Syria tiêu diệt hàng loạt phiến quân IS tại sân bay chiến lược ở Palmyra
Ngày 26-12, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào sân bay quân sự chiến lược T4, ở vùng nông thôn phía tây của Palmyra, nhằm vào vị trí của quân đội Ả Rập Syria (SAA) gần căn cứ Abandoned và đồi Sharah Hills.
Pháo binh quân đội Syria tấn công trên chiến trường Palmyra
Theo nguồn tin, sau khi nhóm khủng bố tiến hành một loạt các cuộc tấn công thất bại vào vị trí quân chính phủ ở phía bắc đồi Sharah, chúng tiếp tục tiến đánh binh lính Syria ở phía tây khu Badiyah của Palmyra.
Mặc dù phiến quân IS tung ra lực lượng mạnh nhất, nỗ lực hết sức nhằm áp đảo các đơn vị của SAA, song sau 4 giờ giao chiến ác liệt vào chiều 26-12, cuối cùng các tay súng Hồi giáo cực đoan cũng bị đẩy lui khỏi khu vực.
“Nhờ vào tinh thần chiến đấu quả cảm, cùng với một lực lượng dồi dào, luôn sẵn sàng đương đầu với mọi cuộc tấn công của phiến quân, binh sĩ Syria đã đánh bật các tay súng cực đoan khỏi khu vực, sau 4 giờ giao chiến căng thẳng”, một phóng viên có mặt tai chiến trường kể lại.
Nguồn tin quân sự tại sân bay quân sự T4 cho biết, trong trận chiến này, lực lượng vũ trang Damascus đã tiêu diệt 25 phần tử thánh chiến, phá hủy ít nhất 2 xe tăng, 3 xe bọc thép được trang bị súng máy chống máy bay của phiến quân.
Theo các báo cáo chiều 26-12, chỉ trong hai tuần qua, tại chiến trường ở sân bay quân sự T4, tổ chức khủng bố IS đã phải chịu tổn thất lớn, khi 225 tay súng cực đoan được ghi nhận đã thiệt mạng, hàng trăm tên bị thương, đồng thời các cuộc tấn công quy mô lớn của chúng đều bị quân đội Syria chặn đứng thành công, phiến quân IS không đạt được bất kỳ chiến thắng đáng kể nào.
Theo Hoàng Nguyễn/ Al-Masdar News
An ninh thủ đô
Năm 2016 qua ảnh
Chiến sự ác liệt ở Syria, cuộc vượt biển của những người di cư, những vụ khủng bố chấn động châu Âu hay cái bắt tay lịch sử của Obama và Trump là những hình ảnh đáng nhớ năm 2016.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Obama rơi lệ khi phát biểu tại Nhà Trắng về bạo lực do súng đạn gây ra. Ảnh: New York Times
Nidhi Chaphekar (phải), 40 tuổi, một tiếp viên của hãng hàng không Jet Airways, người Ấn Độ, hoảng loạn khi bị thương và quần áo rách toạc sau những vụ nổ ở sân bay Brussels, Bỉ ngày 22/3.
Các phần tử Hồi giáo cực đoan đã đặt bom tại sân bay và tàu điện ngầm của Brussels, làm ít nhất 34 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Ảnh: Reuters
Chuyên cơ Không lực Một chở Tổng thống Obama và gia đình bay qua một khu dân cư ở thủ đô Havana, Cuba, khi sắp hạ cánh xuống sân bay thành phố ngày 20/3. Ông Obama đã ghi danh vào lịch sử là tổng thống Mỹ tại nhiệm đầu tiên tới thăm Cuba kể từ thời cố tổng thống Calvin Coolidge năm 1928. Ảnh: Reuters
Chiến dịch truy quét ma túy của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khiến nhà tù xập xệ ở thủ đô Manila càng trở nên quá tải. Các tù nhân nằm ngủ chen chúc ở bất kỳ khoảng trống nào có thể. Ảnh: New York Times
Những người đàn ông vội vã bế những đứa trẻ sơ sinh qua đống đổ nát sau cuộc không kích ở vùng Salihin, thuộc thành phố Aleppo, Syria ngày 11/9. Ảnh: AFP
Một binh sĩ Iraq nã pháo trong cuộc tấn công nhằm tái chiếm thành phố Falluja từ tay phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) hồi tháng 5. Diện tích lãnh thổ IS kiểm soát trong năm 2016 giảm 16%. Ảnh: Reuters
Con búp bê nằm bên cạnh thi thể nạn nhân sau khi một chiếc xe tải lao vào đám đông xem bắn pháo hoa ở thành phố Nice nhân ngày quốc khánh Pháp 14/7. 86 người đã thiệt mạng và hơn 430 người bị thương. Đây là vụ tấn công khủng bố thứ ba ở Pháp trong hai năm qua. Ảnh: Reuters
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau trận động đất ở làng Amatrice, Italy, ngày 1/9. Cơn địa chấn mạnh 6,2 độ Richter làm rung chuyển miền trung Italy ngày 24/8, khiến 292 người thiệt mạng. Ảnh: EPA
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Hillary Clinton phát biểu tại thủ đô Washington ngày 16/9 khi quay lại chiến dịch tranh cử sau một thời gian nghỉ ngơi vì bệnh viêm phổi. Ảnh: EPA
Ông Donald Trump đứng lên ghế nói chuyện với đám đông tại cuộc vận động tranh cử ngày 6/9 ở Greenville, North Carolina. Ảnh: AP
Người di cư, hầu hết là từ Eritrea, nhảy xuống biển từ một con thuyền gỗ quá tải trong hoạt động cứu hộ ngoài khơi Libya ngày 29/8. Theo cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc, với gần 5.000 người thiệt mạng hoặc mất tích, đây là năm tồi tệ nhất về số người di cư và tị nạn vượt Địa Trung Hải để chạy trốn chiến tranh, đói nghèo và khủng bố. Ảnh: AP
Tổng thống Barack Obama bắt tay tổng thống đắc cử Donald Trump khi họ lần đầu gặp nhau tại phòng Bầu dục, Nhà Trắng, hôm 10/11, sau khi tỷ phú đánh bại đối thủ Hillary Clinton trong cuộc bỏ phiếu trước đó hai ngày. Ảnh: AP
Vụ cháy rừng ở Nam California, Mỹ ngày 17/8 khiến hàng nghìn người phải sơ tán và gần 150 km2 rừng bị thiêu rụi. Ảnh: AP
Những người đứng chờ linh cữu của cố chủ tịch Cuba Fidel Castro trên đường đến tỉnh Santiago de Cuba vào sáng sớm 3/12. Ông Fidel qua đời tối 25/11 tại thủ đô Havana ở tuổi 90. Ảnh: New York Times
Tay súng Mevlut Mert Altintas, 22 tuổi, hét lên sau khi bắn chết đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov trước mặt đông đảo quan khách trong một cuộc triển lãm ở Ankara ngày 19/12. Hung thủ, một thành viên của lực lượng cảnh sát chống bạo động, sau đó bị tiêu diệt ngay tại chỗ. Ảnh: AP
Anh Ngọc
Theo VNE
Các thế lực có thể giật dây kẻ ám sát đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Một số giả thuyết được đặt ra về thế lực đứng sau vụ ám sát đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm phong trào Gulen, các nhóm Hồi giáo cực đoan hay lực lượng người Kurd. Mevlut Mert Altintas, hung thủ ám sát đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP Moscow và Ankara đến nay đều đồng tình cho...