Syria: Lệnh ngừng bắn bị phá vỡ “từ trứng nước”?
Sát thời hạn chót rút quân 10-4, chính phủ Syria đột ngột ra điều kiện: yêu cầu phe đối lập “cam kết bằng văn bản” về thời điểm ngừng bắn.
Theo kế hoạch của đặc phái viên Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập (AL) Kofi Annan, 10-4 là thời hạn chót rút quân của quân chính phủ Syria. Trong vòng 48 tiếng sau, cả hai phe chính phủ và đối lập phải ngừng bắn.
Tuy nhiên, trong ngày 8-4, Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố trước khi rút quân, chính phủ cần cam kết hạ vũ khí bằng văn bản từ phía quân nổi dậy.
Biểu tình chống chính phủ ở Idlib ngày 6-4. Ảnh: Reuters
Chỉ huy của lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA), ông Riad al-Asaad, cho biết lực lượng của ông sẵn sàng thực hiện lệnh ngừng bắn nhưng FSA không thừa nhận chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và do đó “không cam kết gì”. “Chúng tôi sẽ đưa ra sự đảm bảo và những cam kết của mình với cộng đồng quốc tế, chứ không phải chế độ ở Damascus” – ông nói.
Damascus còn khẳng định tuyên bố chấp nhận kế hoạch của ông Annan mà họ đưa ra đã bị hiểu sai, đồng thời cho rằng có thể sẽ không rút quân trong tình hình hiện nay. Bên cạnh một văn bản cam kết từ phe đối lập, Ngoại trưởng Syria Jihad Makdessi nói Syria cũng muốn ông Annan phải đảm bảo Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi ngừng kế hoạch viện trợ tài chính và vũ khí cho “các nhóm khủng bố” ở Syria.
Sự kiện này càng làm dấy lên nghi ngờ về khả năng thực hiện thỏa thuận ngừng bắn của chính quyền ông Assad.
Những ngày gần đây, thay vì chuẩn bị rút quân thì quân đội Syria tăng cường tấn công các khu dân cư ở nhiều địa phương.
Các nhà hoạt động ước tính ít nhất 21 người và nhiều nhất là 40 người đã chết trong ngày 8-4. Nhà hoạt động Tarek Badrakhan ở Homs mô tả một cuộc tấn công vào trung tâm điểm nóng này của quân chính phủ: “Súng cối bắn như mưa”. Trước đó, 7-4 bị xem là “ngày đẫm máu” với gần 130 người thiệt mạng, trong đó có 86 dân thường.
Hội đồng Dân tộc Syria ( SNC), đứng đầu phe đối lập, đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp. Một tuyên bố của SNC nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Bảo an can thiệp ngay lập tức nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo, bằng việc thông qua một nghị quyết theo điều 7 Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm bảo vệ dân thường”.
Cùng ngày, ông Annan cho biết ông rất “sốc” khi nghe tin về tình trạng bạo lực leo thang bất chấp hạn chót ngừng bắn đang đến gần. Trong một tuyên bố, ông Annan cho biết: “Tôi rất đau buồn khi biết bạo lực đang gia tăng tại một số thị trấn và làng mạc ở Syria, dẫn tới những con số đáng báo động về thương vong, người tị nạn, người phải sơ tán”.
Video đang HOT
Biểu tình ủng hộ ông Assad ở thủ đô Damascus. Ảnh: AP
Trong khi đó, người phát ngôn bộ chỉ huy liên hợp của FSA, Đại tá Qassem Saad al-Deen, ngày 8-4 cho biết lực lượng nổi dậy Syria sẽ tuân thủ thời hạn chót ngừng bắn vào ngày 10-4, ngay cả khi chính phủ không rút quân khỏi các thành phố.
Ông al-Deen nói: “Chúng tôi sẽ ngừng bắn như đã cam kết với Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, nếu quân chính phủ khai hỏa, chúng tôi sẽ lại cầm vũ khí và chống lại họ”.
Còn Đại tá Riad al-Asaad, thủ lĩnh FSA, cùng ngày cho rằng kế hoạch hòa bình của ông Annan chắc chắn sẽ thất bại vì chính phủ Syria sẽ không thực hiện nó. Ông nói: “Damascus sẽ không thực thi kế hoạch này. Kế hoạch đó sẽ thất bại”.
Theo Người Lao Động
Syria: Quân chính phủ càn quét, phá hủy làng mạc
Các nhà hoạt động Syria hôm qua (28/3) cho hay cuộc tấn công của quân chính phủ vào thành trì của quân phiến loạn ở miền Bắc nước này đã để lại một quang cảnh hoang tàn, với những thi thể người đầy rẫy trên đường, nhà cửa bị cháy rụi còn các cửa hàng thì bị cướp bóc và tàn phá.
Quang cảnh giao tranh ác liệt ở thị trấn Saraqeb. Ảnh: AP
Các báo cáo cho hay 40 người đã thiệt mạng ở Saraqeb kể từ hôm chủ nhật trong khi lãnh đạo các nước Ả rập nhóm họp tại thủ đô Baghdad, Irắc vẫn bị chia rẽ chưa thể thống nhất được giải pháp tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kéo dài hơn một năm nay ở Syria. Tổng thống Bashar Assad đã tuyên bố chấp nhận kế hoạch 6 điểm của do ông Kofi Annan đề xuất trong đó có cả việc ngừng bắn. Có điều các quan chức đối lập thì không mấy lạc quan rằng ông Assad sẽ thực sự tuân thủ cam kết này.
Việc sụp đổ của thành trì Saraqeb, một thị trấn lớn nằm trên đường cao tốc nối thành phố miền Bắc Aleppo với thủ đô Syria, là căn cứ địa quan trọng trong hàng loạt các căn cứ địa của phe đối lập bị đánh bại sau đợt tấn công ác liệt với các loại vũ khí tăng cường của quân chính phủ Syria. Hầu hết các căn cứ địa trọng yếu và những khu vực xung quanh đều phải hứng chịu những cuộc tấn công bạo lực bùng nổ thể hiện quyết tâm dập tắt sự đối kháng của cuộc nổi dậy và khả năng dẹp bỏ cuộc cách mạng của quân đội chính phủ nước này.
Các nhà hoạt động cũng cho hay, những cuộc xung đột giữa các đơn vị quân đội chính phủ và phiến quân nổ ra ác liệt ở miền Trung, phía Đông và Nam đất nước.
Ít nhất 4 dân thường đã thiệt mạng, 4 binh sĩ và 5 binh sĩ đào tẩu đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ở thị trấn trung tâm Qalaat al-Madiq và các làng xung quanh do binh lính quân đội xiết chặt vòng vây.
Thị trấn thuộc tỉnh Harma này đã phải hứng chịu đạn và pháo từ nhiều ngày nay.
"Mọi người đang chạy sơ tán khỏi nơi cư trú, nhiều người còn chẳng biết chạy đi đâu", một nhà hoạt động có tên Ammar sinh sống tại khu vực này cho biết.
Quân đội đã chiếm đóng được Saraqeb rạng sáng hôm nay sau 4 ngày tấn công ác liệt bắt đầu từ chủ nhật. Sự hiện diện của binh lính phiến quân khá rõ rệt ở thị trấn này. Phiến quân đã sử dụng thị trấn làm căn cứ để nhắm vào các phái đoàn quân đội gần đó. Ở Saraqeb, cũng như các thị trấn và thành phố khác bị quân đội chính phủ bao vây, mức độ tàn phá, giết chóc và tan hoang đều nằm ngoài sức tưởng tượng.
Mạng lưới các Uỷ ban Hợp tác Địa phương (LCC) đã lên tiếng yêu cầu các tổ chức nhân đạo quốc tế nhanh chóng đến thị trấn này vì có quá nhiều tử thi không thể nhận dạng và người bị thương la liệt trong thị trấn.
"Quân đội chính quyền đã đuổi một số lượng lớn người thân gia đình của những ra hoạt động địa phương khỏi nhà và đốt cháy cũng như nã pháo gần 300 ngôi nhà. Họ cũng cướp bóc và đập phá hầu hết tất cả các hàng quán trong thị trấn", LCC công bố thông tin qua một bản thông cáo.
Cơ quan quan sát Nhân quyền có trụ sở tại Anh đã khẳng định những báo cáo trên và nói rằng hầu hết dân cư của thị trấn đã bỏ chạy cùng phiến quân. Cơ quan này cho hay, hơn 40 người đã bị thiệt mạng trong các cuộc giao tranh những ngày vừa qua.
Nhà hoạt động Fadi al-Yassin ở tỉnh phía Bắc Idlib cho hay quân đội hiện giờ đã hoàn toàn nắm giữ Saraqeb cắt cử các tay súng bắn tỉa trên trần nhà, tiến hành các cuộc truy lùng, tìm kiếm sử dụng xe của dân thường để đánh lạc hướng cư dân ở đây.
Ông nói, các binh sĩ đào tẩu thuộc tổ chức Quân đội Syria Tự do đã cố gắng chống cự trong ngày đầu tiên nhưng sau đó đã phải rút lui vì lo sợ thị trấn sẽ tiếp tục bị tàn phá.
"Họ bỏ chạy vì chắc chắn họ sẽ không thể địch lại được lực lượng quân đội hùng mạnh của chính phủ", ông này nói.
Ông đưa ra con số những người thiệt mạng là 50 kể từ Chủ nhật. Hầu hết trong số đó là dân thường và cả những binh lính phiến quân.
"Tình hình rất căm thẳng vì quân đội hoàn toàn giữ quyền kiểm soát trong thành phố nên rất khó khăn cho chúng tôi có thể đến nơi để kiểm tra những gì đang điễn ra", al-Yassin nói.
Ở những nơi khác, 3 binh sĩ quân đội đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với quân phiến loạn ở khu vực trung tâm của Homs. Các nhà hoạt động kể rằng giao tranh nổ ra khi quân đội chính phủ cố tiến vào thị trấn Rastan, hiện đang nằm trong tầm kiểm soát của quân đảo ngũ. Đụng độ cũng xảy ra ở tỉnh Deir el-Zour gần biên giới với Irắc.
Đợt tấn công tăng cường này vô tình lại trùng hợp với thời điểm các cơ quan ngoại giao quốc tế đang tìm cách chấm dứt cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 9000 người này.
Cả Mỹ và Anh, hai nước kêu gọi ông Assad nên từ chức đã nói ông này nên giữ lời, thống nhất từ lời nói đến hành động.
Thành viên của các phe đối lập đang cố gắng lật đổ ông Assad thì cho rằng những hứa hẹn của ông này chỉ là một phương kế để có thêm thời gian cho quân đội của ông có cơ hội tấn công dứt điểm, dẹp bỏ những phe bất đồng chính kiến.
Liên đoàn Ả rập đã nhóm họp ở thủ đô Baghdad, Irắc đề bàn bạc một giải pháp cho cuộc xung đột ở Irắc. Các bộ trưởng ngoại giao dự kiến sẽ yêu cầu những người đứng đầu đất nước lên tiếng tạo sức ép lên ông Assad. Hôm nay, lãnh đạo của 22 nước này sẽ nhóm họp để bàn bạc.
Tuy nhiên, người phát ngôn bộ Ngoại giao Syria, Jihad Makdessi đã tuyên bố, Damacus sẽ không xem xét bất cứ một sáng kiến nào do Liên đoàn đưa ra.
Liên đoàn đã tịch thu quyền thành viên của Syria từ năm ngoái. Đây là một phần trong một loạt các hình thức trừng phạt để tạo sức ép lên cuộc đàn áp của chính phủ nước này.
Các nước Ả rập hiện nay vẫn đang bị chia rẽ trong việc tìm ra mức độ can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Syria hiện nay. Các quốc gia vùng Vịnh như Ả rập Xêút và Qatar thì muốn cung cấp vũ khí cho phe đối lập và thậm chí tạo ra một khu vực an toàn trong chính đất Syria để quân đối lập có thể sử dụng làm căn cứ địa chủ lực.
Irắc, chủ nhà của diễn đàn này thì thận trọng hơn. Chính phủ nắm quyền ở nước này thuộc dòng Hồi giáo Shiite gần gũi với Iran và sợ sẽ gây tổn thương đến mối quan hệ này vì ông Assad lại là đồng minh thân cận nhất của Iran trong khu vực.
Theo Infonet
Chấp nhận ngừng bắn, Syria tiếp tục dồn phiến quân Syria đã đồng ý ngừng bắn và chấp nhận kế hoạch hoà bình do ông Kofi Annan, đặc phái viên của Liên hợp quốc và Liên đoàn Ả rập đưa ra mặc dù binh lính nước này vẫn kéo đến biên giới giáp Li Băng để dồn nhóm quân phiến loạn chạy đến khu vực này. Ông Kofi Annan tuyên bố Syria đã...