Syria nỗ lực đẩy mạnh tái thiết đất nước sau xung đột kéo dài
Sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad vào tháng 12/2024, Syria đang tăng cường nỗ lực tái thiết nhằm khôi phục hạ tầng, cải thiện đời sống người dân và tái lập ổn định sau một thập kỷ xung đột.
Máy bay của Hãng hàng không Syria chờ cất cánh tại sân bay quốc tế Damascus trong hành trình tới Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Sân bay quốc tế Damascus đã chính thức nối lại các chuyến bay quốc tế sau hơn 13 năm gián đoạn, với chuyến bay đầu tiên khởi hành tới thành phố Sharjah (Các tiểu vương quốc Arập thống nhất – UAE) và đón chuyến bay từ Doha (Qatar) hạ cánh tại sân bay này.
Ông Ashhad Slaibi – người đứng đầu cơ quan hàng không dân dụng Syria, cho biết: “Việc tái kích hoạt sân bay Damascus sẽ giúp giảm chi phí di chuyển cho người dân và tạo thuận lợi cho việc kết nối quốc tế. Trong tương lai gần, chúng tôi hy vọng sẽ khôi phục hoạt động tại Sân bay Aleppo”.
Hai tàu phát điện từ Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar cũng đang trên đường đến Syria, cung cấp thêm 800 megawatt, tương đương 50% sản lượng điện hiện tại.
Ông Khaled Abu Dei – Tổng Giám đốc Tổ chức Truyền tải và Phân phối Điện lực Syria – cho biết các đường dây truyền tải điện đang được khẩn trương sửa chữa để tiếp nhận nguồn năng lượng bổ sung này. Hệ thống điện quốc gia, bị hư hại nghiêm trọng do xung đột, đang từng bước được khôi phục để đáp ứng nhu cầu của người dân và thúc đẩy sản xuất.
Video đang HOT
Tại nhà máy lọc dầu Baniyas, các kỹ sư đang tận dụng thời gian gián đoạn nguồn cung dầu thô để bảo trì thiết bị. Lô dầu thô mới được kỳ vọng sẽ sớm đến, giúp nhà máy khởi động lại và đáp ứng nhu cầu nhiên liệu trong nước.
Trong khi đó, hệ thống y tế Syria vẫn đối mặt với thách thức nghiêm trọng. Ông Hazem Baqleh – người đứng đầu Hội Chữ thập Đỏ Arập Syria – cảnh báo về tình trạng thiếu hụt thuố.c men và các bệnh viện bị hư hại nghiêm trọng. Việc khôi phục các dịch vụ y tế đang được đặt lên hàng đầu trong chương trình tái thiết đất nước.
Trong lĩnh vực an ninh, lực lượng chức năng đã triển khai chiến dịch truy quét tại Zabadani, phía Tây thủ đô Damascus, nhằm xử lý kho vũ khí còn sót lại và đảm bảo an toàn cho khu vực. Những hoạt động tương tự cũng đang diễn ra tại tỉnh Homs, một trong những điểm nóng của xung đột.
Người dân bán hàng tại chợ ở Damascus, Syria ngày 16/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Mặc dù đã có nhiều bước tiến trong nỗ lực tái thiết, nhưng Syria vẫn đối mặt những thách thức lớn. Theo Văn phòng Điều phối nhân đạo Liên hợp quốc (OCHA), 15 triệu người dân Syria đang thiếu lương thực, trong khi sản lượng lúa mì và lúa mạch có nguy cơ giảm mạnh nếu không nhận được hỗ trợ kịp thời.
Hệ thống hạ tầng nông nghiệp, từ nguồn giống, phân bón đến thức ăn chăn nuôi, đang cần được phục hồi khẩn cấp. Lượng mưa thấp hơn mức trung bình cũng khiến tình hình trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức quốc tế.
Đằng sau việc Saudi Arabia bổ nhiệm đại sứ đầu tiên tại Syria sau hơn một thập kỷ
Đây động thái mới nhất trong quá trình bình thường hóa giữa Saudi Arabia với Syria.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) gặp Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammad bin Salman Al Saud. Ảnh: SANA
Saudi Arabia đã bổ nhiệm một đại sứ mới tại Syria vào ngày 26/5, động thái mới nhất trong việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa Riyadh với Damascus vốn đang gặp nhiều trở ngại.
Hãng thông tấn chính thức của Saudi Arabia là SPA cho biết đại sứ mới tại Syria sẽ là Faisal Al Mujfel. Ông Mujfel hy vọng sẽ củng cố mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Riyadh đã đi đầu trong nỗ lực của thế giới Arab vào năm ngoái nhằm xây dựng lại mối quan hệ với Tổng thống Syria Bashar Al Assad, vốn hầu như đã bị cắt đứt sau cuộc nội chiến nổ ra vào năm 2011. Saudi Arabia đã đóng cửa đại sứ quán ở Damascus vào năm 2012 và mở cửa trở lại vào năm nay.
Việc Saudi Arabia xích lại gần Syria được Nga hậu thuẫn nhưng không có sự ủng hộ của Mỹ.
Một vấn đề lớn đặt ra cho mối quan hệ giữa hai nước là dòng m.a tú.y chảy từ các khu vực biên giới.
Trong sáu năm qua, Jordan đã trở thành trung gian chính cho m.a tú.y chảy vào Saudi Arabia, đặc biệt là amphetamine Captagon (chất kích thích amphetamine gây nghiệ.n được sản xuất hàng loạt ở Syria). Các quan chức Saudi Arabia cho biết Captagon chủ yếu có nguồn gốc từ các khu vực ở miền nam Syria.
Do đó, việc ngăn chặn dòng chảy "ma dược" này là một trong những mục tiêu chính của nỗ lực bình thường hóa toàn khu vực với Tổng thống Assad, người được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab ở Jeddah vào tháng 5 năm ngoái.
Nhưng không có dòng tài chính đáng kể nào của vùng Vịnh đổ vào việc tái thiết đất nước bị xung đột tàn phá này.
Ông Assad đã phủ nhận chính quyền Syria có liên quan đến việc kinh doanh m.a tú.y và đổ lỗi cho các quốc gia láng giềng.
Jordan đã tăng cường an ninh và giám sát ở biên giới với miền nam Syria, với sự giúp đỡ của Mỹ và các đồng minh phương Tây khác liên quan đến vấn đề trên.
Các nhà chức trách ở Amman chưa đưa ra bất kỳ số liệu nào về khối lượng m.a tú.y nhập khẩu hoặc chi tiết số lượng m.a tú.y được vận chuyển đến Saudi Arabia, nơi được nhiều người coi là thị trường chính của Captagon.
Bộn bề thách thức Tròn 1 tháng sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, nhiều người dân Syria đã trở về quê sau nhiều năm tha hương do hậu quả cuộc xung đột kéo dài gần 14 năm. Người dân tại thủ đô Damascus, Syria ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN Một chính phủ lâm thời đã được thành lập, dưới sự điều hành của...