Syria, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục “tố” nhau sau vụ chặn giữ máy bay
Syria tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ cư xử thô bạo với đội bay sau khi buộc họ phải hạ cánh xuống sân bay Ankara, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng tố ngược Syria vi phạm các quy định hàng không dân dụng của nước này.
Máy bay dân dụng của Syria được phép cất cánh trở lại sau 9 tiếng bị buộc phải dừng lại ở sân bay Esenboga.
Những cáo buộc lẫn nhau được hai bên đưa ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ buộc một máy bay chở khách của Syria phải hạ cánh xuống sân bay Esenboga ở Ankara để kiểm tra an ninh. Chiếc máy bay này được lệnh hạ cánh khẩn cấp khi đang trên đường từ Mátxcơva về thủ đô Damascus của Syria.
Trong cáo buộc mới nhất ngày 11/10, hãng hàng không quốc gia Syria tố cáo giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã “ngược đãi” đội bay nhưng không nói cụ thể hành vi ngược đãi đó là gì.
“Giới hữu trách Thổ Nhĩ Kỳ đã có hành động ngược đãi đội bay trước khi cho phép máy bay của họ cất cách rời sân bay Ankara”, Giám đốc hãng hàng không SyrianAir, ông Aida Abdel Latif, cho hay.
Theo các nguồn tin do phía Syria cung cấp, toàn bộ đội bay và hành khách đã phải đợi 9 tiếng trong sân bay Esenboga để chờ các nhân viên an ninh Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất các thủ tục kiểm tra. Sau đó, những người này đã được phép bay về Damascus nhưng một số kiện hành lý đã bị phía Thổ Nhĩ Kỳ giữ lại để tiến hành kiểm tra kỹ hơn.
Chiếc máy bay bị buộc phải hạ cánh do phía Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ trên máy bay chở vũ khí tiếp viện của Mátxcơva cho Damascus. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy trên máy bay không hề có các mặt hàng cấm như Ankara nghi ngờ.
“Máy bay của chúng tôi không chở bất cứ vật liệu trái phép nào. Trong quá trình kiểm tra rõ ràng chỉ có hành lý dân dụng với trang thiết bị điện tử hợp pháp và đã được đăng ký chính thức”, ông Aida Abdel Latif khẳng định với báo giới ở thủ đô Damascus.
Tuy nhiên, Ankara đã biện giải cho hành động của mình bằng lập luận máy bay của Syria vi phạm các quy định hàng không dân dụng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
“Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi công hàm phản đối tới lãnh sự quán Syria ở thành phố Istanbul về việc máy bay Syria vi phạm các quy định hàng không dân dụng”, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Cũng theo quan chức trên, khi kiểm tra các kiện hành lý trên máy bay, nhân viên an ninh hàng không sân bay thấy trên một số kiện hàng đề địa chỉ nơi nhận là Bộ Quốc phòng Syria. Vì vậy, họ hoàn toàn có quyền thu giữ và kiểm tra các kiện hàng này nhằm đảm bảo không để lọt hàng cấm chuyển cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết đang tiếp tục cho kiểm tra kỹ thành phần bên trong các kiện hàng bị giữ lại và sẽ sớm hoàn trả cho phía Syria nếu như không phát hiện thấy các mặt hàng khả nghi.
Theo Dantri
Phản ứng của Mỹ, thế giới sau vụ đại sứ chết
Tổng thống Barack Obama nói, vụ tấn công khiến đại sứ Mỹ tại Libya và 3 công dân Mỹ thiệt mạng là "vô nhân đạo". Ông thề truy lùng thủ phạm đồng thời ra lệnh siết chặt an ninh ngoại giao toàn cầu.
Đại sứ Christopher Stevens và những người Mỹ khác thiệt mạng sau khi các tay súng Hồi giáo tấn công lãnh sự quán Mỹ và một ngôi nhà an toàn ở Benghazi vào tối 11/9. Những kẻ tấn công là một phần của một đám đông hỗn tạp đổ lỗi cho Mỹ về bộ phim mà họ cho rằng xúc phạm Nhà tiên tri Mohammad.
Với người Hồi giáo, bất cứ một sự miêu tả Nhà Tiên tri nào đều là báng bổ và hình biếm họa của Nhà Tiên tri trong quá khứ từng làm nổ ra các cuộc biểu tình khắp thế giới Hồi giáo. Giới truyền thông Mỹ nói, bộ phim do một người Mỹ gốc Israel sản xuất. Các đường link internet cho thấy đó là Sam Bacile, một cái tên có thể có nguồn gốc Ai Cập.
Tấn công có tổ chức?
Bạo lực ở phía đông thành phố, cái nôi của phong trào nổi dậy chống Gaddafi - phong trào được Mỹ ủng hộ, diễn ra vào thời điểm Mỹ tưởng niệm 11 năm ngày bị khủng bố tấn công.
Một cuộc tấn công khác cũng xảy ra tại đại sứ quán Mỹ ở Cairo, với những người biểu tình - gồm cả người Hồi giáo và các cổ động viên bóng đá trong độ tuổi thiếu niên, giật và đốt quốc kỳ Mỹ.
Stevens, 52 tuổi, trở thành đại sứ Mỹ đầu tiên bị giết trong một cuộc tấn công kể từ khi ông Adolph Dubs, phái viên Mỹ tại Afghanistan, thiệt mạng trong một âm mưu bắt cóc năm 1979.
Các quan chức chính phủ Mỹ cho rằng vụ tấn công ở Benghazi có thể đã được lên kế hoạch từ trước và có nhiều dấu hiệu cho thấy các thành viên của một nhóm chiến binh tự xưng là Ansar al Sharia (những người ủng hộ luật Hồi giáo) có thể có liên quan.
Cũng theo các quan chức này, tin tức trong vùng cho thấy các thành viên của một nhánh Al Qaeda tại Bắc Phi - nhóm Hồi giáo Maghreb cũng có dính líu. "Nó mang dấu ấn của một cuộc tấn công có tổ chức", một quan chức Mỹ nói.
Một quan chức Mỹ nói Washington đã ra lệnh sơ tán toàn bộ các nhân viên Mỹ từ Benghazi tới Tripoli và giảm số lượng nhân viên tại thủ đô của Libya tới mức khẩn cấp.
Quân đội Mỹ điều hai tàu khu trục hải quân tới bờ biển Libya, giúp chính quyền của Tổng thống Obama có thể dễ dàng tiến hành bất cứ hành động nào trong tương lai nhằm vào các mục tiêu của Libya. Quân đội cũng phái một đội an ninh chống khủng bố thuộc quân đoàn thủy quân lục chiến tới Libya để tăng cường an ninh.
Bạo lực dễ lây lan
Bạo lực ở Benghazi và Cairo có khả năng lan sang các quốc gia Hồi giáo khác.
Cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông biểu tình bên ngoài đại sứ quán Mỹ ở Tunisia và hàng trăm người tụ tập phía trước đại sứ quán Mỹ ở Sudan. Tại Morocco, hàng chục người biểu tình đốt cờ Mỹ và hô vang các khẩu hiệu gần lãnh sự quán Mỹ tại Casablanca.
Tổng thống Mỹ tuyên bố, thế giới phải đoàn kết chống lại những hành động tàn bạo như vụ tấn công ở Libya. Nhà lãnh đạo này cũng ra lệnh tăng cường an ninh tại các khu vực ngoại giao Mỹ trên toàn cầu.
Lãnh sự quán Mỹ ở Libya bị phóng hỏa
Lãnh đạo Libya Mohammed Magarief đã xin lỗi Mỹ về vụ tấn công.
Về vụ tấn công khiến đại sứ Mỹ thiệt mạng tại Libya, Nga đã bày tỏ lo ngại sâu sắc đồng thời nhấn mạnh thế giới phải hợp tác chống lại "con quỷ khủng bố". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói, ông bị sốc về vụ việc xảy ra và chuyển lời chia buồn tới các nạn nhân.
Vụ tấn công sẽ làm Mỹ thay đổi quan điểm?
Những vụ tấn công mới xảy ra có thể làm thay đổi thái độ của Mỹ với làn sóng cách mạng khắp thế giới Ả rập, vốn lật đổ các nhà lãnh đạo ở Ai Cập, Libya và Tunisia và đưa lực lượng Hồi giáo lên nắm quyền.
Bạo lực cũng tác động tới cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ vào 6/11 tới.
Ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney, đối thủ của Tổng thống Obama trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, đã chỉ trích phản ứng của Tổng thống về vụ việc vừa qua. Mitt Romney nói, những gì xảy ra làm cho Obama trông yếu ớt khi người biểu tình tấn công các phái bộ Mỹ
Vụ tấn công nhằm vào người Mỹ ở Libya làm dấy lên những câu hỏi về tương lai sự hiện diện ngoại giao của Mỹ tại Libya, mối quan hệ giữa Washington và Tripoli và tình hình an ninh bất ổn ở Libya sau khi Gaddafi bị lật đổ.
Các nhân chứng cho hay, trong đám đông tấn công lãnh sự quán Mỹ có cả thành viên bộ lạc, các tay súng, chiến binh. "Những người biểu tình đi quanh khu nhà để tìm người Mỹ, họ chỉ muốn tìm một người Mỹ và họ sẽ bắt một người".
Theo VNN
Đặc nhiệm Mỹ tới Libya sau vụ sát hại đại sứ Hôm qua, Mỹ đã quyết định điều hai tàu khu trục tới Libya và phái cử một nhóm đặc nhiệm thủy quân lục chiến tăng cường an ninh cho Đại sứ quán tại thủ đô Tripoli sau vụ Đại sứ nước này bị sát hại ở Benghazi. Quyết định điều động các tàu chiến trên và một đơn vị gồm khoảng 50 lính...