Syria: Số ca tử vong hàng tháng do nội chiến thấp nhất trong 9 năm
Trong tháng Ba vừa qua, Syria ghi nhận 103 dân thường thiệt mạng trong cuộc nội chiến của nước này, mức thấp nhất hàng tháng kể từ khi xung đột nổ ra vào năm 2011.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Damascus, Syria ngày 29/3/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 1/4, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết tháng Ba vừa qua ghi nhận 103 dân thường thiệt mạng trong cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông này và đây là tổng số ca tử vong không do tham chiến ở mức thấp nhất ghi nhận hàng tháng kể từ khi xung đột nổ ra vào năm 2011.
SOHR nêu rõ trong 103 nạn nhân nói trên, có 51 người thiệt mạng do các vụ nã pháo và không kích. Số ca còn lại tử vong hoặc do các vật liệu nổ còn sót lại hoặc do các nguyên nhân chưa xác định.
Số dân thường thiệt mạng trong cuộc nội chiến tại Syria hồi tháng Hai năm nay là 275 người, cao hơn 2 lần so với con số ghi nhận trong tháng Ba vừa qua, do thời điểm đó quân chính phủ Syria vẫn đang tiến hành cuộc tấn công quyết liệt nhằm xóa sổ thành trì lớn cuối cùng của lực lượng phiến quân tại đây.
Theo SOHR, cuộc nội chiến kéo dài dai dẳng 9 năm qua ở Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 380.000 người.
Video đang HOT
Tổng số dân thường tử vong ở mức cao nhất tính theo tháng là 1.590 người được ghi nhận hồi tháng 7/2016 khi các phiến quân và quân chính phủ Syria giao chiến tại tỉnh Aleppo miền Bắc nước này.
Đầu tháng Ba vừa qua, Damascus đã ngừng tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào các tay súng phiến quân và các phần tử thánh chiến ở miền Tây Bắc Syria sau khi lệnh ngừng bắn giữa Nga – đồng minh của Syria – và Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực từ sáng 6/3.
Chiến dịch tấn công nhằm vào các thành trì của các phiến quân và phần tử thánh chiến đã khiến gần 1 triệu người tại Tây Bắc Syria phải rời bỏ nhà cửa kể từ tháng 12 năm ngoái, làm gia tăng sức ép đối với các khu định cư thiếu thốn điều kiện sống vốn đầy chật các gia đình phải sơ tán do hàng loạt cuộc giao tranh trước đó.
Số phận của những người dân trên đang trở thành mối quan tâm chính đối với các tổ chức cứu trợ trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát tại Syria.
Tính đến trưa 1/4, nước này ghi nhận 2 ca tử vong trong tổng số 10 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Liên hợp quốc kêu gọi các bên liên quan thực thi lệnh ngừng bắn toàn quốc nhằm ứng phó với dịch bệnh này, trong khi các nhóm cứu trợ cảnh báo nguy cơ thảm họa y tế nếu đại dịch COVID-19 lan tới các lều trại tạm trú của những người mất nhà cửa vốn đã quá tải hoặc các nhà tù có số lượng lớn tù nhân./.
Minh Tâm
Gần 100.000 người trên thế giới hết bệnh COVID-19
Trung Quốc là quốc gia có số người khỏi bệnh COVID-19 cao nhất thế giới, với 72.703 người. Kế đến là các nước Iran, Ý, Hàn Quốc.
Những đứa trẻ Syria đang chỉ tay vào bảng hướng dẫn 7 bước ngăn lây lan COVID-19 tại một trại dành cho những người không có chỗ trú ẩn ở tỉnh Aleppo, Syria ngày 22-3 - Ảnh: AFP
Theo cập nhật của Hãng tin AP , tính đến ngày 23-3, trên thế giới đã có hơn 335.000 ca bệnh COVID-19, trong đó có hơn 14.400 ca tử vong. Tuy nhiên, có một thông tin tích cực được ghi nhận: Số người hồi phục đã đạt gần 100.000 người.
Còn theo Worldometers - trang web mà theo đánh giá của The Jerusalem Post là một trong các trang web hàng đầu cập nhật liên tục số liệu về COVID-19, trên thế giới đã có 99.011 người hồi phục (tính đến 12h ngày 23-3).
Trong đó, Trung Quốc là quốc gia có số người hồi phục nhiều nhất thế giới, với 72.703 người. Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 81.093 ca nhiễm và 3.270 ca tử vong. Như vậy, số ca hồi phục chiếm tỉ lệ rất cao.
Tính đến cuối ngày 22-3, Trung Quốc chỉ ghi nhận 1 ca lây nhiễm trong cộng đồng địa phương trong 4 ngày liên tục. Còn các ca nhiễm tăng thêm khác đều là "nhập" từ nước ngoài.
Tại tâm dịch Vũ Hán, nhà chức trách đã nới lỏng một số biện pháp phong tỏa. Vũ Hán vẫn còn là khu vực được xếp vào diện có nguy cơ lây nhiễm cao, nhưng các thành phố khác thuộc tỉnh Hồ Bắc hiện được xếp vào diện có nguy cơ thấp.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 22-3, Tiêu Phục Thanh, người đứng đầu Phòng nông nghiệp nông thôn tỉnh Hồ Bắc, cho biết với việc thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, tình hình ở các khu vực nông thôn của tỉnh Hồ Bắc đang cải thiện, theo Tân Hoa xã.
Các quốc gia thuộc nhóm có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới cũng đã ghi nhận nhiều ca hồi phục, đặc biệt là Ý và Iran. Cụ thể: Ý có 59.138 ca nhiễm, nhưng đã có 7.024 ca hồi phục. Còn Iran có 21.638 ca nhiễm, nhưng đã có 7.913 ca hồi phục.
Trong khi đó, đã có những dấu hiệu cải thiện tại Hàn Quốc, quốc gia từng ghi nhận số ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới (sau Trung Quốc) trong những ngày đầu khi dịch COVID-19 vẫn còn chưa lây lan nhanh ở châu Âu.
Nước này có 8.961 ca nhiễm, nhưng hiện có 3.166 ca hồi phục. Hãng tin Yonhap ngày 23-3 cho hay một nữ bệnh nhân 93 tuổi ở nước này vừa hồi phục hoàn toàn và xuất viện. "Đây là bệnh nhân lớn tuổi nhất trong số các bệnh nhân COVID-19 hồi phục" - một quan chức tại thành phố Gyeongsan, gần Daegu, thông tin.
Riêng Nepal là một trường hợp đặc biệt. Nước này có 1 người nhiễm và đến nay người này đã hồi phục. Đây cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới hiện tất cả ca nhiễm đều hồi phục.
Cuối tuần trước, chính phủ nước này đã quyết định đóng cửa tất cả tuyến biên giới trên bộ với Trung Quốc ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam trong một tuần bắt đầu từ ngày 23-3.
BÌNH AN
Quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn tên lửa vào sân bay ở Aleppo của Syria Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công sân bay quân sự Nayrab của Syria ở tỉnh Aleppo, khiến cho cơ sở này không còn sử dụng được, theo hãng thông tấn nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Reuters, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã leo thang các hành động quân sự với Syria kể từ ngày 27/2, sau khi 33...