Syria sắp trưng cầu về hiến pháp mới
Trung Quốc hy vọng về một giải pháp hòa bình và thỏa đáng cho tình hình Syria
Quân đội Syria hôm 16-2 đã tấn công vào thành phố Deraa trong nỗ lực trấn áp lực lượng nổi dậy, theo lời cư dân thành phố và các nhà hoạt động đối lập. Thành phố sát biên giới với Jordan này là nơi cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad bắt đầu vào tháng 3-2011.
Tổng thống Assad xoa dịu dư luận
Cuộc tấn công này diễn ra theo sau những nỗ lực tương tự của quân đội chính phủ tại các thành phố Hama và Homs. Nó cũng diễn ra 1 ngày sau khi ông Assad quyết định tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp mới vào ngày 26-2 trong nỗ lực xoa dịu sự phẫn nộ trước tình trạng đổ máu đang diễn ra ở nước này.
Đài truyền hình nhà nước Syria cho biết bản dự thảo hiến pháp này đã bỏ điều 8 – tuyên bố Đảng Baath cầm quyền là “lãnh đạo của nhà nước và xã hội”. Động thái này cho phép thiết lập một hệ thống chính trị dân chủ đa đảng. Ngoài ra, theo dự thảo hiến pháp mới, tổng thống Syria phải là một người Hồi giáo và chỉ được phép đảm nhận cương vị này tối đa 2 nhiệm kỳ 7 năm. Dù vậy, hiện chưa rõ quy định mới này có được áp dụng cho ông Assad, người đang trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình, hay không.
Video đang HOT
Khói bốc lên từ một đường ống dẫn dầu bị trúng bom ở Homs hôm 15-2. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, dự thảo hiến pháp mới quy định các chính đảng mới không thể được lập dựa trên tôn giáo hoặc lợi ích khu vực. Quy định này dường như nhằm ngăn cản phong trào Anh em Hồi giáo bị cấm hoạt động hoặc các đảng người Kurd đang đòi quyền tự trị tham gia chính trường. Các cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra trong vòng 90 ngày sau khi dự thảo hiến pháp này được thông qua.
Các thủ lĩnh đối lập ở Syria và phương Tây ngay lập tức đã lên tiếng bác bỏ việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân nói trên. Ông Melhem al-Droubi, một thành viên của Hội đồng Quốc gia Syria đối lập và phong trào Anh em Hồi giáo, tuyên bố: “Sự thật là ông Bashar al-Assad đã gia tăng sự giết chóc ở Syria. Ông ta đã mất tính hợp pháp và chúng tôi không quan tâm đến những hiến pháp thối rữa của ông ta, cho dù cũ hoặc mới”. Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng cho rằng sự tồn tại của chế độ Assad chỉ còn tính bằng ngày.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu
Trên mặt trận ngoại giao, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc dự kiến trong ngày 16-2 (giờ New York) bỏ phiếu về một dự thảo nghị quyết không mang tính ràng buộc về vấn đề Syria. Nghị quyết này lên án mạnh mẽ việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Syria, đồng thời ủng hộ kế hoạch được Liên đoàn Ả Rập đưa ra để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 11 tháng qua. Những người ủng hộ hy vọng dự thảo nghị quyết này sẽ được thông qua với tỉ lệ phiếu thuận cao nhằm phát đi một thông điệp mạnh mẽ đến chế độ của ông Assad.
Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực trung gian để chấm dứt 11 tháng đổ máu ở Syria khi quyết định cử Thứ trưởng Ngoại giao Trác Quân đến Damascus trong 2 ngày 17 và 18-2. Theo hãng tin AP, ông Trác Quân chính là người đã gặp một phái đoàn đối lập Syria tại Bắc Kinh vào tuần rồi. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cho biết lịch trình của ông Trác Quân vẫn đang được sắp xếp và hiện chưa có thông tin về việc ông sẽ gặp ai tại Syria. Ông Dân nói: “Tôi tin rằng thông điệp của chuyến thăm này là Trung Quốc hy vọng về một giải pháp hòa bình và thỏa đáng cho tình hình Syria, đồng thời phía Trung Quốc sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc dàn xếp này”.
Theo Người Lao Động
Điều gì xảy ra tiếp theo ở Syria?
Các diễn biến về khủng hoảng ở Syria đang đặt ra ba câu hỏi quan trọng: Điều gì có thể sẽ diễn ra tại nước này? Mỹ sẽ hành động như thế nào và bất ổn sẽ tác động ra sao đến toàn khu vực?
Nhà báo Mỹ Fareed Zakaria đã tìm lời giải cho các câu hỏi này trong một bài viết thể hiện góc nhìn của ông đăng trên CNN.
Các nhà hoạt động nói rằng lực lượng chính phủ Syria đang thực hiện các cuộc tấn công mới vào thành phố Homs.
Điều gì sẽ xảy ra ở Syria?
Tổng thống Bashar al-Assad đã rút ra một bài học đáng tiếc từ phong trào Mùa Xuân Ảrập: Không từ bỏ; không nhượng bộ, không để lộ điểm yếu. Trong mắt ông này, lãnh đạo Ai Cập Hosni Mubarak đã do dự trong phản ứng đối với biểu tình và kết cục là ở trong tù. Đại tá Muammar Gaddafi của Libya không tàn nhẫn đủ độ và kết cục là mất mạng. Al-Assad đã chọn cách trấn áp thẳng tay.
Nếu bạn nghiên cứu lịch sử, bạn sẽ thấy rằng phần lớn các hành xử hung bạo đều không mang lại hiệu quả. Lịch sử cũng cho thấy, Assad có thể thành công, ngoại trừ một thực tế: chính phủ Syria đang suy yếu và bị cô lập thực sự. Họ không có tiền trong khi nước bảo trợ chính lại là Iran, quốc gia cũng đang oằn mình hứng chịu cấm vận. Do vậy, câu hỏi đặt ra là liệu Syria có đủ năng lực tài chính cho các lực lượng an ninh kéo dài chiến dịch trấn áp biểu tình?
Vì những lý do đó, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc nội chiến cấp độ thấp ở Syria trong tương lai. Chính phủ sẽ không thể dẹp bỏ triệt để làn sóng nổi dậy. Phe đối lập cũng không thể lật đổ hoàn toàn chính phủ. Thế bế tắc sẽ tiếp tục trong một thời gian dài.
Mỹ sẽ làm gì?
Mỹ sẽ cố gắng giúp các lực lượng dân chủ và tự do ở Syria. Nhưng chúng ta không biết phe đối lập chính xác là ai. Liệu họ có ủng hộ dân chủ? Chúng ta chỉ biết rằng, họ phản đối một chính quyền hà khắc. Điều này dẫn đến một chút ủng hộ từ Mỹ, nhưng phía Mỹ cần phải tìm hiểu thêm.
Thời điểm này, Mỹ nên tiếp tục cô lập chế độ Syria. Nước này sẽ giúp phe đối lập Syria về chính trị và có lẽ cả về kinh tế. Tuy nhiên, tôi không ủng hộ việc trang bị vũ khí cho quân nổi dậy hoặc bất kỳ một kiểu can thiệp quân sự nào từ phía Mỹ. Đó là việc rất mạo hiểm và chưa rõ liệu can thiệp quân sự có thành công.
Trước hết, một sự can thiệp như vậy sẽ bị xem là đơn phương. Nó sẽ rất khác với tình huống dẫn đến sự can thiệp ở Libya - vốn theo sau Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia Libya, Liên đoàn Ảrập, và Liên Hợp Quốc chẩn thuận cho hành động đó.
Điều cần thận trọng là khi nào và nơi nào Mỹ dùng đến sức mạnh quân sự của mình. Đó phải là ở những nơi mà Mỹ cảm thấy chi phí không cao, nguy hiểm không lớn, và có thể thành công. Không lợi gì khi tham gia vào một chiến dịch quân sự mà rồi sẽ thất bại, và cuối cùng là vô ích, thậm chí còn tác động ngược trở lại.
Bất ổn ở Syria sẽ ảnh hưởng thế nào?
Đối với khu vực và trên toàn cầu, các hậu quả của một cuộc nội chiến cấp độ thấp ở Syria là hạn chế. Syria không phải là một quốc gia sản xuất dầu. Nước này cũng không nằm ngay cạnh Eo biển Hormuz nên không là một tuyến tiếp tế quan trọng. Syria thậm chí đang bị cô lập.
Trong thế giới thương mại, toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, sự bất ổn chính trị ở một nước thường có xu hướng bị cô lập. Trên thực tế, trong thời kỳ Chiến tranh Iraq, những hỗn loạn ở nước này không hề ảnh hưởng đến các nền kinh tế Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ hay Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất. Tất cả những nước này đều nằm trong khoảng 45 phút bay từ Iraq. Nhưng trong khi Iraq gần như tan chảy, các nước láng giềng vẫn phát triển phồn thịnh. Có thể nói, tác động duy nhất của Cuộc chiến Iraq đến các nền kinh tế đó là làm tăng giá bất động sản ở Amman, Dubai và Istanbul bởi dòng người Iraq ồ ạt kéo đến mua nhà.
Tương tự, chúng ta sẽ không chứng kiến những hậu quả lớn của bạo lực ở Syria đối với khu vực và thế giới. Duy nhất chịu ảnh hưởng thực sự là Iran, nước hoàn toàn ủng hộ chế độ Assad.
Các chế độ hà khắc thường bắt đầu suy thoái khi những chia rẽ nội tại bùng nổ. Đến thời điểm này, điều đó chưa xuất hiện ở Syria. "Thành trì" của chế độ vẫn còn nguyên vẹn.
Nhưng với xu hướng đào ngũ gia tăng cùng với những rạn nứt bên trong bộ máy tình báo và giới chóp bu kinh doanh thì bạn sẽ biết rằng hồi kết sắp đến. Lúc đó, Mỹ có thể muốn đánh giá lại các lựa chọn của mình.
Tuy nhiên, dù chế độ Assad đang quyết liệt trấn áp biểu tình và Syria đang là một mớ hỗn độn thì nước này thời hậu Assad thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều. Syria có thể kết thúc như một phiên bản cực đoan của Libya.
Theo VietNamNet
Quân đội Syria "sắp dùng vũ khí hóa học" Phe đối lập Syria cáo buộc chính quyền đang tính tới sử dụng vũ khí hóa học để trấn áp hoạt động chống đối ở thành phố Homs. Hiện trường một trong 2 vụ nổ ở Aleppo - Ảnh: AFP Báo Ha'aretz hôm qua dẫn các nguồn tin đối lập cho hay quân đội Syria đã chuyển một số lượng đáng kể lựu...