Syria: HĐBA bế tắc, phe đối lập ra tối hậu thư
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) hôm 30-5 đã họp kín về tình hình Syria, song không đi đến quyết định cụ thể nào.
Ông Kofi Annan, đặc phái viên quốc tế về Syria, cho rằng cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 1 năm ở Syria có thể trở thành một cuộc “nội chiến toàn diện” nếu chính quyền và phe đối lập vũ trang không đàm phán chính trị cụ thể.
Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh vừa xảy ra vụ thảm sát tại thị trấn Houla khiến hơn 100 dân thường thiệt mạng hôm 25-5. Đến hôm 30-5, các quan sát viên LHQ xác nhận phát hiện thêm 13 người bị sát hại gần thành phố Deir el-Zour.
Một phụ nữ Syria gào khóc khi con trai trúng đạn tại thị trấn Wadi Khaled (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Sau buổi họp, ông Jean-Marie Guehenno, Phó Đặc phái viên quốc tế về Syria, khẳng định các bên tại Syria cần tiến hành đàm phán chính trị song song với việc thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm theo đề xuất của ông Annan mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực hiện nay và vãn hồi hòa bình thực sự tại Syria. Ông cũng cảnh báo về khả năng các nhóm vũ trang và khủng bố bên ngoài sẽ lợi tình hình trạng bất ổn hiện nay tại Syria.
Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Susan Rice, lại cảnh báo nếu kế hoạch hòa bình của ông Annan thất bại thì tình trạng bạo lực tại Syria sẽ leo thang và lan ra toàn khu vực. Chính vì thế, nếu HĐBA không kịp thời gia tăng sức ép lên Syria, Mỹ và đồng minh có thể cân nhắc “hành động” bên ngoài LHQ.
Ngược lại, Đại sứ Nga tại LHQ, ông Vitaly Churkin, đã lên tiếng phản đối việc gia tăng áp lực lên Damascus thông qua các biện pháp trừng phạt của LHQ. Ông Churkin cũng cho rằng việc nhiều quốc gia trục xuất các nhà ngoại giao Syria có thể bị hiểu nhầm là một điềm báo trước cho hành động can thiệp quân sự tại Syria.
Trong khi đó, phiến quân Quân đội Syria Tự do (FSA) đã đưa ra với Tổng thống Bashar al-Assad thời hạn 48 giờ để xem xét kế hoạch ngừng bắn của LHQ.
Đại tá Qassim Saadeddine của FSA cho biết nếu không có phản hồi nào trước trưa ngày 1-6, FSA sẽ xem như “không còn bị ràng buộc bởi kế hoạch hòa bình, vốn kêu gọi các lực lượng chính phủ rút về doanh trại”. Trong một đoạn video đăng tải trên mạng, ông Saadeddine phát biểu: “Chính phủ phải thực thi lệnh ngừng bắn ngay lập tức; rút quân, xe tăng và pháo binh khỏi các thành phố và làng mạc Syria”.
Theo NLD
Syria: Quân đội chính phủ "tấn công" Hama
Ít nhất 30 người thiệt mạng khi xe tăng của quân đội chính phủ Syria tấn công thành phố Hama hôm 27-5.
Các nguồn tin đối lập cho biết chiến dịch của quân đội chính phủ bắt đầu tại các khu vực phía Bắc Hama vào buổi sáng sau một loạt vụ tấn công của lực lượng nổi dậy. Đến tối, quân đội chuyển sang bắn phá quận al-Malaab ở phía Nam thành phố.
Những người bị thương tại Hama hôm 27-5. Ảnh: Reuters
Thông tin trên chưa thể được kiểm chứng độc lập. Nó xuất hiện chưa đầy 48 giờ sau vụ thảm sát 108 người, trong đó có 32 trẻ em, ở thị trấn Houla thuộc tỉnh Homs, dẫn đến sự lên án của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 27-5.
Các nước phương Tây và Ả Rập phản đối Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã quy trách nhiệm cho quân đội chính phủ nước này. Tuy nhiên Damascus bác bỏ hoàn toàn. Trong khi đó, Nga cho rằng những tình huống xung quanh vụ thảm sát ở Houla vẫn chưa rõ ràng, đồng thời bác bỏ nhận định Damascus gây ra vụ việc.
Thi thể những nạn nhân của vụ thảm sát tại Houla. Ảnh: Reuters
Về phần mình, Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc Mark Lyall Grant tin rằng vụ thảm sát do đạn pháo và xe tăng của quân đội chính phủ gây ra. Phát biểu sau cuộc họp hôm 27-5, ông Grant cho rằng đã đến lúc Hội đồng Bảo an thảo luận "những bước đi kế tiếp", ý nói đến các biện pháp trừng phạt.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Willam Hague cho biết sẽ thúc giục Nga sử dụng ảnh hưởng để ép Syria thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Kofi Annan, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc - Liên đoàn Ả Rập về Syria. Dù vậy, ông Hague nói thêm London sẽ cân nhắc những biện pháp khác để ngăn bạo lực nếu kế hoạch trên thất bại.
Theo NLD
Tổng thống Syria đối mặt với áp lực phải từ chức Sau vụ thảm sát kinh hoàng tại Houla, nhiều nước phương Tây cho rằng, Tổng thống Bashar al-Assad nên từ bỏ quyền lực. Sau vụ thảm sát làm ít nhất 116 người thiệt mạng và khoảng 300 người bị thương vừa xảy ra tại thị trấn Houla ở miền Trung Syria, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang phải đối mặt với áp lực...