tới khu vực Urals. Tiếp sau đó tới năm 2013, Bộ Quốc Phòng Nga đã đặt hàng các xe tăng Armata.
Kết quả, nhà máy đã trúng gói dự án 400 tỷ USD trong chương trình tái vũ trang với yêu cầu cấp 2.300 xe tăng Armata cho quân đội Nga tới năm 2020. Mặc dù giá của mỗi chiếc xe tăng mới hiện nay vẫn còn là một ẩn số.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
10 vũ khí đầy tham vọng của phát xít Đức
Những năm cuối Thế chiến 2, các chuyên gia quân sự phát xít Đức tạo ra nhiều loại vũ khí uy lực nhằm chống lại quân đội đồng minh nhưng chúng không đủ để lật ngược thế cờ.
Fritz X được coi là tổ tiên của các loại bom thông minh ngày nay. Dự án bí mật của quân đội Hitler tạo ra bom dẫn đường bằng sóng radio, cho phép tấn công những mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt như tàu chiến và tuần dương hạm hạng nặng của quân đồng minh. Loại vũ khí này được triển khai gần đảo Malta và Sicily, ngoài khơi Italy năm 1943 và đã chứng minh hiệu quả. USS Savannah, chiến hạm hạng nhẹ của Mỹ trở thành sắt vụn sau khi trúng một quả bom loại này dù vừa góp mặt trong biên chế chiến đấu một năm trước đó.
Nhà vật lý Đức Hermann Oberth đưa ra khái niệm về súng mặt trời năm 1929. Ông thiết kế một trạm vũ trụ với tấm gương cầu lõm đường kính 100 m. Nó được sử dụng để phản chiếu ánh sáng mặt trời hội tụ vào một điểm trên trái đất. Trong chiến tranh, các nhà khoa học quân sự Đức Quốc xã mở rộng học thuyết của Oberth nhằm tạo ra một khẩu súng mặt trời, đủ đun sôi đại dương hoặc thiêu rụi một thành phố. Tuy nhiên, dự án này chưa được thực hiện.
Pháo âm thanh là ý tưởng dùng âm lượng lớn gây sát thương cho đối thủ. Nó bao gồm buồng đốt hỗn hợp khí metan và oxy cùng chảo hướng âm, có khả năng sát hại mục tiêu trong phạm vi 50 m. Tuy nhiên, dự án bị hủy dù đã được thử nghiệm trên động vật. Các chuyên gia nhận định, kẻ thù dễ dàng vô hiệu hóa vũ khí này bằng cách bắn vào chảo hướng âm.
Pháo phòng không Whirlwind hoạt động theo cơ chế dùng hơi nén để hạ gục mục tiêu. Nó là sản phẩm của tiến sĩ Zippermeyer, một nhà phát minh người Áo đầu quân cho Đức Quốc xã. Khẩu pháo bao gồm buồng đốt và vòi phun đặc biệt. Áp lực được sinh ra từ các vụ nổ trong buồng đốt được dẫn tới vòi phun để hướng về mục tiêu. Trong các lần thử nghiệm, vũ khí này phá nát một tấm gỗ ở khoảng cách gần 200 m. Tuy nhiên, nó nhanh chóng tỏ ra kém hiệu quả đối với các mục tiêu bay trên cao.
Đức quyết định chế tạo bom nảy sau khi thu được một vũ khí tương tự của Anh nhằm tấn công các mục tiêu bị chướng ngại vật bao quanh. Các phi công sẽ tính toán vị trí thả bom để nó nảy trên mặt đất hoặc mặt nước trước khi nổ ở nơi họ muốn. Tuy nhiên, bom nảy của Đức không đạt hiệu quả tác chiến như mong đợi. Dự án bị hủy năm 1944.
Horten Ho 229 được coi là máy bay ném bom tàng hình đầu tiên trên thế giới. Nó sở hữu thiết kế khác biệt hơn so với máy bay cùng thời. Trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, Ho 229 nhanh chóng chứng tỏ khả năng ưu việt. Tuy nhiên, mẫu phi cơ này ra đời quá muộn nên không thể giúp Đức thay đổi cục diện chiến tranh. Lần cất cánh đầu tiên của nó diễn ra trong năm 1944, không lâu trước khi Đức đầu hàng.
Schwerer Gustav là khẩu pháo lớn nhất từng được chế tạo trong lịch sử loài người. Nó nặng 1.350 tấn, có khả năng bắn viên đạn 7 tấn qua khoảng cách 47 km. Trọng lượng khẩu pháo quá lớn khiến người ta phải xây dựng đường ray để nó di chuyển. Vũ khí này từng tham gia nhiều trận đánh trên khắp châu Âu.
Panzer VIII Maus vẫn là cỗ xe tăng lớn nhất con người từng chế tạo, được hoàn thiện cuối năm 1944. Nó nặng 188 tấn với nhiều loại vũ khí nằm quanh thân. Tuy nhiên, người Đức không thể tạo ra động cơ đủ lớn để giúp quái vật này vận hành linh hoạt. Nguyên mẫu Maus chỉ có thể chạy với vận tốc 13 km/h thay vì 20 km/h như mong đợi. Chi phí xây dựng tốn kém khiến dự án bị đình chỉ với 2 nguyên mẫu ra đời.
"Bọ xe tăng" là những cỗ máy bánh xích tí hon, hoạt động nhờ điều khiển thông qua dây cáp. Chúng có khả năng mang 100 kg thuốc nổ để tấn công xe tăng, xe bọc thép của đối phương hay các đoàn quân. Phương tiện này có khả năng di chuyển với vận tốc 10 km/h. Tuy nhiên, quân đồng minh có thể vô hiệu hóa chúng bằng cách cắt đây điện.
Sturmgewehr 44 hay STG 44 được coi là súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới. Súng AK-47 huyền thoại của Liên Xô hay M16 của Mỹ đều được phát triển dựa trên thiết kế của STG 44. Hitler rất ấn tượng với khẩu súng nhưng STG 44 ra đời quá muộn. Quân đội Đức không thể lật ngược thế cờ dù sở hữu loại vũ khí uy lực, có khả năng hoạt động tốt trong đêm nhờ hệ thống kính ngắm hồng ngoại.
Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đức sử dụng đại bác ngoại cỡ có đường kính lên tới 80 cm. Chúng là loại pháo lớn nhất trong cuộc chiến và phải di chuyển bằng đường ray.
Theo_Zing News
Nga công khai ảnh thiết kế 'siêu tăng' Armata Cuộc duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moscow vào ngày 9-5 tới sẽ là lần xuất hiện đầu tiên của một số thiết bị quân sự tối tân nhất của Nga, bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực mới Armata. Bộ Quốc phòng Nga đã đăng lên trang web của mình những hình ảnh thiết kế của một số đơn...