Syria ngăn quân Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập qua biên giới
Đài truyền hình Syria cho biết quân đội nước này đêm 4/10 đã ngăn chặn một vụ xâm nhập của các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nã pháo đáp trả Syria khi hành động quân sự với Syria đã được quốc hội nước này thông qua.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục nã pháo vào Syria để đáp trả vụ 5 dân thường nước này bị thiệt mạng vì pháo từ Syria.
Đài truyền hình Syria cho hay, các nhóm vũ trang đã cố gắng tiến bằng đường bộ vào Syria qua thị trấn biên giới Khirbet al-Jous. Binh sỹ Syria đã ngăn chặn và giết chết nhiều kẻ xâm nhập, trong đó nhiều người là người nước ngoài, cụ thể một người Thổ Nhĩ Kỳ tên Hamza Mohmmad Akbar.
Vụ việc mới nhất xảy ra khi căng thẳng giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ bị đẩy lên mức mới, sau khi pháo được bắn từ phía Syria vào hôm thứ tư rơi trúng một ngôi nhà ở tỉnh Sanliurfa của Thổ Nhĩ Kỳ, làm 5 người thiệt mạng.
Được biết sau đó pháo của Thổ Nhĩ Kỳ đã nã hai lần vào các mục tiêuSyria, đẩy cao căng thẳng giữa hai nước.
Video đang HOT
Theo nhật báo Today’s Zaman của Thổ Nhĩ Kỳ, vụ tấn công mới nhất diễn ra vào sáng ngày thứ năm nhằm vào một đồn quân sự Syria ở thành phố Tal Abyad, khiến một số binh sỹ Syria thiệt mạng.
Báo chí nhà nước Syria không phủ nhận cũng không xác nhận thông tin này.
Hôm qua, Bộ trưởng thông tin Syria Omran al-Zoubi cho biết một cuộc điều tra “nghiêm túc” đang được tiến hành nhằm xác định nơi bắn pháo vào Thổ Nhĩ Kỳ và nhấn mạnh những vụ việc như thế này cần phải xử lý “bằng sự khôn ngoan và cẩn trọng”. Bộ trưởng cũng gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân.
Trong khi đó, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua dự luật cho phép quân đội có quyền đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào từ phía Syria.
Căng thẳng biên giới làm dấy lên lo ngại leo thang xung đột giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao Nga hôm 4/10 cho biết Nga rất quan ngại về căng thẳng đang tăng cao ở biên giới Thổ-Syria, kêu gọi hai bên kiềm chế hết sức. Trung Quốc cũng kêu gọi hai bên kiềm chế, tránh để căng thẳng leo thang.
Tổng thư ký Liên đoàn Ả rập (AL) lên tiếng quan ngại về vụ việc và cảnh báo vụ việc như vậy có thể gây nguy hiểm cho an ninh khu vực và thế giới.
Trong khi đó, EU lên án mạnh mẽ vụ nã pháo ừ phía Syria và cho rằng vụ việc cho thấy rõ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tại Syria đã lan sang các nước láng giềng.
Bất chấp căng thẳng tăng cao, giới quan sát cho rằng vụ việc chắc chắn sẽ không châm ngòi cho một cuộc chiến giữa hai nước, do hai nước đều không muốn để xảy ra một cuộc chiến và do hậu quả thảm khốc của nó có thể gây ra ở cả hai nước.
Theo Dantri
Ngăn biến đổi khí hậu bằng bụi thiên thạch
Hình ảnh minh họa tạo ra đám mây bụi từ vật chất thiên thạch để hạ nhiệt Trái đất
Các nhà khoa học người Scotland đã đưa giải pháp sử dụng vật chất trên bề mặt của các thiên thạch để tạo một đám mây bụi bao quanh Trái đất nhằm đối phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Nhóm các nhà nghiên cứu tại trường đại học Strathclyde (Scoatland) tin rằng một thiên thạch có kích thước phù hợp có thể được di chuyển tới gần Trái đất. Sau đó, các nhà khoa học tạo ra những vụ nổ trên thiên thạch để tạo thành một đám mây bụi khổng lồ trong không gian có tác dụng như một lá chắn giúp bảo vệ Trái đất khỏi hiện tượng ấm lên.
"Chúng tôi có thể cần thời gian để tìm một giải pháp lâu dài đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trên Trái đất. Đám mây bụi không phải là giải pháp lâu dài, nhưng nó có thể ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu trong một thời gian nhất định để cho phép các giải pháp lâu dài có hiệu lực", Tiến sĩ Russell Bewick, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail.
Một ý tưởng trước đó được đưa ra để che ánh sáng từ Mặt trời tới Trái đất bằng cách đặt các tấm gương khổng lồ trong vũ trụ. Tuy nhiên, giải pháp này dường như không thực tế do chi phí cho việc xây dựng những tấm gương khổng lồ và đưa chúng lên quỹ đạo Trái đất rất tốn kém.
Một ý tưởng khác giúp hạ nhiệt Trái đất là sử dụng những đám mây bụi để che đi một phần ánh sáng Mặt trời giống như các đám mây hơi nước trên bầu khí quyển Trái đất. Mặc dù phương pháp này có vẻ rẻ hơn việc xây dựng các tấm gương trong không gian, nhưng bụi có thể bị xóa tan do lực hấp dẫn của Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh khác.
Trong khi đó, ý tưởng tạo những đám mây bụi từ thiên thạch của các nhà khoa học Scotland có thể khắc phục được những nhược điểm của những phương án trên. Bởi vì lực hấp dẫn của thiên thạch có vai trò như mỏ neo giữ các đám mây bụi trôi dạt hay xua tan trong không gian.
Thiên thạch có thể được đặt tại vị trí Lagrange point L1 - một điểm trong không gian mà lực hấp dẫn của Mặt trời và Trái đất cân bằng với nhau. Vị trí này gấp 4 lần so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.
Theo 24h
Càphê Starbucks xâm nhập "vương quốc trà" Ấn Độ Ngày 28/9, Starbucks, chuỗi hệ thống càphê lớn nhất thế giới, thông báo trong tháng tới sẽ mở cửa hàng đầu tiên ở Ấn Độ trong nỗ lực xâm nhập thị trường lớn song có truyền thống uống trà này. Đã nhiều năm, Starbucks để mắt tới thị trường đầy tiềm năng Ấn Độ và trong bước đi đầu tiên, thương hiệu càphê...