Syria: Nỗi lo không chiến Nga – Mỹ
Mỹ dọa bắn hạ máy bay Nga trên bầu trời Syria nếu bị xem là mối đe dọa đối với Mỹ hoặc lực lượng liên minh chống khủng bố
Mối lo ngại xảy ra các vụ đụng độ giữa máy bay Nga và Mỹ trên bầu trời Syria đang ngày càng gia tăng, trong khi cuộc chiến chống khủng bố ở nước này được xem như đã đi đến hồi kết.
Tố cáo lẫn nhau
Bộ Quốc phòng Nga ngày 9-12 tuyên bố đa số vụ chạm trán nhau giữa các máy bay Nga và Mỹ bên trên khu vực thung lũng dòng sông Euphrates ở Syria đều gắn liền với nỗ lực cản trở việc tiêu diệt khủng bố từ phía không quân Mỹ .
Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, nhắc lại vụ chiến đấu cơ F-22 ngăn chặn 2 máy bay tấn công Su-25 ném bom căn cứ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở bờ phía Tây dòng sông Euphrates hôm 23-11, khiến Nga phải xuất kích tiêm kích Su-35 để chặn chiếc F-22.
Ông Konashenkov khẳng định không lực của liên minh do Mỹ đứng đầu – khác với không quân Nga – hoạt động bất hợp pháp ở Syria. Ông nhắc nhở Lầu Năm Góc rằng Syria là quốc gia có chủ quyền và là thành viên Liên Hiệp Quốc nên ở đây Mỹ không có và không thể có bầu trời nào của mình cả.
Theo báo Vzglyad, đáp lại lời đe dọa từ phía Mỹ nhắm vào máy bay Nga, ông Konashenkov khuyên Lầu Năm Góc “gạn lọc suy nghĩ” và tập trung vào việc tiêu diệt phiến quân IS ở Iraq, chứ không phải là kích động các vụ đụng độ trên không.
Trong khi đó, theo giới chỉ huy Mỹ, kể từ khi Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận để ngăn ngừa tai nạn trên không ở Đông Syria hồi tháng trước, các máy bay Nga đã vi phạm khoảng 6-8 lần/ngày.
Họ cho rằng đó là Moscow muốn thử người Mỹ, quấy nhiễu phi công không lực Mỹ và giúp quân đội Syria củng cố thắng lợi trước cuộc đối thoại ngoại giao nhằm giải quyết cuộc chiến tranh kéo dài gần 7 năm ở nước này.
Kỹ thuật viên không quân Nga gắn bom vào máy bay tại căn cứ ở Syria Ảnh: AP
Video đang HOT
Nga và Mỹ đang hậu thuẫn cho các cuộc tấn công riêng biệt chống lại IS ở Đông Syria, cả hai nước này đều đang đạt được thành công ở tỉnh Deir el-Zour nhiều dầu mỏ, giáp biên giới Iraq. Quân chính phủ Syria, được không quân Nga và dân quân Iran yểm trợ, đang giành ưu thế dọc theo bờ phía Tây dòng sông Euphrates.
Còn các tay súng người Kurd và Ả Rập ở Syria, được Mỹ hỗ trợ, đang tiến lên dọc theo bờ phía Đông dòng sông này. Khoảng cách giữa 2 lực lượng này đang thu hẹp lại đã làm nảy sinh nguy cơ xảy ra những vụ đụng độ vô ý – sự cố mà Mỹ và Nga lâu nay đều cố tránh.
Mỹ dọa bắn máy bay Nga
Theo đài CNN, trong mấy ngày gần đây, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các máy bay ném bom và các loại máy bay khác của nước này đã tăng cường hoạt động ở bờ phía Đông dòng sông Euphrates, khiến họ tiến gần hơn về phía các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn.
Trung tá Damien Pickart, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Trung tâm không lực Mỹ, cho biết nơi diễn ra hầu hết các vụ chạm trán đáng lo ngại là khu vực nằm trong không phận thung lũng sông Euphrates giữa thị trấn Mayadin – Syria và biên giới Iraq, nơi lực lượng dân chủ Syria (SDF) và quân chính phủ Iraq đang chiến đấu với tàn quân IS.
Cách đây 2 năm, quân đội Nga và Mỹ đã thiết lập đường dây nóng đặc biệt nhằm giúp ngăn ngừa các sự cố trên không. Mỗi ngày, sĩ quan không quân Mỹ đều gọi điện cho đồng nghiệp phía Nga ở căn cứ không quân Latakia – Syria để ngăn chặn bất kỳ sự cố tiềm tàng nào trên bầu trời Syria.
Đáng chú ý, trung tá Pickart bày tỏ mối quan ngại Mỹ có thể phải bắn hạ máy bay Nga trên bầu trời Syria nếu máy bay Nga được xem là mối đe dọa đối với Mỹ hoặc lực lượng liên minh chống IS. Ông Pickart xác nhận số vụ vi phạm từ phía máy bay Nga trong tuần qua có giảm nhẹ nhưng sự thường xuyên xảy ra các vụ chạm trán vẫn còn là mối lo ngại của Mỹ.
Quân đội Mỹ cáo buộc phi công Nga “bay vào không phận phía Đông Euphrates” và bay “gần sát đến mức nguy hiểm” đối với các lực lượng đồng minh, đồng thời nhấn mạnh các hành động như vậy có thể được xem là “đe dọa” và phi công Mỹ có quyền bắn để “tự vệ”.
Thêm vào đó, Lầu Năm Góc cũng đã bác bỏ cáo buộc không lực Mỹ đang cản trở các hoạt động quân sự của Nga ở Syria và tuyên bố chỉ có các hành động của phi công Mỹ ở Syria mới đạt được thành công có ý nghĩa trong việc đánh bại khủng bố ở nước này.
Theo Lục San
Người lao động
Cảm xúc Nga ca khúc khải hoàn tại Syria
Bộ Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Nga tuyên bố đã hoàn thành nhiệm vụ đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) trên lãnh thổ Syria.
Theo thông báo của người đứng đầu Sở chỉ huy tác chiến Bộ Tổng tư lệnh quân đội Nga Sergey Rudskoi, tính đến ngày 7/12 tại Syria đã không còn một điểm dân cư hay khu vực nào còn nằm dưới sự kiểm soát của IS.
Trong giai đoạn cuối cùng giải phóng Syria khỏi IS, Nga đã sử dụng lực lượng không quân ở quy mô chưa từng có, với việc các máy bay chiến đấu mỗi ngày thực hiện không dưới 100 chuyến cất cánh, và chỉ trong 5 ngày gần đây đã tiêu diệt hơn 550 tay súng.
Ông Rudskoi cho biết, sau khi quét sạch IS ở Syria, quân đội Nga sẽ tập trung vào nhiệm vụ khôi phục đời sống hòa bình và đảm bảo các bên tuân thủ lệnh ngừng bắn.
Trước đó cùng ngày, người đứng đầu Bộ Tổng tư lệnh quân đội Nga, Tướng Valery Gerasimov đã tuyên bố giải phóng hoàn toàn Syria khỏi IS.
"Ngày hôm nay, không còn vùng lãnh thổ nào bị IS chiếm giữ tại Syria", ông Gerasimov nói.
Binh sỹ quân đội Chính phủ Syria sau khi giành quyền kiểm soát thành phố al-Bukamal từ tay IS ngày 20/11. Ảnh: THX
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, cuộc họp về tiến trình chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria tổ chức ở thành phố Sochi sẽ trở thành điểm chú trọng mới.
Ông Putin cũng nêu ra những mục tiêu khác bao gồm hiến pháp mới, bầu cử tổng thống và tổng tuyển cử cho người dân Syria.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga lưu ý tiến trình hòa bình sẽ "là một quá trình dài hơi và to lớn" và để điều này trở thành sự thật, tình trạng đổ máu tại Syria phải chấm dứt hoàn toàn.
Nga đã hỗ trợ quân sự giúp Syria chống khủng bố theo lời đề nghị chính thức của Damacus từ năm 2015. Với sự trợ giúp của Nga, liên quân Syria Arab đã lật lại được tình thế và giải phóng những vùng lãnh thổ rộng lớn khỏi các phần tử khủng bố.
Phá vỡ tuyến phòng thủ tại tỉnh Deir ez-Zor - một thành trì của IS tại đông Syria - là một bước chuyển biến quan trọng trong chiến dịch chống khủng bố năm 2017 và cuối cùng dẫn đến sự tàn bại của tổ chức này.
Ở một diễn biến có liên quan, cũng trong ngày 7/12, Bộ Ngoại giao Syria thông báo phái đoàn của chính phủ nước này sẽ trở lại Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 10/12 tới để tham gia tiến trình hòa đàm về Syria do Liên hợp quốc bảo trợ.
Trước đó, sau 3 ngày gián đoạn, vòng đàm phán thứ 8 về Syria dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc đã được nối lại ngày 5/12 tại thành phố Geneva mà không có sự hiện diện của phái đoàn đại diện Chính phủ Syria với lý do phe đối lập không đồng ý để Tổng thống Bashar al-Assad giữ bất kỳ vai trò gì trong chính phủ chuyển tiếp.
Người đầu phái đoàn chính phủ, Bashar al-Jaafari cho rằng đây là quan điểm "khiêu khích" và "vô trách nhiệm," đồng thời tuyên bố sẽ không có bất cứ tiến triển nào nếu phe đối lập vẫn giữ quan điểm trên.
Vòng đàm phán thứ 8 này được coi là cơ hội để Liên hợp quốc khôi phục các nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài gần 7 năm qua và cướp đi hơn 340.000 sinh mạng.
7 vòng đàm phán trước đó, tính từ năm 2016. đã không thu được kết quả đáng kể nào.
Vòng đàm phán lần thứ 8 này được kỳ vọng sẽ tập trung vào việc thảo luận một Hiến pháp mới và tổ chức các cuộc bầu cử dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc.
Theo An Nhiên
Báo đất việt
Dấu hiệu Mỹ quyết ở lại Syria Theo Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nga, Moscow kịch liệt phản đối kế hoạch ở lại Syria của Mỹ sau khi đánh bại nhóm khủng bố IS. Phản ứng của Nga Tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Viktor Bondarev được hãng Sputnik đăng tải hôm 29/11....