Syria sẵn sàng thảo luận việc từ chức của Tổng thống Assad
Động thái này nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu làm thiệt mạng hơn 23.000 người trong suốt 17 tháng qua tại Syria.
Tổng thống Bashar Al Assad.
Phó thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế Qadri Jamil thông báo, Syria đã sẵn sàng thảo luận việc từ chức của Tổng thống Bashar Al Assad nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu làm thiệt mạng hơn 23.000 người trong suốt 17 tháng qua.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Jamil cũng phủ nhận việc tổng thống Assad từ chức sẽ là điều kiện cho các cuộc đàm phán trong tương lai như phe chống đối cũng như Mỹ và các nước phương Tây yêu cầu.
Mỹ ngày 20/8 thông báo, sẽ nêu vấn đề trên trong cuộc họp với Đặc phái viên hòa bình của LHQ – Lakhdar Brahimi mặc dù ông Brahimi trước đó cho biết sẽ không ủng hộ ý tưởng này.
Video đang HOT
Mỹ đã tăng cường sức ép lên Syria sau khi Tổng thống Obama đe dọa sẽ phát động tấn công nếu Syria triển khai kho vũ khí hóa học mà nước này tháng trước đã thừa nhận sở hữu.
Trong một diễn biến khác, nguồn tin từ phe đối lập tại Syria tuyên bố, đã kiểm soát gần 2/3 thành phố phía Bắc Aleppo, tuy nhiên vẫn chưa có thông tin chính thức nào được đưa ra từ cả hai phía.
Một phóng viên truyền hình người Nhật ngày 20/8 đã bị bắn chết tại thành phố này. Đây là phóng viên nước ngoài đầu tiên bị thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giữa lực lượng chống đối và quân chính phủ trong tháng qua./.
Theo VOV
"Những người bạn của Syria" lặp lại kêu gọi gia tăng trừng phạt
Ngoại trưởng Anh William: "Việc các nước không ủng hộ trừng phạt chính quyền Syria đã khiến bạo lực và đổ máu tiếp diễn tại nước này".
Một hội nghị quốc tế nữa diễn ra ngày 6/7 tại Paris, Pháp, nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực đẫm máu đang kéo Syria lún sâu hơn vào cuộc khủng hoảng 16 tháng qua.
Cuộc họp không có sự tham gia của Nga và Trung Quốc, trong khi các nước phương Tây và Arab tiếp tục thúc giục các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, nhằm chấm dứt đổ máu tại Syria.
Phát biểu khai mạc Hội nghị mang tên "Những người bạn của Syria" diễn ra ngày 6/7 tại Paris, Tổng thống Pháp Fracois Hollande cho rằng, cuộc xung đột ở Syria đã trở thành mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhanh chóng hành động để thúc đẩy kế hoạch hòa bình 6 điểm của Đặc phái viên quốc tế Kofi Annan nhằm chấm dứt khủng hoảng tại nước này.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đọc diễn văn khai mạc hội nghị của nhóm "Những người bạn của Syria" ở Paris ngày 6/7 (Ảnh: AP)
Tổng thống Pháp đề xuất 5 cam kết đối với Syria, bao gồm các biện pháp trừng phạt chính quyền Damascus và viện trợ cho phe đối lập. Ông Fracois Hollande cũng hối thúc các nước ủng hộ thay đổi chế độ tại Syria, cho rằng Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi và cần phải thành lập một Chính phủ chuyển tiếp tại quốc gia Trung Đông này.Cũng như hội nghị Nhóm Hành động về Syria vừa qua tại Geneva (Thụy Sĩ), các nước phương Tây cho thấy, những thay đổi trong hướng tiếp cận tình hình Syria.
Phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nhấn mạnh: "Điều đầu tiên chúng ta phải bàn là biện pháp chấm dứt bạo lực đẫm máu tại Syria. Thứ hai là cam kết mạnh mẽ về giải pháp chính trị cho tình hình Syria thông qua việc chuyển giao quyền lực tại Syria như đặc phái viên Kofi Annan đề xuất và kế hoạch hòa bình của ông. Thứ ba là ý nguyện của người dân Syria phải được tôn trọng. Một tiến trình chuyền giao tại Syria sẽ phải do người dân Syria quyết định".
Ngoại trưởng Anh William Hague cũng nhấn mạnh rằng, việc các nước không ủng hộ trừng phạt chính quyền Syria đã khiến bạo lực và đổ máu tiếp diễn tại quốc gia Trung Đông này.
Ngoại trưởng William Hague nói: "Đây là hội nghị "Những người bạn của Syria" lớn nhất và chúng tôi kêu gọi ủng hộ việc thực hiện đầy đủ kế hoạch hòa giải của Đặc phái viên Kofi Annan. Kế hoạch này đã được nhất trí trên nguyên tắc và cần phải đưa nó vào hành động thực sự. Đến nay, Syria đang cần đến một chính phủ chuyển tiếp. Chúng ta đã ủng hộ tiến trình chuyển tiếp này và chúng ta phải thúc đẩy tiến trình này trong những tuần tới".
Đây là hội nghị "Những người bạn của Syria" lần thứ 3, sau cuộc họp trước đó tại Tunisia và Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Cả hai cuộc họp trước cũng vắng bóng các đại biểu của Nga và Trung Quốc và đều không thành công khi kêu gọi quốc tế có hành động cứng rắn hơn đối với chính quyền Bashar al-Assad.
Với hội nghị tại Paris, Nga và Trung Quốc cũng tuyên bố không tham dự hội và cáo buộc phương Tây đang tìm cách xuyên tạc các thoả thuận mà Nhóm Hành động về Syria đạt được ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 30/6 vừa qua. Về phía Mỹ, tại hội nghị lần này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề nghị các nước vận động Nga và Trung Quốc ủng hộ thúc ép Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ bỏ quyền lực.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói: "Chúng ta nên yêu cầu một nghị quyết trừng phạt Syria từ Hội đồng Bảo an và thực sự thực hiện nghị quyết này, ví dụ như trừng phạt về kinh tế khi áp dụng Chương 7 Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tôi cũng kêu gọi các bạn, tiếp xúc với Nga và Trung Quốc, nhằm thúc giục và yêu cầu họ ủng hộ quá trình chuyển giao chính trị tại Syria vì người dân Syria".
Các cuộc họp quốc tế về Syria đã liên tiếp diễn ra trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, kết quả đạt được chỉ là các tuyên bố và kêu gọi mạnh mẽ Syria chấm dứt bạo lực. Với hội nghị mang tên "Những người bạn của Syria" lần này, khả năng đi vào vết xe đổ của 2 hội nghị trước đó có thể diễn ra, khi Nga và Trung Quốc khẳng định quan điểm: "quyền quyết định tiến trình chuyển giao diễn ra như thế nào phải thuộc về người dân Syria, chứ không phải cho phép ai đó quyết định số phận của họ"./.
Theo VOV
Nga phản đối việc quyết định trước nội dung đối thoại tại Syria Nga tiếp tục ủng hộ kế hoạch hòa bình của ông Annan vì cho rằng đây là cách duy nhất để chấm dứt đổ máu tại Syria. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 27/6 cho rằng, kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Kofi Annan không nên quyết...