Syria: Mỹ nêu hậu quả nếu lực lượng người Kurd SDF “lật mặt”
Mỹ sẽ cắt đứt hỗ trợ quân sự đối với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo, hiện đang chiến đấu chống lại IS, nếu họ hợp tác với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad hoặc Nga, một tướng lĩnh cấp cao Mỹ cho biết hôm 17/2.
Hôm qua, Trung tướng Mỹ Paul LaCamera, người chỉ huy liên minh quân sự chống khủng bố IS do Mỹ dẫn đầu ở Iraq và Syria, đã nêu lên những quyết định khó khăn mà SDF phải đối mặt khi Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi Syria.
Các nhà lãnh đạo người Kurd Syria đã và đang tìm kiếm các cuộc đàm phán với lực lượng Chính phủ của Tổng thống Assad với hi vọng sẽ bảo vệ được khu tự trị của họ sau sự ra đi của lính Mỹ – quốc gia đang hỗ trợ họ tại Syria.
Lực lượng người Kurd tại Syria.
Những người Kurd đang có nguy cơ phải đối mặt với một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara vẫn liên tục đe dọa sẽ nghiền nát lực lượng dân quân người Kurd YPG ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng YPG hay SDF là một lực lượng nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK) vốn bị nước này đưa vào danh sách khủng bố.
Tuy nhiên, ông LaCamera cảnh báo, người Kurd không nên hợp tác với Nga cũng như quân đội của chính quyền Tổng thống Assad sau khi Washington hoàn tất quá trình rút quân.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục huấn luyện và vũ trang cho chừng nào họ còn là đối tác của Mỹ”, ông LaCamera nói, ca ngợi những chiến thắng của họ trước các tay súng Hồi giáo cực đoan IS.
Khi được hỏi liệu sự hỗ trợ đó có tiếp diễn hay không nếu người Kurd quay sang hợp tác với chính quyền Assad, Trung tướng Mỹ nói: “Không. Một khi mối quan hệ bị cắt đứt, vì họ quay lại với chính quyền Syria hay Nga, chúng tôi sẽ không còn là đối tác với họ nữa”.
Tháng 12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định bất ngờ về việc rút hoàn toàn 2.000 lính Mỹ ra khỏi Syria. Thông tin này khiến các đồng minh của Mỹ ở Syria bày tỏ những quan ngại sâu sắc về nguy cơ IS hồi sinh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Với sự hậu thuẫn của Mỹ, SDF đã đánh bại IS và đang trên đà tái chiếm thành trì cuối cùng của chúng ở Syria. Tuy nhiên, IS vẫn còn hàng ngàn chiến binh hiện đang phân tán và được dự đoán sẽ quay trở lại đánh du kích.
Hôm 16/2, Tướng bốn sao Mỹ Joseph Votel – người có trách nhiệm giám sát lính Mỹ trên toàn Trung Đông, nói với hãng tin Reuters rằng ông sẵn sàng hỗ trợ SDF miễn là họ vẫn tiếp tục chiến đấu và gây áp lực với các phần tử khủng bố IS.
Nhưng bình luận của ông LaCamera cho thấy rõ rằng SDF có thể sẽ phải chọn lựa giữa việc được hậu thuẫn bởi Mỹ hay Nga, Syria.
Lực lượng Kurd và Damascus đa phần đều tránh giao tranh trong suốt cuộc chiến. Tổng thống Syria Assad, người từng cam kết sẽ tái chiếm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, từ lâu đã phản đối tham vọng của người Kurd cho một liên bang Syria.
Video đang HOT
Trước đó vào hôm 17/2, liên quan tới các chiến binh người Kurd, ông Assad cảnh báo rằng Mỹ sẽ không bảo vệ lực lượng dân quân này.
“Chúng tôi nói với những nhóm người đang đặt cược vào Washington rằng người Mỹ sẽ không bảo vệ họ. Người Mỹ sẽ không cho các anh vào túi để bảo vệ, do đó các anh có thể trở thành công cụ trao đổi, và họ đã bắt tay vào làm”, ông nói.
Hãng tin Reuters cho hay quyết định của ông Trump một phần được thúc đẩy bởi đề xuất từ phía Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, Ankara cam kết sẽ gây áp lực với IS để Washington “an tâm” rút quân.
Nhưng giới chức Mỹ cảnh báo Ankara sẽ không thể tiếp tục sự thành công của SDF trong việc chống IS ở những khu vực của Syria mà các chiến binh người Kurd đã kiểm soát với sự hỗ trợ của Mỹ gồm vũ khí, các đợt không kích và cố vấn quân sự.
Brett McGurk, đặc phái viên của ông Trump tại liên minh quốc tế do Mỹ lãnh đạo chống IS đã từ chức vào tháng 12/2018, tháng trước cảnh báo rằng SDF không thể bị thay thế với tư cách là những người gìn giữ ổn định ở những vùng tại Syria mà họ kiểm soát. Ông cũng cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh NATO của Mỹ, không phải là đối tác đáng tin cậy trong trận chiến tại Syria.
“Các lực lượng đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã hợp tác với những kẻ cực đoan và số lượng của họ quá ít để tạo thành một lực lượng có thể thách thức Assad hoặc là một sự thay thế hợp lý cho SDF”, McGurd viết.
Theo Nguoiduatin
5 câu hỏi lớn trước thềm trận chiến "sinh tử" tại Syria
Cuộc chiến tại Syria có thể sắp bước vào giai đoạn kết thúc khi lực lượng chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của Nga đã "lên dây cót" cho cuộc tấn công toàn lực nhằm vào Idlib - thành trì cuối cùng của phiến quân tại Syria.
Vì sao Idlib quan trọng?
Các lực lượng phiến quân và thánh chiến kiểm soát Idlib từ năm 2015 (Ảnh: AFP)
Tỉnh Idlib là thành trì cuối cùng của các nhóm phiến quân và thánh chiến - những lực lượng đã tìm cách lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad suốt 7 năm qua.
Theo Liên Hợp Quốc, Idlib là quê hương của 2,9 triệu người, trong đó có 1 triệu trẻ em. Hơn một nửa dân thường ở Idlib là người dân bỏ trốn hoặc được sơ tán từ các vùng từng bị phiến quân chiếm đóng trước đây ở Syria.
Idlib cũng là tỉnh giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc và nằm giữa các đường cao tốc chính ở phía nam, chạy từ Aleppo tới Hama và thủ đô Damascus, còn ở phía tây giáp với thành phố Latakia ven biển Địa Trung Hải.
Nếu quân đội chính phủ Syria giành lại Idlib, các phiến quân sẽ chỉ còn kiểm soát một vài khu vực ít ỏi nằm rải rác trên lãnh thổ Syria và đây được xem là thất bại sau cùng của lực lượng phiến quân.
Ai đang kiểm soát Idlib?
Bản đồ khu vực Idlib tại Syri (Ảnh: BBC)
Idlib không bị kiểm soát bởi một nhóm riêng lẻ mà bởi nhiều phe phái khác nhau với số lượng tay súng ước tính khoảng 30.000 người.
Lực lượng hiện chiếm ưu thế tại Idlib là Hayat Tahrir al-Sham (HTS) - một liên minh thánh chiến có liên hệ với tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda.
HTS hiện kiểm soát những khu vực trọng yếu rải khắp Idlib, bao gồm thủ phủ của tỉnh và cửa khẩu biên giới Bab al-Hawa giao với Thổ Nhĩ Kỳ. Liên Hợp Quốc coi HTS là một tổ chức khủng bố với khoảng 10.000 tay súng ở Idlib, trong đó có nhiều tay súng nước ngoài.
Ngoài HTS, Mặt trận Giải phóng Dân tộc (NLF) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn là liên minh mạnh thứ hai Idlib. Liên minh này mới được thành lập bởi các phe phái phiến quân muốn đối trọng với HTS. NLF bao gồm các nhóm Hồi giáo cực đoan Ahrar al-Sham và Lữ đoàn Nour al-Din al-Zinki cùng các nhóm khác chiến đấu dưới ngọn cờ Quân đội Syria Tự do.
Vì sao quân đội Syria chuẩn bị tấn công Idlib?
Thủ lĩnh Hayat Tahrir al-Sham từ chối lời kêu gọi giải tán và tuyên bố tiếp tục chiến đấu ở Idlib (Ảnh: AFP)
Cuộc xung đột tại Syria đang diễn biến theo chiều hướng thuận lợi cho lực lượng chính quyền Tổng thống Assad. Các cuộc không kích của Nga - quốc gia hậu thuẫn cho chính quyền Syria, sự hỗ trợ từ hàng nghìn tay súng do Iran, một đồng minh lớn của chính quyền Syria, hậu thuẫn đã giúp quân đội Syria đẩy lùi phiến quân tại nhiều khu vực.
Vào ngày 30/8, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố ưu tiên của chính quyền Syria hiện nay là "giải phóng" Idlib. Ông Walid cho biết chính quyền Syria muốn tránh thương vong xảy ra với dân thường và giành lại quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này thông qua "các thỏa thuận hòa giải". Tuy nhiên, quân đội chính phủ cũng quyết tâm đánh bại HTS dù cho phải hy sinh tới mức nào. Trong khi đó, Nga cũng tuyên bố chính quyền Syria có quyền "diệt trừ mối đe dọa khủng bố trên lãnh thổ của mình".
Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn duy trì lực lượng tại Idlib để giám sát một thỏa thuận hòa giải trước đó nhằm giảm bớt giao tranh tại tỉnh này. Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã đàm phán với Nga trong một nỗ lực nhằm tránh một cuộc tấn công trên diện rộng.
Hiện có hơn 3 triệu người tị nạn Syria đang sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này lo ngại rằng một cuộc chiến lớn xảy ra tại Idlib có thể dẫn đến làn sóng tị nạn mới tràn qua biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyện gì sẽ xảy ra với dân thường Idlib?
Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới ngăn dòng người tị nạn từ Syria tràn sang (Ảnh: Reuters)
Một chiến dịch quân sự quy mô lớn diễn ra tại Idlib có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc tại tỉnh này. Hàng trăm nghìn người đã phải sống trong những điều kiện khủng khiếp tại những khu vực đông đúc - nơi thiếu thốn các dịch vụ cơ bản.
Một quan chức nhân quyền cấp cao của Liên Hợp Quốc từng cảnh báo một cuộc tấn công nhằm vào Idlib có thể sẽ gây ra thảm họa nhân đạo ở quy mô khủng khiếp chưa từng có. Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 800.000 người sẽ bị mất nhà cửa và số người cần cứu trợ có thể sẽ tăng lên đáng kể. Hiện chưa rõ những người bị mất nhà cửa như vậy sẽ đi đâu vì Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa biên giới.
Có thể ngăn một cuộc tấn công vào Idlib không?
Idlib đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nhân đạo nếu xung đột nổ ra (Ảnh: AFP)
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại Syria Staffan de Mistura đã kêu gọi Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ không nên vội vã lao vào cuộc chiến tại Idlib.
Ông Mistura đã đề xuất hai phương án, bao gồm kéo dài thời gian để tiến hành thêm các cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị, hoặc "cho phép và tạo điều kiện để thiết lập một hành lang nhân đạo giúp dân thường tạm thời sơ tán tới khu vực an toàn hơn", trong đó chủ yếu là các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn Nga và Syria tạm dừng chiến dịch tấn công vào Idlib. Lãnh đạo 3 nước dự kiến sẽ gặp nhau tại Iran vào ngày 7/9 để thảo luận về vấn đề này.
Là nước hậu thuẫn cho phe nổi dậy chống Tổng thống Assad, Mỹ tuyên bố những hành động cứng rắn trước đây của chính quyền Syria là bằng chứng cho thấy Damascus không đáng tin cậy trong việc bảo vệ dân thường và Washington đã kêu gọi Nga có động thái can thiệp.
Lực lượng Nga đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho lực lượng chính quyền Syria (Ảnh: AFP)
Theo Almasdar News, các máy bay chiến đấu Syria sáng nay 4/9 đã xuất kích từ căn cứ ở hai tỉnh Homs và Latakia để ném bom vào mục tiêu ở khu vực phía tây Idlib. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết đây là đợt không kích đầu tiên của không quân Syria do Nga hậu thuẫn nhằm vào Idlib sau hơn 20 ngày gián đoạn. Theo giới quan sát, đợt không kích mới nhất này có thể là dấu hiệu cho thấy cuộc tổng tấn công của quân đội chính phủ Syria nhằm vào Idlib sắp bắt đầu trong vài ngày tới.
Trong khi đó, các nguồn tin địa phương cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã điều một đoàn xe quân sự lớn gồm các xe tăng tới khu vực phía tây của Idlib nhằm bảo vệ các nhóm vũ trang do nước này hậu thuẫn trước sức ép tấn công từ lực lượng chính quyền Syria.
Thành Đạt
Theo Dantri/BBC
Assad tố Mỹ sẽ bán đứng đồng minh ở Syria Tổng thống Bashar al-Assad cảnh báo Mỹ chỉ coi các nhóm vũ trang được nước này hậu thuẫn tại Syria là con bài để mặc cả với Damascus và sẽ bán đứng các nhóm này. Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Reuters/SANA. "Chúng tôi có lời nhời nhắn nhủ tới những nhóm đang dựa dẫm vào người Mỹ, Washington sẽ không bảo vệ...