Syria trút hỏa lực san phẳng sào huyệt khủng bố
Các đơn vị pháo binh được Syria triển khai tới phía bắc tỉnh Latakia đã khai hỏa, phá hủy căn cứ và bãi phóng tên lửa của nhóm khủng bố tại đây.
Syria đã triển khai hỏa lực tới tỉnh Latakia tiêu diệt các mục tiêu khủng bố (Ảnh: Sputnik)
Sputnik trích một nguồn tin quân sự Syria cho biết Damascus đã điều các đơn vị pháo binh tới tỉnh Latakia nhằm loại bỏ các mục tiêu khủng bố của nhóm Mặt trận Nursa, một tổ chức có liên hệ với nhóm khủng bố khét tiếng al-Qaeda.
Theo đó, đây là sào huyệt, đồng thời là nơi mà nhóm khủng bố này đặt các bãi phóng tên lửa. Sputnik cho biết, Mặt trận Nursa đã sử dụng các cơ sở này để phóng các máy bay không người lái có gắn bom tấn công vào các mục tiêu quân sự, khu dân cư và căn cứ Hmeymim của Nga tại Syria.
Nguồn tin nói thêm rằng phía Syria đã dựa vào các thông tin do lực lượng tình báo nước này cung cấp để xác định sào huyệt của khủng bố. Quân đội Syria đã triển khai lực lượng tại các khu vực quan sát nằm trên các điểm cao chiến lược ở các làng Qabbani và Badama.
Phần lớn lãnh thổ thuộc tỉnh Latakia đã sạch bóng các nhóm phiến quân có vũ trang từ 4 năm trước sau khi quân đội Syria phát động chiến dịch phản công chống lại các nhóm khủng bố. Chỉ còn khu vực phía đông bắc Latakia giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và tỉnh Idlib vẫn do lực lượng khủng bố kiểm soát.
Tình hình tại tỉnh Latakia đang trong giai đoạn căng thẳng sau khi một máy bay trinh sát Il-20 chở 15 quân nhân của Nga hồi đầu tuần đã bị tên lửa phòng không Syria bắn rơi ở Địa Trung Hải vào thời điểm không quân Israel đang tấn công vào các mục tiêu tại Latakia. Toàn bộ quân nhân trên máy bay đã thiệt mạng.
Nga quy trách nhiệm vụ tai nạn đáng tiếc cho Israel, cáo buộc rằng chính quân đội Israel đã gây nên tình huống nguy hiểm mà không báo trước cho Nga, cũng như sử dụng máy bay Nga làm lá chắn trước hệ thống phòng thủ Syria.
ĐỨC HOÀNG
Video đang HOT
Theo Sputnik/ Dân trí
Thổ mừng ra mặt khi Nga-Syria tạm dừng giải phóng Idlib
Không muốn mất đi mối quan hệ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về cả chính trị-quân sự-kinh tế nên Nga tạm ngừng chiến dịch giải phóng Idlib.
Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Sochi hôm 17/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thỏa thuận đình chỉ vô thời hạn chiến dịch quân sự ở Idlib của Quân chính phủ Syria và thành lập khu vực chống leo thang quân sự mới.
Bộ trưởng quốc phòng của hai nước đã ký bản ghi nhớ về sự ổn định tình hình trong khu phi leo thang Idlib, trong đó vấn đề quan trọng nhất là đến ngày 15 tháng 10 sẽ thành lập khu phi leo thang quân sự (sâu khoảng 15-20km), dọc theo đường tiếp xúc giữa các lực lượng đối lập và chính phủ trên địa bàn tỉnh Idlib của Syria.
Theo thỏa thuận, các nhóm khủng bố và đối lập cực đoan, bao gồm cả chi nhánh al-Qaeda Syria là Hay'at Tahrir al-Sham-HTS (trước đấy là Jabhat al-Nusra, sau đổi tên thành Jabhat Fatah al-Sham) sẽ rời khỏi Idlib, cùng với các vũ khí hạng nặng. Còn thường dân và phe "đối lập ôn hòa" với một lượng nhỏ vũ khí hạng nhẹ vẫn ở lại.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ cùng nhau kiểm soát quá trình rút lui của các nhóm khủng bố và điều quân nắm giữ vùng đệm phi quân sự. Do đó, trong thời gian tới, hai bên sẽ đưa thêm lực lượng quân sự vào Idlib.
Chặn đường Mỹ vào Idlib, kéo Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Nga
Trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Nga Sputnik, các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ đã cho ý kiến nhận xét tầm quan trọng của thỏa thuận về Idlib mà Moscow và Ankara đã đạt được trong cuộc gặp của hai vị Tổng thống Vladimir Putin và Recep Tayip Erdogan ở Sochi.
Chuyên gia về chiến lược quân sự Naim Babyuroglu chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, người ta đã nhận được từ Hoa Kỳ tín hiệu về khả năng thâm nhập vào lãnh thổ Idlib. Tuy nhiên, với thỏa thuận đạt được ở Sochi, đã đóng lại trước mũi người Mỹ lối thâm nhập tiềm năng vào địa bàn tỉnh này.
Cuộc gặp ở Sochi giữa hai nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga chứng tỏ rằng "khu vực diễn tập" của Washington chỉ giới hạn ở Manbij và vùng lãnh thổ phía đông từ Euphrates. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện quyết tâm trong tương lai gần sẽ tập trung tất cả lực lượng của mình vào khu vực Idlib.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt thỏa thuận buộc Quân đội Syria phải ngừng chiến dịch giải phóng Idlib
Nhờ thỏa thuận đạt được giữa Moscow và Ankara về Idlib, đã xuất hiện cơ hội tăng cường hơn nữa sự hợp tác cả về kinh tế và quân sự giữa hai nước. Mà điều này lại chỉ ra rằng, quá trình tách Thổ Nhĩ Kỳ xa khỏi Hoa Kỳ và xích gần với Moscow vẫn đang tiếp nối.
Chuyên gia Babyuroglu cũng nhắc tới tuyên bố của Tổng thống Erdogan về sự cần thiết nhanh chóng giải phóng vùng lãnh thổ phía đông sông Euphrates.
"Nhận định của Tổng thống về mối đe dọa với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ khu vực này cho ta cơ sở để giả định rằng, sau khi thực hiện thỏa thuận về Idlib, sự chú ý của lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dồn vào Manbij (Aleppo) và địa bàn phía đông của Euphrates.
Chắc chắn là sau ngày 15 tháng 10, chính quyền Ankara sẽ cố gắng thương lượng với Washington về tình hình ở Manbij, dù tất nhiên là việc này sẽ chẳng hề dễ dàng.
Thỏa thuận Nga-Thổ chứng minh hiệu quả định dạng Astana
Đến lượt mình, chuyên gia Hasan Unal - Giáo sư Khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Tổng hợp Atilim ở Ankara cũng bình luận rằng, thỏa thuận Nga-Thổ về Idlib là "điển hình tốt nhất của thỏa thuận theo tinh thần định dạng Astana".
Theo ông, thỏa thuận đạt được đã chặn đứng cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ tưởng chừng phát sinh không thể tránh khỏi trong trường hợp tiến hành chiến dịch ở Idlib, cũng như hàng loạt hành động khiêu khích tiềm tàng gắn với các binh sĩ nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ Syria.
Do đó, có thể nói rằng, thỏa thuận Sochi là hình mẫu đáp ứng đầy đủ tinh thần và nhiệm vụ của tiến trình Astana.
Giáo sư Unal nhấn mạnh, kết quả của chiến dịch giải phóng Aleppo mùa thu 2016 đã thúc đẩy phần đáng kể đội ngũ thành viên al-Qaeda và các nhóm cực đoan khác dồn về Idlib. Rồi tình hình tương tự cũng diễn ra ở Đông Ghouta, miền nam Quneitra và các khu vực khác.
ADVERTISEMENT
Nói về kịch bản phát triển sau khi đã đạt được thỏa thuận thành lập khu phi quân sự ở Idlib, một câu hỏi quan trọng là, tất cả những thành tố khủng bố này sẽ hướng đi đâu? Liệu chúng có ra khỏi khu vực Idlib đến lãnh thổ đang nằm dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ chiến dịch "Lá chắn Euphrates" và "Cành ôliu", hay là chạy luôn sang Thổ Nhĩ Kỳ?
Theo quan điểm của ông Unal, mỗi phương án kịch bản này đều hàm chứa mối đe dọa nghiêm trọng. Vấn đề là ở chỗ, trong văn bản thỏa thuận không nói đến nơi có thể di chuyển chiến binh tới đâu, sau cuộc di tản khỏi Idlib. Và đây là điều mà Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục phải bàn bạc thông suốt trong khoảng thời gian từ nay cho đến ngày 15/10.
Vấn đề quan trọng khác là trong số thành viên các nhóm khủng bố có cả các đối tượng đến từ những vùng khác nhau của nước Nga, chủ yếu là từ Kavkaz, cũng như những phần tử Uigur thành viên đảng Hồi giáo Turkestan, mà hoạt động của họ đã nhiều lần khiến Trung Quốc phải lo ngại.
Bình luận quyết định hoãn vô thời hạn chiến dịch ở Idlib, Giáo sư Unal nhận xét, Nga đã không khăng khăng nhất quyết tiến hành hoạt động chiến sự quy mô ở Idlib, bởi không muốn để Thổ Nhĩ Kỳ tách xa định dạng Astana.
Đối với Moscow, điều quan trọng là duy trì liên hệ với Ankara không chỉ về thương mại-kinh tế, mà còn cả hợp tác về chính trị và quân sự trong các vấn đề khu vực.
Ông cho rằng, trong khuôn khổ thỏa thuận Nga-Thổ về Idlib sẽ bắt đầu tiến trình từng bước thực hiện kế hoạch chuyển tiếp của khu vực sang sự kiểm soát của Chính phủ Syria và tăng tốc công việc của Ủy ban soạn thảo Hiến pháp để sớm tiến hành các giải pháp hiệp thương chính trị.
Huy Bình
Mỹ đưa 1.000 thành viên Mũ Trắng rời Syria tới châu Âu: Hiểm họa khôn lường? Mỹ, Canada và một số nước châu Âu đặc biệt là Anh, Pháp đang cân nhắc về kế hoạch sơ tán các thành viên của tổ chức Mũ Bảo hiểm Trắng (gọi tắt là Mũ Trắng, vốn bị cáo buộc có liên quan đến khủng bố IS, Al-Qaeda) và thân nhân rời khỏi đất nước chiến tranh Syria. Nhóm Mũ bảo hiểm Trắng...