Syria: Những rạn nứt xuất hiện trong quan hệ Nga-Iran và lý giải về “mối tình” ngắn hạn
Dù hậu thuẫn cho cùng một bên trong cuộc xung đột tại Syria nhưng Nga và Iran có những mục tiêu riêng. Và khi ông Assad tiếp tục củng cố việc kiểm soát qua nhiều khu vực của đất nước, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga và Iran đang trở thành những đối thủ cạnh tranh hơn là các đối tác.
Theo Geopoliticalfutures, khi các cuộc xung đột chấm dứt, các đồng minh một thời đôi khi bắt đầu nhìn nhau với thái độ nghi ngờ, đặc biệt khi các đồng minh này cùng nhau đánh bại một kẻ thù chung nhưng lại thiếu tầm nhìn chung sau khi cuộc chiến kết thúc. Ở Syria, đây chính là trường hợp của Nga và Iran, cả hai nước cùng hậu thuẫn Tổng thống Syria Assad trong cuộc chiến chống khủng bố IS và các nhóm phiến quân khác khỏi đất nước này.
Dù hậu thuẫn cho cùng một bên trong cuộc xung đột nhưng Nga và Iran có những mục tiêu riêng ở cả Syria và Trung Đông. Và khi ông Assad tiếp tục củng cố việc kiểm soát qua nhiều khu vực của đất nước, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga và Iran đang trở thành những đối thủ cạnh tranh hơn là các đối tác.
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Iran
Những mục đích thật sự
Nga và Iran có những lý do khác nhau khi quyết định can dự vào cuộc xung đột ở Syria. Nga can dự vào cuộc xung đột vì cả lý do trong nước lẫn quốc tế. Nga muốn có được vị trí vững chắc ở Trung Đông và điều này sẽ gây thách thức cho vai trò của Mỹ. Nga cũng muốn bảo vệ căn cứ hải quân Tartus.
Về đối nội, nền kinh tế Nga đang gặp nhiều thách thức. Nga cần có động thái đánh lạc hướng và cuộc chiến Syria có thể mang đến giá trị này.
Quan trọng hơn, Moscow muốn đảm bảo rằng sự hỗn loạn ở Syria không đẩy toàn bộ khu vực vào cuộc chiến mà có thể đe dọa đến sự ổn định của các cường quốc trong khu vực (như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia).
Trong khi đó, mục tiêu của Iran ở Syria có phần rộng mở hơn Nga. Không chỉ duy trì sự cân bằng trong khu vực, Iran muốn mở rộng ảnh hưởng của riêng mình. Iran thậm chí gửi lực lượng mặt đất đến Syria trong hy vọng kết nối tốt hơn phạm vi ảnh hưởng của mình, trong đó có cả láng giềng Iraq. Iran muốn giành được đường đến trực tiếp Địa Trung Hải và việc tiếp cận với Lebanon dễ dàng.
Video đang HOT
Hơn nữa, Iran cũng muốn gây trở ngại cho đối thủ truyền kiếp là Israel, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua hoạt động ở Syria.
Hai quan điểm khác biệt của Nga và Iran đòi hỏi những chiến lược khác nhau. Nga tìm cách giành ảnh hưởng ở Syria bằng cách hỗ trợ chính quyền trung ương Syria do ông Assad đứng đầu. Nga cũng muốn đảm bảo rằng thể chế chính quyền Syria hiện tại phải tồn tại, biên giới quốc gia này cũng giữ nguyên, cân bằng khu vực phải được duy trì.
Nga cũng muốn Syria tiếp tục duy trì sự độc lập có thể và tránh phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran vì lâu nay Syria và Iraq cùng hoạt động như những vùng đệm giữa Iran và Saudi Arabia cũng như Iran với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, Iran lại có cách tiếp cận mạnh tay hơn khi đưa lực lượng Quds, huấn luyện và hỗ trợ lực lượng dân quân Syria đồng thời phát triển các quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo khu vực.
Trong suốt cuộc chiến, ông Assad sẵn sàng cho Iran hỗ trợ lực lượng dân quân của mình. Nhưng giờ cuộc chiến sắp đi đến hồi kết, ông Assad không muốn lực lượng dân quân có mối liên hệ gắn kết mạnh mẽ với Tehran hơn Damascus.
Tuy nhiên, Tehran sẽ không từ bỏ mối liên hệ của mình với dân quân Syria vì đây là phần thiết yếu trong chiến lược dùng ảnh hưởng với chính quyền ông Assad.
Dấu hiệu của sự rạn nứt
Tuy nhiên, cả Iran và Nga đều là những đồng minh của ông Assad trong cuộc chiến Syria. Nhưng gần đây, có một vài dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt trong quan hệ giữa hai nước này. Từ đầu năm 2019, có vài vụ đụng độ giữa lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn và lực lượng do Nga hậu thuẫn. Một vài vụ đụng độ nằm trong tầm kiểm soát của các trạm kiểm tra nơi có sự hiện diện của cả các nhóm quân Nga lẫn lực lượng do Iran hậu thuẫn. Một vài báo cáo cho thấy lực lượng Nga cũng can dự vào các vụ đụng độ.
Iran cũng cáo buộc Nga hợp tác với Israel cho phép Israel tấn công vào các mục tiêu người Iran ở Syria. Sau khi phòng không Syria bắn nhầm máy bay Nga trong một cuộc không kích của Israel năm ngoái, Nga đã chuyển hệ thống phòng thủ tân tiến S-300 cho Syria nhằm để ngăn các cuộc tấn công của Isral. Nhưng các cuộc tấn công của Israel vẫn tiếp tục. Và tháng 3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thậm chí đã khẳng định rằng ông Putin tuyên bố rằng ông muốn Iran rời khỏi Syria.
Về phần mình, Syria dường như ngả về Nga hơn Iran, một phần bởi Iran đã ủng hộ thể chế quân sự phân quyền ở Syria, mà theo đó có thể gây thách thức cho chính quyền ông Assad.
Nga và Iran cùng nhau giúp đỡ một đồng minh chung và chiến thắng kẻ thù chung. Như một câu ngạn ngữ đã nói, kẻ thù của kẻ thù của tôi là bạn tôi. Nhưng mối gắn kết này đã bị phá hủy khi kẻ thù không còn tồn tại. Trớ trêu thay, chiến thắng thường là bước đầu tiên khiến những đồng minh đảo chiều. Cuộc chiến Syria thực sự đã dựng nên những nước “cùng hội cùng thuyền” nhưng điều này không được dài lâu.
Theo Nguoiduatin
Chiến sự Syria: Lý do Thổ Nhĩ Kỳ một mực né tránh cuộc tấn công vào Idlib
Lâu nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn Syria và Nga không phát động chiến dịch tấn công vào Idlib do lo ngại làn sóng tị nạn cùng các tay súng phiến quân sẽ tràn qua biên giới sang lãnh thổ của Ankara.
Theo Miamiherald, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cáo buộc chính quyền Syria đang cố mở rộng quyền kiểm soát ở tỉnh Idlib bằng việc phá hủy thỏa thuận ngừng bắn Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã ký tháng 9 năm ngoái.
Hôm qua, ông Akar kêu gọi Syria ngừng các cuộc tấn công vào Idlib. Ông đã đưa ra bình luận về vấn đề này trong chuyến thăm vùng biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ với Syria.
Các phiến quân đã chống lại lực lượng của chính quyền Syria để chiếm lại các vùng bị mất ở Tây Nam Idlib tuần này.
Lâu nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn Syria và Nga không phát động chiến dịch tấn công vào Idlib. Ảnh minh họa
Làn sóng xung đột gia tăng mới đây là thách thức lớn nhất với lệnh ngừng bắn.
Ông Akar tuyên bố rằng "Chính quyền Syria chấm dứt các cuộc tấn công vào Idlib và rút khỏi biên giới theo thỏa thuận Astana", ý nhắc đến lệnh ngừng bắn của Thổ Nhĩ Kỳ-Nga.
Trước đó, theo các nguồn tin ngoại giao, hôm 9/5, Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi Nga ngừng các cuộc tấn công vào tỉnh Idlib của Syria.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã đề nghị người đồng cấp Nga Sergey Lavrov về việc Nga ngừng triển khai các vụ tấn công vào Idlib, nguồn tin cho biết với Anadolu Agency.
Năm ngoái, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cảnh báo rằng bất kỳ cuộc tấn nào lực lượng Chính phủ Syria triển khai vào tỉnh Idlib của Syria đều có thể dẫn đến một "thảm kịch".
"Hiện tại vấn đề quan trọng nhất là lệnh ngừng bắn không bị vi phạm ở Syria. Nếu thực hiện được điều này, việc giải quyết xung đột bằng biện pháp chính trị sẽ có thể đạt được. Hiện có rất nhiều nhóm khủng bố đơn lẻ. Cơ quan tình báo cùng bộ Tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ đang giải quyết vấn đề này. Chúng tôi đã giành được một số kết quả nhất định", năm ngoái nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.
Lâu nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn Syria và Nga không phát động chiến dịch tấn công vào Idlib do lo ngại làn sóng tị nạn cùng các tay súng phiến quân sẽ tràn qua biên giới sang lãnh thổ của Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nơi cư trú của 3 triệu người tị nạn Syria nên nếu cuộc tấn công nổ ra Ankara đứng trước nguy cơ phải bất đắc dĩ nhận thêm người tị nạn dọc biên giới.
Thêm nữa, Thổ Nhĩ Kỳ cũng duy trì hàng chục điểm quan sát quân sự quanh Idlib và thường xuyên tuần tra quanh khu vực này.
Và toan tính của Syria
Tuy nhiên, với Tổng thống Syria Assad, giành chiến thắng ở Idlib nghĩa là mở ra chiến thắng cuối cùng vào lực lượng đối lập có vũ trang ở Syria. Sau 8 năm nội chiến, ông Assad đã dập tắt được lực lượng nổi dậy tấn công vào chính quyền của Syria.
Trên bản đồ cuộc xung đột, tỉnh Idlib nằm ở góc Tây Bắc của Syria sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và đây là nơi còn do phiến quân kiểm soát được bao quanh với biển. Chiếm được Idlib sẽ đồng nghĩa với việc giành thắng lợi với lực lượng đối lập từng kiểm soát một nửa lãnh thổ quốc gia Trung Đông này và đe dọa quyền lực của ông Assad.
Nga và Iran, những đồng minh chủ chốt của ông Assad muốn nhà lãnh đạo Syria giành chiến thắng. Giải phóng được Idlib cũng nghĩa là giành lại được vùng đất có ý nghĩa kinh tế chiến lược.
Theo Nguoiduatin
Không quân Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đánh phá dữ dội dân quân chính phủ Sáng ngày 13.04, máy bay chiến đấu của lực lượng Không quân Libya (Quân đội Quốc gia Libya - LNA) không kích phá hủy nhiều kho đạn dược của lực lượng dân quân thuộc Chính phủ Hiệp thương Quốc gia (GNA) tại các thị trấn Tajoura và Wadi al-Ra'bi phía đông và đông nam của thủ đô Tripoli. Không quân NLA không kích...