Syria tố vi phạm của Thổ Nhĩ Kỳ lên LHQ
Syria đã lên án hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại các chiến binh người Kurd ở miền bắc Syria, coi đây như một sự vi phạm chủ quyền nước này.
Theo trang tin BBC, Syria đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có hành động trước các vi phạm này của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hôm qua, 14/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành ngày pháo kích thứ hai nhằm vào các lực lượng người Kurd ở tỉnh phía bắc Aleppo.
Ankara coi các lực lượng dân quân người Kurd ở Syria là đồng minh với nhóm phiến quân PKK, nhóm đã đấu tranh lâu dài với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ để đòi tự trị và được chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đặt ngoài vòng pháp luật.
Tuy nhiên, Mỹ và các nước khác lại ủng hộ lực lượng dân quân người Kurd ở Syria (YPG) trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Syria đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm chủ quyền nước này bằng cách ủng hộ “những kẻ khủng bố có liên hệ với al-Qaeda” ở phía bắc Syria và đã cảnh báo rằng, Syria có quyền đáp trả.
“Pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria đã hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức khủng bố có vũ trang”, chính phủ Syria cho biết trong lá thư gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc và Chủ tịch Hội đồng Bảo an.
Video đang HOT
Khói bốc lên từ vụ nã pháo của Thổ Nhĩ Kỳ vào các mục tiêu của người Kurd ở Syria
Lá thư cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cho phép khoảng 100 tay súng – được cho là gồm cả binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và lính đánh thuê – vượt biên giới vào Syria.
Bộ Ngoại giao Pháp cũng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt cuộc tấn công của nước này vào các tay súng người Kurd ở phía bắc Syria.
Trong khi đó, Nga tuyên bố, tổng thống Mỹ và Nga đã nhất trí qua điện thoại về việc hợp tác chặt chẽ hơn trong thực hiện thỏa thuận đạt được tại Munich tuần trước, trong đó các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết sẽ nỗ lực nhằm chấm dứt chiến sự ở Syria trong vòng một tuần.
Nga là một đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và đã thực hiện các cuộc không kích tại Syria kể từ tháng 9 năm ngoái. Theo quan điểm của Nga, việc chấm dứt chiến sự ở Syria không áp dụng cho các cuộc không kích của nước này. Nga cam kết tiếp tục chiến đấu chống lại IS và “các tổ chức khủng bố khác”.
Các đợt pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ vào lực lượng dân quân người Kurd ở Syria bắt đầu hôm 13/2 vừa qua. YPG đã bác bỏ yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc rời khỏi các khu vực mà nhóm này đang chiếm giữ, nói rằng những người Hồi giáo sẽ quay trở lại nếu nhóm này rời đi.
Theo thống kê, gần 5 năm nội chiến ở Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 người và làm hơn 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Vân An
Theo_Hà Nội Mới
Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa, Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt
Sau cảnh báo của Nhật Bản, Mỹ ngày 28/1 cũng cho biết nước này phát hiện khả năng Triều Tiên sẽ phóng tên lửa trong một vài tuần tới.
Cùng 28/1, Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ cũng phê chuẩn dự luật mở rộng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân, hồ sơ nhân quyền và các hoạt động trên không gian mạng của nước này.
Hãng tin Reuters của Anh dẫn lời một quan chức Mỹ ngày 28/1 cho biết, Mỹ đã phát hiện Triều Tiên đang gia tăng sự di chuyển các thiết bị và chất nổ đẩy xung quanh một bãi phóng ở phía Tây Bắc nước này, cho thấy có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa vào không gian trong tương lai gần.
Một người dân Hàn Quốc theo dõi trên tivi một vụ phóng tên lửa được cho là từ tàu ngầm Triều Tiên. (Ảnh AP)
Quan chức Mỹ lo ngại Triều Tiên sẽ sử dụng công nghệ tương tự như công nghệ trong phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cho vụ phóng này.
Theo quan chức này, vụ phóng tên lửa có thể diễn ra trong vòng khoảng 2 tuần tới. Trong khi đó, nhà phân tích Joe Bermude- một trong những nhà sáng lập Công ty phân tích tình báo AllSource Analysis của Mỹ, cũng cho biết Triều Tiên đang tăng cường hoạt động chuẩn bị trang thiết bị, đặc biệt vào ban đêm tại bãi phóng vệ tinh Sohae, ở phía Tây Bắc nước này.
Giới phân tích của Dự án Giám sát Triều Tiên của Trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ cũng nhận định về khả năng Triều Tiên sắp tới sẽ phóng tên lửa.
Trước đó, Hàn Quốc ngày 28/1 kêu gọi Triều Tiên kiềm chế khi có thông tin nước này chuẩn bị phóng thử tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối bình luận khi hãng Thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin về hoạt động chuẩn bị phóng tên lửa của Triều Tiên.
Nguồn tin Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên có thể tiến hành thử tên lửa tầm xa "một cách bất ngờ," song đến nay Bình Nhưỡng chưa tuyên bố vùng cấm tàu thuyền trên biển để chuẩn bị cho vụ phóng.
Phản ứng trước diễn biến mới này, Trung Quốc ngày 28/1 cũng thể hiện quan ngại. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh, Trung Quốc đang theo dõi rất sát sao tình hình Triều Tiên, đồng thời hy vọng các bên liên quan sẽ không có hành động gây khiêu kích. Bà Hoa Xuân Doanh khẳng định Trung Quốc luôn đề cao mục tiêu phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên:
"Chúng tôi cho rằng vụ thử hạt nhân mới đây của Triều Tiên đã làm gia tăng tình hình phức tạp trên Bán đảo Triều Tiên và trong khu vực Đông Bắc Á. Trung Quốc quan ngại sâu sắc trước các diễn biến mới trong khu vực. Chúng tôi hy vọng các bên kiềm chế và tránh làm gia tăng tình hình căng thẳng hiện nay."
Những thông tin và cảnh báo của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa hạ nhiệt sau vụ thử hạt nhân mới nhất hôm 6/1, mà Triều Tiên tuyên bố là một vụ thử bom nhiệt hạch (bom H).
Ngày 27/1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, trong đó nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh hơn đối với Triều Tiên. Theo các nhà ngoại giao, vì Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu dầu mỏ chính sang Triều Tiên, nên Mỹ được cho là đã đề xuất các biện pháp trừng phạt, trong đó có lệnh cấm vận dầu mỏ.
Tuy nhiên, Bắc Kinh lại quan ngại lệnh trừng phạt này sẽ ảnh hưởng xấu tới người dân Triều Tiên. Trong khi các cuộc thảo luận tại Liên hợp quốc về nghị quyết trừng phạt Triều Tiên diễn ra khó khăn, thì Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ ngày 28/1 đã phê chuẩn dự luật mở rộng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân, hồ sơ nhân quyền và các hoạt động trên không gian mạng của nước này.
Dự luật được thông qua với đa số ủng hộ và các thành viên của Ủy ban này cho biết, họ chờ đợi dự luật sẽ được toàn thể Thượng viện thông qua và được Tổng thống Barack Obama ký phê chuẩn thành luật./.
Hoàng Lê Tổng hợp
Theo_VOV
TT Putin không loại trừ không kích tại Syria để giúp Assad Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28-9 tuyên bố rằng Nga không loại trừ việc không kích để trợ giúp lực lượng Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống lại quân nổi dậy. "Chúng tôi đã tính tới việc (không kích) này. Chúng tôi không loại trừ bất cứ phương án nào. Nhưng nếu hành động, chúng tôi sẽ hoàn toàn tôn trọng quy...