Syria vẫn đổ máu bất chấp lệnh ngừng bắn
Cơ quan nhân quyền Syria cho hay 60 người Syria đã thiệt mạng trong ngày hôm qua bất chấp lệnh ngừng bắn đạt được một cách chật vật và 300 quan sát viên Liên Hợp Quốc đang được điều đến nước này để giám sát.
Đụng độ vẫn tiếp diễn ở Syria bất chấp lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ hôm 12/4 – Nguồn: AP
Cũng theo cơ quan nhân quyền này, trong ngày hôm nay tổng cộng 54 dân thường và 5 binh sĩ đã thiệt mạng tại nhiều tỉnh trên toàn Syria.
32 dân thường đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của lực lượng chính phủ tại trung tâm thành phố Hama và 13 người khác trong đó có phụ nữ và trẻ em tại làng Jarjanaz, thuộc tỉnh Idlib đã chết do mìn nổ.
Tình trạng bạo lực ở Syria xảy ra bất chấp lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ hôm 12/4 và một số quan sát viên của Liên Hợp Quốc đã có mặt tại nước này giám sát tình hình thực hiện lệnh ngừng bắn.
Cơ quan quan sát nhân quyền cho biết đụng độ xảy ra sáng sớm hôm nay giữa lực lượng chính phủ và quân nổi dậy tại khu vực ngoại ô thủ đô Damascus. Ngoài ra cũng có tiếng súng bắn và tiếng nổ ở khu ngoại ô Douma.
Tình trạng đổ máu tiếp diễn trong 12 ngày kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực đã khơi dậy sự chỉ trích của các nhà hoạt động đối lập đối với phái đoàn quan sát viên của Liên Hợp Quốc.
Hiện phái đoàn này đã cử 11 quan sát viên đến Syria cho phát ngôn viên của phái đoàn cho biết họ sẽ đi thăm nhiều nơi khác nhau trong ngày hôm nay.
Kể từ khi đến Syria vào ngày 15/4, phái đoàn đã đến nhiều nơi là trung tâm của các cuộc nổi dậy trong đó có thành phố Homs. Trong các chuyến đi của mình, phái đoàn đã nhận được sự chào đón nhiệt liệt của người biểu tình mong muốn chính quyền sụp đổ và lực lượng Quân đội tự do Syria được cung cấp vũ khí.
Video đang HOT
Hôm qua, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nhất trí cử thêm quan sát viên đến Syria để đạt con số 300 người vào tuần tới.
Ông Ban yêu cầu chính phủ của Tổng thống Bashar al- Assad phải đảm bảo an toàn cho phái đoàn quan sát không có vũ khí gì trong tay và để cho các quan sát viên tự do đi lại trên khắp đất nước Syria.
Trợ lý về chính trị của ông Ban Ki-moon, B. Lynn Pascoe phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng Tổng thống Assad “vẫn không hoàn toàn” tuân thủ kế hoạch ngừng bắn.
Nhưng thứ trưởng ngoại giao Syria Faisal Meqdad khẳng định chính phủ của ông “hoàn toàn tôn trọng kế hoạch của ông Annan” và cho rằng chính “những nhóm khủng bố có vũ trang” – dùng để chỉ lực lượng nổi dậy – đã không tuân theo kế hoạch đó.
Còn các nhà hoạt động cho rằng việc phái đoàn của Liên Hợp Quốc đến Syria giám sát chỉ giúp chính quyền nước này có thêm thời gian để đàn áp cuộc nổi dậy.
Trong một động thái bày tỏ sự tức giận đối với chính quyền Syria, hôm qua Liên minh châu Âu đã thống nhất áp đặt thêm các lệnh cấm vận đối với chính quyền Assad, cấm xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ và thắt chặt hơn nữa hoạt động buôn bán các mặt hàng có thể được dùng để đàn áp dân thường.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã quyết định cấm vận và cấm cấp visa cho các công ty và cá nhân cung cấp bí quyết kĩ thuật, máy vi tính và các thiết bị khác giúp chính quyền Syria và Iran đồng minh chính của nước này để đàn áp nhân dân mình.
Trong bài phát biểu công bố ngày hôm nay, Tổng thống Tunisia Moncef Marzouki dự đoán rằng thời của nhà lãnh đạo Syria Assad “đã hết” và cuối cùng ông Assad sẽ phải từ bỏ chiếc ghế quyền lực “dù còn sống hay đã chết”.
“Người Nga, người Trung Quốc và người Iran nên hiểu rằng người đàn ông này (Tổng thống Assad) đã hết thời rồi và họ không thể nào bảo vệ ông ta được nữa. Họ phải thuyết phục ông ta từ bỏ quyền lực và chuyển giao cho phó tổng thống”, ông Marzouki nói.
“Ông (chỉ Assad) sẽ phải rời đi, dù còn sống hay đã chết. Tốt nhất là ông và gia đình ông hãy quyết định ra đi khi vẫn còn bảo toàn tính mạng bởi vì nếu ông ra đi khi đã chết thì điều đó có nghĩa là ông sẽ gây ra cái chết của hàng chục nghìn người dân vô tội. Ông đã gây đổ máu quá đủ rồi”, ông Marzouki gửi thông điệp đến Tổng thống Syria Assad.
Theo Infonet
Assad: Sẽ tiếp tục nếu phe đối lập không ngừng bắn
Tổng thống Syria hứa sẽ làm hết khả năng để thực hiện kế hoạch hòa bình do đặc phái viên Liên hợp quốc Kofi Annan đưa ra với điều kiện ông Annan cũng phải đảm bảo phe đối lập cũng phải cam kết hạn chế bạo lực.
Bất chấp các nỗ lực ngoại giao, các cuộc đấu súng ở Syria vẫn nổ ra ác liệt. Ảnh: AP
Trong ngày hôm qua (29/3), phiến quân cũng đã tiến hành hàng loạt các đợt tấn công táo tợn khiến hai chỉ huy quân đội thiệt mạng và bắt cóc một phi công.
Điều kiện ông Bashar Assad đưa ra có thể khiến tình huống trở nên phức tạp hơn và các nỗ lực nhằm chấm dứt bạo lực kéo dài hàng năm ròng ở nước này trở nên khó khăn hơn.
Phe đối lập đã hoan nghênh kế hoạch 6 điểm của ông Annan một cách rất thận trọng và bày tỏ nghi ngờ rằng ông Assad sẽ thực hiện đúng như lời hứa vì cho rằng đó chỉ là cách để ông Assad có thêm thời gian để quân đội nước này có thể nhổ cỏ tận rễ cuộc nổi dậy. Các nhóm phiến quân có vẻ sẽ không chịu dừng lại chừng nào quân đội chính phủ chịu dừng bước.
Các động thái ngoại giao này diễn ra trong thời điểm lãnh đạo các nước Ảrập gặp gỡ tại một hội nghị thường niên ở thủ đô Baghdad, Iraq ngày hôm qua, nhằm đưa ra một nghị quyết ủng hộ kế hoạch của ông Annan. Tại các bài phát biểu ở hội nghị, rất nhiều lãnh đạo bày tỏ rằng họ nhận thấy gánh nặng kiềm chế giao tranh phần nhiều nằm trên vai phía chính quyền của tổng thống Assad.
"Hôm nay chính phủ Syria nên lắng nghe tiếng nói của chân lý và hãy chấm dứt toàn bộ các hình thức bạo lực", Quốc vương của Kuwait nói.
Bình luận qua thông tấn xã Syria, ông Assad nói: "Syria sẽ không ngại thử bất kể nỗ lực nào để biến kế hoạch thành công và hy vọng nó sẽ mang lại an ninh và ổn định về cho đất nước".
Nhưng ông cũng thêm rằng ông Annan cũng phải có được cam kết ngừng "các hành động khủng bố" chống lại chính phủ từ các nhóm vũ trang.
Trong suốt cuộc khủng hoảng, chính quyền của ông Assad đã tuyên bố rằng nước này phải đối mặt với không phải là một cuộc nổi dậy chống lại quyền lực của ông mà là một chiến dịch bạo lực của những kẻ khủng bố.
Hơn một năm trước, cuộc nổi dậy ở Syria bắt đầu bằng những cuộc biểu tình hòa bình phản đối ông Assad nhưng đã gặp phải sự đàn áp ác liệt của các lực lượng an ninh. Kể từ đó, những binh lính đào ngũ và những người biểu tình đứng lên cầm súng đã hình thành các nhóm quân du kích với mục đích đơn thuần ban đầu là để bảo về người biểu tình. Tuy nhiên, tình hình trở nên nghiêm trọng, nhiều người phải đổ máu và những người này đã quay ra lập căn cứ chống đối ở những khu vực đối lập và tấn công các lực lượng an ninh của chính phủ.
Những cuộc tấn công diễn ra ngày hôm qua đặc biệt táo bạo.
Hãng tin quốc gia Syria, SANA đưa tin, tại thành phố lớn nhất Syria, Aleppo, các tay súng đã nã súng giết chết hai vị tướng của quân đội chính phủ đang trên đường tới công sở, ngay trong khu vực trung tâm thành phố. SANA nói rằng 4 tay súng thuộc một nhóm "khủng bố có vũ trang".
Ở phía Đông Ghouta, một khu ngoại ô cách thủ đô Damacus chỉ vài kilômét, Thiếu tướng phi công Mohammad Omar al-Dirbas cũng đã bị bắt cóc khi đang trên đường đi làm. Thông tin về đơn vị công tác của ba nạn nhân không được tiết lộ.
Hiện nay chưa nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm của các vụ tấn công trên.
Trong cùng ngày, phiến quân đã tấn công một xe quân đội ở trung tâm tỉnh Hama, khiến hai binh sĩ thiệt mạng. Các vụ giao tranh mới cũng nổ ra giữa quân đội và các binh sĩ đào tẩu ở miền Nam và Bắc nước này. Các nhà hoạt động nói rằng 16 dân thường bao gồm cả trẻ em và phụ nữ đã thiệt mạng trong các cuộc đọ súng trong ngày hôm qua.
SANA cho hay, quân đội chính phủ đã giải cứu được 5 binh sĩ bị một nhóm vũ trang bắt được trong một cuộc giao tranh ở tỉnh miền Bắc Idlib.
Theo Infonet
Giao tranh ác liệt ở Syria bất chấp kêu gọi ngừng bắn của LHQ Các vụ đụng độ lại bùng nổ trên khắp Syria bất chấp lời kêu gọi hòa bình của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thêm 26 người nữa đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. Trong số đó có 10 người trên một chuyến xe buýt đang hướng về phía Thổ Nhĩ Kỳ để lánh nạn. Bất chấp lời kêu gọi...