Syria: Hiến pháp là vấn đề chủ quyền, không có sự can thiệp từ bên ngoài
Ngày 24/10, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem khẳng định, việc soạn thảo hiến pháp của nước này là “một vấn đề mang tính chủ quyền”.
Phát biểu trong cuộc gặp với Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura, Ngoại trưởng Moualem nhấn mạnh: “Hiến pháp và tất cả những gì liên quan là một vấn đề hoàn toàn mang tính chủ quyền và sẽ do người dân Syria quyết định mà không có bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài”.
Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Nguồn: AP)
Trong cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về ủy ban soạn thảo hiến pháp Syria cũng như một giải pháp chính trị cho quốc gia Trung Đông này.
Ủy ban hiến pháp dự kiến sẽ bao gồm 150 thành viên, chia đều thành 3 nhóm – trong đó một nhóm do chính phủ lựa chọn, nhóm thứ hai và thứ ba sẽ lần lượt do phe đối lập và ông Mistura lựa chọn.
Trong những phát biểu gần đây trước chuyến thăm Damascus, ông de Mistura cho biết, đề xuất này vẫn còn bị phản đối, chủ yếu từ chính phủ Syria về danh sách nhóm thứ ba mà Liên hợp quốc được giao nhiệm vụ lựa chọn, trong đó có các đại diện xã hội dân sự, lãnh đạo tôn giáo và bộ lạc, chuyên gia và phụ nữ trong ủy ban này.
Video đang HOT
Reuters, Sputniknews, THX
Theo baoquocte
Syria lớn tiếng thách thức Mỹ, tuyên bố tấn công Idlib bằng mọi giá
Ngoại trưởng Syria cho rằng bất cứ điều gì mà Mỹ làm cũng sẽ không ảnh hưởng tới quyết tâm của người dân Syria và kế hoạch của quân đội Syria nhằm giải phóng Idlib.
Theo Sputnik, sau việc giải phóng vùng Daraa ở phía Nam, Idlib hiện là khu vực cuối cùng ở Syria còn thuộc kiểm soát của khủng bố.
"Bất cứ điều gì mà Mỹ làm cũng sẽ không ảnh hưởng tới quyết tâm của người dân Syria và kế hoạch của quân đội Syria nhằm giải phóng Idlib và đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa khủng bố tại Syria", Ngoại trưởng Syria Walid Muallem chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.
Syria quyết tâm cao độ nhằm giải phóng Idlib
Theo nhà ngoại giao Syria, những cáo buộc từ Washington về các cuộc tấn công hoá học đã trở thành câu hỏi lớn của cộng đồng quốc tế và đây là một cái cớ cho một cuộc tấn công vào Syria.
"Chúng tôi, người dân và các nhà lãnh đạo Syria, muốn kết thúc cuộc xung đột ngày hôm nay, nhưng sự can thiệp của các nước phương Tây mà dẫn đầu là Mỹ, đã khiến mọi chuyện trở nên khó khăn", ông Muallem cho hay.
Ông Muallem cũng nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Mỹ tại Syria là bất hợp pháp và Washington vẫn chưa có ý định thay đổi điều này. "Rõ ràng, mục tiêu chính của Washington là kéo dài cuộc chiến Syria để giành lợi thế cho Israel", ông khẳng định.
Hôm 22/8, cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cảnh báo, Washington và các đối tác sẽ đáp trả nếu vũ khí hóa học được sử dụng ở Idlib hay bất kỳ nơi nào ở Syria.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert khẳng định rằng Mỹ "sẽ đáp trả bất cứ việc sử dụng vũ khí hóa học ở Idlib hay nơi nào khác ở Syria... theo một cách thích đáng".
Bình luận về vấn đề này, bộ Quốc phòng Nga chỉ trích Mỹ và đồng minh đang cố gắng sử dụng một cuộc tấn công hoá học được dàn dựng bởi chính các tay súng đối lập tại Idlib như một lý do để tiến hành tấn công nhằm vào quân đội Chính phủ Syria.
Hồi tháng 8, giới chức Nga cảnh báo về việc khủng bố có âm mưu tiến hành cuộc tấn công hóa học nhằm khiêu khích để các nước phương Tây tấn công Chính phủ Syria.
Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov, một nhóm phiến quân đang lập mưu dàn dựng vụ giải cứu nạn nhân bị tấn công hoá học tại tỉnh Idlib.
Sau đó, truyền thông rầm rộ đưa tin xảy ra vụ tấn công hóa học ở thành phố Douma, Syria. Và vào tháng 4, các nước phương Tây ngay lập tức tố cáo Chính phủ Syria đứng sau vụ tấn công.
Sau những cáo buộc này, Mỹ, Anh và Pháp đã phóng hơn 100 quả tên lửa vào nhiều mục tiêu ở Syria nhằm đáp trả cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở đất nước này.
Idlib hiện là khu vực cuối cùng ở Syria còn thuộc kiểm soát của khủng bố.
Damascus phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định nhóm khủng bố al-Islam đã dàn dựng cuộc tấn công hóa học này nhằm kích động sự can thiệp của các nước ngoài vào Syria.
Trận chiến cuối cùng ở Idlib, Syria không đơn giản là cuộc chiến giữa quân Chính phủ và chiến binh nổi dậy mà là sự "so găng" giữa Nga cùng Iran, các quốc gia ủng hộ Tổng thống Assad với Mỹ và đồng minh Anh, Pháp.
Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Mỹ nhưng đang ngả về phía Nga bày tỏ sự quan ngại về cuộc khủng hoảng nhân đạo trong trận chiến cuối cùng này. Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng Idlib có thể là giai đoạn tiếp theo đẫm máu của cuộc chiến tranh tại Syria. Mọi nỗ lực ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giúp quân Chính phủ Syria và các lực lượng nổi dậy ở Idlib đạt được thỏa thuận dường như đã hết hi vọng và tất cả đều dự báo, trận chiến cuối cùng này là không thể tránh khỏi với hậu quả thảm khốc được báo trước.
Theo nguoiduatin
Viết lại Hiến pháp Syria, tương lai nào cho ông Assad? Các nhóm đối lập Syria được nước ngoài hậu thuẫn đề nghị viết lại Hiến pháp Syria trung lập, tuyên bố chung không nhắc đến tương lai Tổng thống Assad. Ngày 30/1, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria, ông Steffan de Mistura cho biết, các đại biểu tham dự hội nghị 2 ngày ở Sochi đồng ý thành lập ủy ban...