Syria nóng vì tên lửa đối không
Tên lửa vác vai hiện đã “tham chiến” ở Syria – Ảnh: Reuters
Xung đột ở Syria có thể thay đổi cục diện khi nhiều nguồn tin khẳng định lực lượng nổi dậy sở hữu 40 hệ thống tên lửa đối không.
Báo The Washington Post ngày 29.11 dẫn lời các quan chức tình báo phương Tây và Trung Đông cho biết lực lượng đối lập ở Syria gần đây đã tiếp nhận ít nhất 40 hệ thống tên lửa vác vai. Số vũ khí này được dùng để chống lại chiến đấu cơ của lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nếu đúng như vậy, quân đội chính phủ Syria sẽ không còn hoàn toàn chiếm ưu thế trên không như trước đây. Cuộc xung đột kéo dài 20 tháng qua có thể bước sang cục diện mới.
Vũ khí “thay đổi cuộc chơi”
Video đang HOT
Các thông tin trên được đưa ra sau khi một đoạn phim cho thấy một chiếc trực thăng vận tải Mi-8 của quân đội Syria bị trúng tên lửa khi đang bay trên bầu trời thành phố Aleppo vào ngày 27.11. Các chuyên gia quân sự Mỹ đã xem xét đoạn phim và xác nhận kích cỡ tên lửa, vệt khói cũng như vị trí máy bay bị bắn trúng hoàn toàn tương thích với một loại hỏa tiễn vác vai. Trước đó, vào đầu tháng 10, báo The Telegraph đưa tin một đoạn phim khác được tải lên internet cho thấy máy bay của quân đội Syria bị nổ tung giữa bầu trời vì trúng tên lửa. Ngoài ra, theo một số hình ảnh chưa xác định nguồn gốc, các tay súng thuộc Quân đội Syria Tự do (FSA) mang tên lửa phòng không SA-7 tại nhiều khu vực. Trong khi đó, ông Jeffrey White, cựu chuyên gia phân tích thuộc Cơ quan Tình báo quốc phòng của Lầu Năm Góc, nhận định rằng quân nổi dậy Syria có thể sở hữu nhiều hơn 30 – 40 hệ thống tên lửa vác vai. Ông đưa ra nhận định này bằng cách phân tích các hình ảnh được đưa lên những trang mạng đối lập tại Syria.
Chuyện tên lửa vác vai lọt vào tay quân nổi dậy Syria cũng từng được giới chức Nga đề cập vài lần. Ngày 6.11, Interfax dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định phe đối lập Syria có đến 50 hệ thống tên lửa Stinger do Mỹ sản xuất. Trước đó, vào tháng 10, Interfax đưa tin Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov tiết lộ các tay súng chống đối Damascus tiếp nhận nhiều hệ thống tên lửa vác vai Stinger, vốn do Mỹ sản xuất, nhưng chưa xác định rõ nguồn cung cấp. Tuy nhiên, giới chức Washington đã bác bỏ thông tin này.
Cuộc chiến sẽ ác liệt hơn
Thực tế, thông tin về việc phe nổi dậy Syria sở hữu tên lửa vác vai xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 7 khi Đài NBC đưa tin lực lượng FSA tiếp nhận khoảng 20 hệ thống này. Theo Đài NBC, nguồn cung cấp loại vũ khí trên có thể là Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út hoặc Qatar, do các nước này thường xuyên kêu gọi hỗ trợ quân sự cho phe đối lập Syria. Trong khi đó, tờ The Washington Post hôm qua dẫn lời giới chức tình báo Trung Đông đề cập Qatar cung cấp tên lửa vác vai và nhiều loại vũ khí khác cho quân nổi dậy Syria. Số vũ khí này được chuyển thông qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Theo báo The New York Times, những vũ khí đến tay phe nổi dậy Syria được mua bởi những lực lượng trung gian dưới sự giám sát của Qatar và Ả Rập Xê Út.
Phe chống đối Damascus sở hữu tên lửa vác vai mở ra khả năng “thay đổi cuộc chơi” ở Syria, đúng như ý muốn của nhiều bên. Thế nhưng, sự xuất hiện của chúng tại quốc gia đang chìm trong bất ổn này khiến các nước láng giềng cũng như phương Tây phải lo ngại nguy cơ số tên lửa lọt vào tay lực lượng khủng bố. Khi đó, nhiều máy bay dân sự có thể bị đe dọa.
Mặc dù còn lo ngại, nhưng theo báo The New York Times hôm qua đưa tin Washington hy vọng rằng xung đột tại Syria đã đến thời điểm bước ngoặt nên đang cân nhắc can thiệp sâu hơn vào nước này. Một trong những lựa chọn là trực tiếp cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy chứ không qua tay Qatar như lâu nay. Ngoài ra, báo The Telegraph cũng đưa tin Anh đã tỏ “dấu hiệu rõ ràng” rằng phương Tây sẵn sàng vũ trang cho phe nổi dậy Syria trong vài tháng tới. Như vậy, xung đột tại Syria sẽ diễn biến theo chiều hướng ác liệt hơn.
Theo TNO
Thượng nghị sĩ John Kerry sẽ nắm Lầu Năm Góc?
Giới chức Mỹ cho biết Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc đề cử Thượng nghị sĩ bang Massachusetts John Kerry, ứng cử viên tổng thống năm 2004, giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Thượng nghị sĩ John Kerry (phải) hỗ trợ Tổng thống Mỹ Barack Obama rất nhiều trong chiến dịch tranh cử vừa qua - Ảnh: AFP
Theo báo The Washington Post ngày 12.11, ông Kerry, người đã giúp ông Obama chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc tranh luận với ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mitt Romney, lâu nay được cho là để mắt đến vị trí của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Trong khi đó, có tin rằng người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ tiếp theo nhiều khả năng sẽ là bà Susan Rice - hiện là Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.
Phó cố vấn An ninh Quốc gia John Brennan đang được cân nhắc giữ chức giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), nhưng nếu ông này quyết định rời chính phủ, quyền giám đốc CIA Michael Morell, người lên thay ông David Petraeus vừa từ chức vì vụ bê bối ngoại tình, có thể giữ chức vụ này lâu dài.
Nếu ông Kerry không được chọn thay Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta trong chính phủ mới của Tổng thống Obama, vị trí này có thể về tay Thứ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hoặc cựu Thứ trưởng Michele Flournoy.
Cố vấn an ninh quốc gia của Phó tổng thống Joe Biden, ông Antony J.Blinken, và giám đốc cao cấp phụ trách các vấn đề đa phương và nhân quyền của Hội đồng An ninh Quốc gia Samantha Power, là hai nhân vật có thể thay thế bà Rice tại Liên Hiệp Quốc.
Theo TNO
Mỹ nâng cấp căn cứ máy bay không người lái ở nước ngoài Báo The Washington Post ngày 26.10 đưa tin Mỹ sẽ đầu tư đến 1,4 tỉ USD để mở rộng và củng cố căn cứ quân sự của Mỹ ở Djibouti nhằm phục vụ cuộc chiến chống khủng bố của nước này ở Đông Phi và Trung Đông. Trại Lemonnier, trước đây là một tiền đồn của đội lính lê dương Pháp ở Djibouti,...