Syria: Khả năng dẫn đến bùng nổ chiến tranh giống Libya
Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến gần tới một cuộc can thiệp quân sự ở Syria, để tạo ra vùng đệm an toàn cho hoạt động của lực lượng nổi dậy chống Chính phủ Syria.
Quân đội Syria chuẩn bị cho cuộc ngăn chặn vũ trang đối với lực lương nổi dậy
Cho đến nay Ankara là nơi cư trú cho khoảng 20000 người tị nạn thoát khỏi cuộc đàn áp bạo lực của lực lượng an ninh do Tổng thống Syrian Bashar Assad ra lệnh.
Tuy nhiên trong những ngày gần đây các quan chức Israel cho biết theo như đánh giá mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dự kiến lập vùng đệm an toàn tại biên giới với Syria cho phép các tổ chức vũ trang chống lại chế độ Syria nhận được sự bảo vệ bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan gần đây có những lập trường cứng rắn đối với thế lực cầm quyền Assad và khả năng là nước đầu tiên đề nghị can thiệp vào Syria.
Các cuộc biểu tình đã được tiến hành trên khắp Syria nhằm chống lại chế độ Assad, nhưng trong những tuần gần đây, tâm điểm là sự nổi dậy của các nhóm vũ trang trong 3 thành phố Ldlib, Homs, Hama ở phía Bắc gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin khác nhau cho biết, có một khu vực trong thành phố Ldlib nơi quân đội Syria bị mất quyền kiểm soát và có tiềm năng trở thành một khu vực độc lập do quân nổi dậy kiểm soát giống như thành phố Benghazi của Lybia. Dựa trên những tình hình đang diễn ra tại Syria, các chuyên gia chính trị nhận định rằng rất có thể kịch bản chiến tranh Lybia sẽ lặp lại ở Syria.
Ngày 23/11, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện bắn thử tên lửa ESSM từ bệ phóng MK-41 VSL trên một tàu khu trục ở vùng biển giáp với Syria, đây chính là minh chứng rõ ràng cho thấy khả năng xảy ra một cuộc tấn công vào vùng đất Syria.
Theo Giáo Dục VN
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ giục Tổng thống Syria từ chức
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 22-11 lên truyền hình nước này thúc giục Tổng thống Syria Bashar Assad từ chức.
Người biểu tình chống Tổng thống Assad giơ biểu ngữ "Nói với kẻ sát nhân rằng hắn sẽ có số phận giống những người hắn giết". Ảnh: Reuters.
Dùng những từ mạnh mẽ chưa từng có khi ông phát biểu trên truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Erdogan nhắc nhở ông Assad nghĩ về kết thúc bi thảm của Đại tá Moammar Gadhafi và những nhà lãnh đạo độc tài khác, trong đó có Adolf Hitler.
Ông Erdogan nói: "Vì lợi ích của nhân dân nước mình và của cả khu vực, ông (Tổng thống Assad) hãy từ chức. Nếu ông muốn thấy những người đấu tranh đến giọt máu cuối cùng chống lại nhân dân mình, hãy nhìn gương các nhà lãnh đạo như Hitler ở Đức, Musolini ở Ý, Nicolae Ceausescu ở Romania.
Và nếu ông không rút được bài học nào từ những nhà lãnh đạo nói trên thì hãy nhìn vào nhà lãnh đạo Libya vừa bị giết cách đây có 32 ngày thôi".
Tình hình Syria hôm 22-11 trở nên căng thẳng hơn sau khi có tin các lực lượng an ninh Syria làm chết 4 trẻ em tuổi từ 10 đến 15 do loạt đạn vu vơ từ một trạm kiểm soát quân sự ở thị trấn Houla thuộc tỉnh Homs.
Phe đối lập nói rằng, quân đội Syria được sự hộ tống của xe tăng và xe bọc thép đã tấn công khu vực Houla và bao vây quận Bayada thuộc tỉnh Homs - nơi có phong trào chống đối mạnh nhất đối với chế độ của Tổng thống Assad.
Syria đang hạn chế báo chí trong nước và cấm hầu hết phóng viên nước ngoài vào Syria đưa tin nên việc khẳng định các thông tin về sự đàn áp của chính quyền rất khó khăn.
Thổ Nhĩ Kỳ là láng giềng của Syria, từng có mối quan hệ đối tác thân thiết về chính trị và kinh tế. Nhưng thời gian gần đây, Thủ tướng Erdogan ngày càng chỉ trích mạnh mẽ chế độ của Tổng thống Assad. Ông Erdogan tuần trước nói rằng, thế giới phải nghe những tiếng kêu khẩn cấp từ Syria và phải làm điều gì đó để chấm dứt đổ máu.
Thổ Nhĩ Kỳ cho phép người Syria sang sống tại các trại tị nạn gần biên giới, cũng như đón nhận quân nhân Syria đào ngũ sang Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng nước này làm nơi để các lực lượng đối lập Syria gặp gỡ, tập hợp lực lượng và họp bàn biện pháp chống chế độ của Tổng thống Assad.
Liên Hợp Quốc ra nghị quyết về Syria?
Anh, Pháp và Đức yêu cầu Liên Hợp Quốc (LHQ) ra nghị quyết lên án bạo lực chống người biểu tình kéo dài 8 tháng qua ở Syria.
Việc bỏ phiếu thông qua nghị quyết không mang tính pháp lý tại ủy ban nhân quyền của Đại Hội đồng LHQ diễn ra lúc rạng sáng 23-11 (giờ Việt Nam). Ba nước châu Âu hy vọng đây sẽ là bước đi đầu tiên đưa vấn đề Syria trở lại Hội đồng Bảo an LHQ.
Trước đó, nỗ lực thông qua một nghị quyết tương tự ở Hội đồng Bảo an bị Nga và Trung Quốc phủ quyết. Nghị quyết mới không đề cập việc trừng phạt mà chỉ kêu gọi chính phủ Syria chấm dứt vi phạm nhân quyền, lên án việc lạm dụng có hệ thống, và đề nghị Syria thực hiện kế hoạch hòa bình của Liên đoàn Ảrập.
Ngày 22-11, Đại sứ Syria tại LHQ Bashar Ja'afari chỉ trích dự thảo nghị quyết, nói rằng đó là tuyên bố chiến tranh nhằm vào Syria.
Theo Tiền phong
Syria sắp chìm trong nội chiến? Bất chấp việc quân đội Chính phủ Assad đang nỗ lực kiểm soát các cuộc biểu tình của người dân Syria, nhiều nhà quan sát vẫn cho rằng quốc gia này đang tiến sát đến bờ vực nội chiến và sự can thiệp của nước ngoài. Dựa trên nguồn tin từ nội bộ Syria, BBC cho biết hiện, quân đôi Chinh phu Syria...