Syria tưởng máy bay Thổ Nhĩ Kỳ là của Israel
Một quan chức Syria cho biết nước ông có thể nhầm máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi trong tuần trước là của Israel.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong trang phục phi công tại một cuộc triển lãm công nghiệp hàng không ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 27.6 – Ảnh: AFP
Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zubi nói với kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ A Haber trong hôm 27.6 rằng, quân đội Syria có thể nhầm máy bay Thổ Nhĩ Kỳ với máy bay của Israel vì phần lớn chúng đều do Mỹ sản xuất.
Israel và Syria là những nước láng giềng thù địch lâu đời và không có quan hệ ngoại giao.
“Tôi nhấn mạnh rằng Syria không phát động một cuộc tấn công và tôi mong muốn quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – Syria có thể tốt hơn. Vấn đề hiện tại là máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã vào không phận Syria và nó được xử lý như là một mục tiêu không xác định. Không phải nó bị bắn hạ bởi vì nó là máy bay Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi không bao giờ muốn gây tổn hại cho nhân dân và đất nước Thổ Nhĩ Kỳ”, ông al-Zubi nói.
Hôm 25.6, Thổ Nhĩ Kỳ nói quân đội Syria không chỉ bắn hạ một chiếc máy bay quân sự, song còn bắn đuổi một chiếc máy bay thứ hai được phái đi tìm kiếm sau khi chiếc đầu biến mất trên radar.
Video đang HOT
Mặc dù tuyên bố không có ý định khai chiến với Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo Damascus rằng hành động của họ sẽ bị trừng phạt.
Trong hôm 27.6, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã tuyên bố rằng nước ông sẽ không ngại đáp trả mọi cuộc tấn công hoặc mối đe dọa thù địch từ Syria và dạy cho nước này một bài học, theo Reuters.
Ông Erdogan đưa ra phát biểu sau khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố nước ông đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Ông Erdogan nói: “Chúng tôi sẽ không ngại dạy một bài học cho đất nước của bè lũ đã mất đi tính hợp pháp trong mắt người dân của họ, áp đặt sự khủng bố nhà nước lên người dân và cố gắng thử thách sự vĩ đại của Thổ Nhĩ Kỳ”.
Theo Thanh Niên
Mỹ sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ "trả đũa" Syria
Hôm qua, Nhà Trắng tuyên bố sẽ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên NATO khác để buộc Syria phải "chịu trách nhiệm" cho vụ việc mà các quan chức Hoa Kỳ mô tả là hành động cố tình bắn hạ chiếc máy bay quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trong không phận quốc tế.
Mỹ tuyên bố sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ "trả đũa" Syria vì hành động bắn hạ chiếc máy bay quân sự F4.
Cũng trong ngày hôm qua, Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo Syria tiếp tục nhắm bắn thêm một chiếc máy bay khác có nhiệm vụ tìm kiếm chiếc F4 bị Syria bắn hạ hôm thứ Sáu tuần trước. Tuy nhiên, chiếc máy bay thứ hai này, một chiếc máy bay vận tải quân sự hiệu Casa CN-235, không bị bắn hạ như chiếc F-4.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ thúc giục NATO trong cuộc họp ngày hôm nay coi hành động bắn hạ chiếc máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 22/6 là cuộc tấn công đối với cả khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. Theo "luật" của NATO thì một cuộc tấn công vào một thành viên sẽ được coi là một cuộc tấn công vào cả khối.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Syria sẽ không thể "không bị trừng phạt" nhưng loại bỏ khả năng dùng hành động quân sự để đáp trả. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã gửi thư đến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để lên án "hành động thù địch của chính quyền Syria đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ" và cho rằng hành động của Syria "là mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh trong khu vực". Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không yêu cầu Hội đồng Bảo an có hành động gì với Syria.
"Chúng tôi sẽ đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh then chốt của Mỹ", phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney phát biểu.
"Chúng tôi sẽ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác khác để khiến chính quyền Assad phải chịu trách nhiệm", ông Carney tuyên bố.
Tuy nhiên, khó có khả năng NATO sẽ có hành động quân sự vì muốn làm điều đó, NATO phải có sự nhất trí của tất cả các thành viên trong khối.
Trong khi truyền thông đưa tin rằng Washington đã giúp tập hợp vũ khí từ các nước khác gửi đến lực lượng nổi dậy Syria, Hoa Kỳ vẫn phủ nhận vai trò của mình đối với tình trạng đối đầu có vũ trang ở quốc gia Ả rập này.
Trong khi đó, tại một cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua nhằm đưa ra chi tiết vụ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Syria Jihad Makdissi phủ nhận tuyên bố của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ rằng chiếc F4 đã bị bắn hạ trong không phận quốc tế đồng thời khẳng định chiếc máy bay này bị bắn hạ bằng súng máy chứ không phải là tên lửa.
Ông tuyên bố súng máy chỉ có tầm bắn tối đa là 2,5 km nên không thể nào vươn tới một chiếc máy bay ở tầm không phận quốc tế.
Ông Makdissi còn cho biết chiếc máy bay thậm chí được người dân ở thành phố Latakia nhìn thấy bằng mắt thường.
Người phát ngôn của Syria cũng cho biết xác chiếc máy bay đã được tìm thấy tại vùng biển của Syria và đã được trao trả cho nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, và đuôi chiếc máy bay có dấu vết đạn bắn từ súng máy.
Theo Infonet
Iran "cầu" Nga giải quyết vụ bắn rơi máy bay do thám Mỹ Iran đã gửi một quan chức quân sự cấp cao tới Moscow để gặp gỡ các quan chức Nga thảo luận về vấn đề bắn hạ máy bay do thám của Mỹ và chương trình hạt nhân của mình. Tờ Tehran Times ngày 12/12 đưa tin cho biết: Saeed Jalili, thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia tối cao của Iran,...